Khoảng cách điểm nhìn thay đổi trong quan niệm về tình yêu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Triết lí tình yêu trong Những kẻ tủi nhục của F. Dostoevsky (Trang 85 - 93)

CHƢƠNG 2 : NHÂN VẬT DƢỚI GÓC NHÌN THIỆN ÁC

3.3. Khoảng cách điểm nhìn thay đổi trong quan niệm về tình yêu

Điểm nhìn trong tác phẩm cũng là một vấn đề gắn liền với người kể chuyện.

Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa điểm nhìn trần thuật là: “Vị trí từ đó người

trần thuật nhìn ra và miêu tả sự vật trong tác phẩm. Không thể có nghệ thuật nếu không có điểm nhìn, bởi nó thể hiện sự chú ý, quan tâm và đặc điểm của chủ thể trong việc tạo ra cái nhìn nghệ thuật… Sự đổi thay của nghệ thuật bắt đầu từ đổi

thay điểm nhìn” [12, tr.113]. Tiếp theo, các tác giả phân loại: “Điểm nhìn nghệ thuật

có thể được phân chia thành điểm nhìn không gian và thời gian. Nhìn xa, gần, trên, dưới, lệch, thẳng,… là điểm nhìn không gian. Nhìn từ hiện tại, quá khứ hay tương

lai là điểm nhìn thời gian…” [12, tr. 113]. Như vậy, có thể thấy điểm nhìn cũng là

một yếu tố nghệ thuật quan trọng trong một tác phẩm tự sự. Ở đây, tìm hiểu tiểu

thuyết Những kẻ tủi nhục của Dostoevsky, chúng ta quan tâm tới khoảng cách điểm

nhìn - điểm nhìn thay đổi theo thời gian cho thấy sự thay đổi trong quan niệm, triết lí về tình yêu của nhà văn.

Đọc tác phẩm Những kẻ tủi nhục, ta thấy dường như có sự thay đổi trong quan niệm tình yêu theo khoảng cách điểm nhìn (cụ thể là theo thời gian). Điều này thể hiện rõ qua cái nhìn của nhân vật người kể chuyện (Vanhia) theo diễn biến thời gian câu chuyện và các sự kiện xảy ra trong tác phẩm.

Cái nhìn hồi cố trở đi trở lại trong tác phẩm. Việc nhận thức quá khứ từ góc nhìn hiện tại liên tục được đặt ra. Chính sự thay đổi này về thời gian đã khiến mọi sự kiện được nhìn nhận lại bằng một nhãn quan khác, mang tính phân tích đánh giá hơn là phản ánh thu nhận. Ngay từ mở đầu tiểu thuyết, người kể chuyện xưng tôi đã

tạo ra một khoảng cách điểm nhìn: “Tôi thường bất giác hồi tưởng lại cả cái năm

nặng nề ấy của đời mình. Và bây giờ tôi lại muốn ghi lại tất cả, và nếu không làm được việc ấy thì có thể tôi chết không nhắm được mắt. Những ấn tượng đã qua ấy vẫn thường khi giày vò tôi đến rầu rĩ. Dưới ngòi bút chúng hiện lên điềm tĩnh hơn, hợp lý hơn và bớt những cơn mê sảng, mộng mị đi. Tôi cảm thấy thế. Có một cái

sườn để viết cũng đáng giá lắm: nó sẽ giúp tôi bình tâm, tĩnh trí, nó sẽ đánh thức trong tôi những thói quen viết lách trước nay, nó hướng những hồi ức và những

mộng mơ bệnh hoạn của tôi vào công việc…” [7, tr. 36 - 37]. Ở đây, điểm nhìn là

điểm nhìn của quá khứ, nói đúng hơn là cái nhìn của hiện tại về quá khứ, về những thứ đã qua. Khoảng thời gian giữa thời điểm xảy ra sự kiện với hiện tại là tròn một năm. Do vậy, những điều được kể đã được kiểm chứng. Đồng thời, khi có một độ lùi thời gian, con người dường như đã chiêm nghiệm được nhiều điều sâu sắc hơn, suy nghĩ chín muồi hơn. Theo đó, những điều được kể ra, được đánh giá cũng trở nên có chiều sâu hơn. Đặc biệt, quãng thời gian nhớ lại là quãng thời gian đau khổ, bệnh tật lại càng ấn tượng hơn. Ở đây, nhân vật tôi nhớ lại giai đoạn một năm bệnh tật giày vò để bắt đầu câu chuyện. Điều này giống như một người vừa trải qua ranh giới sống - chết trở về bày tỏ những suy ngẫm, chiêm nghiệm. Có lẽ đây là một dụng ý nghệ thuật của tác giả, làm cho những lời người kể chuyện nói mang đậm chất suy tư, triết lí hơn.

Khoảng cách điểm nhìn có lúc thể hiện trong những lần người kể chuyện đột

nhiên nhớ lại một sự kiện nào đó, ví dụ như trường hợp nhớ về cô bé Nenli: “Con bé

tội nghiệp! Tôi không thể tiếp tục câu chuyện theo trình tự cũ. Đã nhiều thời gian trôi qua cho đến phút này, khi tôi ngồi ghi lại tất cả những chuyện đã qua, mà lòng tôi vẫn trĩu nặng một nỗi buồn da diết khi nhớ lại cái nhìn chăm chú và sắc nhọn từ cặp mắt đen của con bé mỗi khi chúng tôi còn lại bên nhau, và từ trên giường, con bé vẫn nhìn tôi, nhìn mãi như muốn giục tôi đoán xem con bé đang nghĩ gì, nhưng thấy tôi vẫn đoán không ra và nghi hoặc như cũ, nó liền lặng lẽ và như cười thầm với mình, thốt nhiên âu yếm chìa ra cho tôi bàn tay nóng bỏng với những ngón tay gầy còm, xương xẩu. Bây giờ thì mọi sự đã trôi qua, đã rõ ràng tất cả, nhưng cho đến lúc ấy tôi còn chưa biết hết những bí ẩn trong trái tim bé bỏng, bệnh hoạn, bị sỉ nhục và giày

vò đau đớn ấy”[7, tr. 510 - 511]. Cách kể giống như nhớ lại một lần nữa cho thấy sự

chiêm nghiệm, đúc kết. Qua thời gian, nhân vật tôi mới thực sự hiểu được con người cô bé Nenli đáng thương: Đau đớn, khổ sở đấy nhưng vẫn tiềm tàng, ẩn chứa một tình yêu thương mãnh liệt, da diết, một khát vọng yêu thương đến cháy bỏng. Qua

đây, ta thấm thía hơn, hiểu sâu sắc hơn về triết lí tình yêu của nhà văn. Đó là tình yêu thực sự sẽ không bao giờ vì đau đớn, sỉ nhục mà mất đi. Ngược lại, tất cả những điều ấy chỉ càng làm cho tình yêu mãnh liệt, mạnh mẽ hơn. Điều này đã được khẳng định qua thời gian. Khoảng cách điểm nhìn càng làm cho kết luận sâu lắng hơn, thuyết phục hơn. Ở đây, hình ảnh cô bé Nenli giống như một thiên sứ tình yêu dù rỉ máu đau đớn nhưng vẫn tỏa sáng lung linh một tình yêu bất diệt.

Vẫn nói tiếp về Nenli, khoảng cách điểm nhìn còn giúp người kể chuyện nhận ra thêm bao nhiêu điều. Sự nhận thức sau một năm ngẫm lại khiến Vanhia hiểu được thêm về tình cảm và tấm lòng của những con người sống xung quanh mình, những điều trước đó gần như chưa thể nào thấu đáo. Chính độ lùi về thời gian đã khiến Vanhia có được những suy nghĩ sâu sắc hơn về người khác: “Nó yêu Nhicôlai Xerghêits hơn tất cả mọi người, ngoài tôi ra. Cần nói rằng Nhicôlai Xerghêits cũng yêu nó chẳng khác gì Natasa. Ông có một bản tính đặc biêt là thích trêu chọc Nenli. Thường thường cứ đến gần nó là ông bắt đầu cười, thậm chí ông còn giở trò nghịch ngợm. Con bé đau ốm phá lên cười như một đứa bé, làm bộ õng ẹo với ông già, chế nhạo ông, kể cho ông nghe những giấc mơ của mình, và luôn luôn nghĩ ra những điều để bắt ông phải kể, và ông già rất vui, rất thích thú nhìn “cô con gái Nenli bé

bỏng” dần dà đến nỗi mỗi lần gặp nó ông càng thấy thích thú” [7, tr. 647 - 648]. Nếu

trước đó mối quan hệ giữa Nenli và ông già Nhicôlai Xerghêits thật tồi tệ với thái độ căm ghét, hoàn toàn không chấp nhận nhau thì đến đây dường như có sự thay đổi hoàn toàn ngược lại. Họ trở nên thân thiết, quấn quýt với một tình cảm lạ kỳ giống như là tình thân thực sự. Hai người đã dành tình cảm cho những người ruột thịt để đối với người kia: Nenli coi ông già giống như người ông của mình để tha thứ; còn ông già Nhicôlai Xerghêits coi cô bé Nenli bé bỏng cũng giống như Natasa yêu quý của ông để yêu thương, chiều chuộng. Sự thay đổi theo thời gian ở đây có lẽ cho thấy rõ nhất sự thay đổi trong quan niệm, triết lí về tình yêu của nhà văn. Đó là quan niệm về yêu thương là sự trở về, là tha thứ và bao dung. Sau tất cả mọi đau khổ, mọi hiểu nhầm, mọi thách thức, những tâm hồn yêu thương lại trở về bên nhau, tha thứ và bao dung cho nhau để tận hưởng hạnh phúc viên mãn thực sự. Đây là hạnh phúc của trở về, của yêu thương vô bờ bến mà không bất cứ điều gì có thể ngăn cản. Không chỉ có

vậy, theo khoảng cách thời gian còn có thêm nhiều thay đổi khác: Natasa và cha tha thứ cho nhau (trước đó là sự phủ nhận, chối bỏ nhau đến tàn nhẫn), Nenli tha thứ cho ông và cha của Natasa (trước đó là sự căm ghét), ông Nenli tha thứ cho người con (trước đó cũng là thái độ tàn nhẫn, quyết không nhìn nhận người con đẻ của mình)... Như vậy, theo diễn biến câu chuyện, dần dần ta càng nhận ra triết lí quan trọng nhất, đó là: Tình yêu, sự bao dung, tha thứ là quan trọng nhất. Chính điều này mới làm nên tình yêu thương thực sự.

Có lúc, khoảng cách thời gian được đặt vào lời của một nhân vật khác. Đây cũng là một cái nhìn lại để chiêm nghiệm, để nhận ra đâu mới thực sự là điều mình

cảm nhận và mong muốn. Đó là cái nhìn lại của nhân vật Natasa: “Em như chợt tỉnh

lại, - sau này cô kể với tôi, - em, một đứa mất trí, tàn tệ đã lỡ xua đuổi anh, người bạn của em, người anh của em, vị cứu tinh của em! Và khi chợt thấy anh khốn khổ và tội nghiệp, bị em sỉ nhục mà vẫn ngồi trên cầu thang nhà em, vẫn không bỏ đi, mà vẫn chờ đến lúc em gọi anh, - trời ơi! Anh Vanhia, giá như anh biết điều xảy ra

với em lúc ấy! Dường như một cái gì đó vừa đâm vào trái tim em…” [7, tr. 585]

hay: “Sau này Natasa kể cho tôi nghe rằng, thoạt đầu cô cũng không ngạc nhiên về

sự xuất hiện của lão công tước. Đầu óc em còn lộn xộn. - Cô bảo thế” [7, tr. 586].

Natasa là một nhân vật chính, có thể coi là nhân vật trung tâm xuyên suốt toàn bộ tác phẩm. Ở đây, nhân vật Natasa có sự ngoái nhìn lại về hai nhân vật gắn liền với hai sự kiện khá quan trọng. Đầu tiên là nhân vật Vanhia với sự kiện cô đuổi anh đi trong khi anh vẫn hết lòng yêu thương và lo lắng cho cô. Với khoảng cách thời gian, bây giờ nhìn lại, cô đã nhận ra tấm chân tình của Vanhia cũng như tình cảm thực sự của mình, giống như lời cô nói là đã “chợt tỉnh lại”. Natasa giống như vừa bước ra từ một giấc mơ để trở về với thực tại, trở về với tình cảm và cảm xúc ban đầu của mình. Cô nhận ra người yêu thương và quan trọng nhất đối với mình chính là Vanhia. Khoảng cách thời gian và điểm nhìn đã giúp cô nhận ra tình yêu đích thực. Với khoảng cách này, ta càng thấy tình yêu nhận ra chân thành và thấm thía hơn. Qua đây, một lần nữa ta thấy triết lí về tình yêu vượt qua thử thách, vượt qua thời gian có thể đơm hoa kết trái và trở về bên nhau hạnh phúc. Đó vừa là triết lí, vừa là mong muốn thiết tha của nhà văn.

Cái nhìn lại thứ hai của Natasa là về lão công tước Vancôpxki trong lần gặp mặt thứ hai và cũng là lần cuối cùng. Cái nhìn lại cho Natasa có tâm thế bình tĩnh lại để nhận định rõ ràng hơn về bản chất của lão công tước. Đồng thời, qua một thời gian, những đánh giá về con người lão công tước của Natasa cũng trở nên thuyết phục, chắc chắn hơn. Nó khẳng định đấu tranh với cái ác là không bao giờ dừng lại.

Như vậy, khoảng cách điểm nhìn theo thời gian trong tác phẩm đã cho ta thấy sự thay đổi trong quan niệm về tình yêu. Đó là sự thay đổi hướng đến đích cuối cùng là sự đoàn tụ, trở về, là bao dung và tha thứ cho nhau để cùng sống trong hạnh phúc, yêu thương. Điều này có gì đó giống với chủ nghĩa lãng mạn không tưởng, cho thấy cái nhìn không hiện thực của nhà văn. Thế nhưng, phía sau cái nhìn không tưởng ấy, ta không thể không nhận ra một trái tim giàu yêu thương và khát khao yêu thương, khát khao hạnh phúc đến cháy bỏng.

Tiểu kết

Trong chương 3, thông qua tìm hiểu hình tượng người kể chuyện xưng “tôi”, chúng ta phần nào thấy rõ hơn triết lí về tình yêu và hạnh phúc của Dostoevsky.

Số phận người kể chuyện xưng “tôi” trong tiểu thuyết có những điểm khá tương đồng với tiểu sử thời trẻ của Dostoevsky. Với nhà văn, yêu thương và tính thiện tồn tại ở những con người dưới đáy của xã hội. Ngược lại, những kẻ quý tộc đã tha hóa bởi đồng tiền, bởi những ích kỉ cá nhân chỉ là những tâm hồn đen tối, không có một chút ánh sáng của tình yêu.

Trong tác phẩm Những kẻ tủi nhục, quan điểm sáng tác và lí tưởng văn chương cũng được bộc lộ một cách chân thành sáng rõ thông qua hình tượng người kể chuyện. Đó là những quan điểm tiến bộ, là lí tưởng lớn lao về một sự nghiệp văn chương thực sự tạo được tiếng vang và ý nghĩa cho cuộc đời.

Sau cùng, thông qua khoảng cách điểm nhìn của người kể chuyện xưng “tôi”, thủ pháp độ lùi về thời gian liên tục được sử dụng trong kĩ thuật trần thuật đã giúp Dostoevsky có được những thành công nhất định trong việc miêu tả, phân tích và đánh giá sự kiện, đồng thời, khiến nhà văn có khả năng đi sâu hơn nữa vào tâm lí nhân vật.

KẾT LUẬN

Dostoevsky là một trong những nhà văn nổi tiếng của Nga thế kỉ XIX nói riêng và của văn học toàn thế giới nói chung. Và Những kẻ tủi nhục là tác phẩm thời kì đầu nhưng đã sớm khẳng định được văn phong cũng như tư tưởng của nhà văn. Thông qua việc tìm hiểu triết lí tình yêu trong tác phẩm, chúng ta phần nào thấy được những nền tảng triết - mĩ làm nên tên tuổi của một Dostoevsky sau này.

Triết lí tình yêu trong Những kẻ tủi nhục được luận văn khai thác ở các khía cạnh nổi bật tương ứng với ba chương đó là: kết cấu tác phẩm đa tuyến, nhân vật dưới góc nhìn thiện – ác và nhân vật người kể chuyện xưng tôi. Từ những phân tích cụ thể ở mỗi chương, luận văn đã đưa ra được một số kết luận như sau:

Thứ nhất, tiểu thuyết Những kẻ tủi nhục là một bức tranh khá đa dạng, phong

phú về tình yêu với nhiều biểu hiện sinh động. Đó có thể là sự khoan thứ của Natasa đối với Aliôsa; là quá trình thử thách tình yêu của Natasa và Vanhia; là sự táo bạo, chân thành, trả ơn của Nenli đối với Vanhia; là sự ban phát của Cachia dành cho Aliôsa… Xét một cách khái quát, triết lí về tình yêu trong Những kẻ tủi nhục có thể kết luận là triết lí về tình yêu kiểu Cơ đốc giáo - một tình yêu khởi thủy đậm chất ngây thơ, nhân bản, không một chút vụ lợi. Trong tình yêu ấy chỉ có ban phát tình yêu thương, sẵn sàng bao dung, tha thứ và chở che cho bất kì ai nhận ra sai lầm và hối cải. Tình yêu Cơ đốc giáo rộng lớn luôn dang rộng vòng tay cho tất cả mọi người. Ẩn sâu xa phía sau đó là một triết lí khác, triết lí về cái đẹp, cái thiện có thể cứu rỗi tội lỗi, tâm hồn cho con người.

Trong Những kẻ tủi nhục, Dostoevsky còn thể hiện lòng thương cảm đối với

những thân phận bị hạ nhục và bị lăng mạ. Song trong thế giới của chính những con người ấy, ta luôn thấy tình yêu hiện hữu với các biểu hiện khác nhau. Đó không đơn thuần là tình yêu nam nữ, mà hơn thế, là tình yêu của con người với con người – những tâm hồn luôn ngập tràn tình yêu thương và sự bao dung. Bởi vậy, nhà văn luôn hướng đến khẳng định một điều trăn trở là chỉ có tha thứ, bao dung mới là giải pháp cuối cùng cho tình yêu, như thế con người mới có được hạnh phúc. Trong tác phẩm, tất cả các nhân vật cho dù có chịu bao đau khổ (Nenli, Natasa, mẹ của Nenli,

mẹ của Natasa) hay đã từng mang trong lòng nỗi oán hận (ông già Xmít và ông già Ikhmênhep) thì cuối cùng cũng đều lấy sự bao dung, tha thứ, yêu thương để đáp lại yêu thương, từ đó đạt được hạnh phúc và sự viên mãn trong tâm hồn. Điều nhà văn Dostoevsky gửi gắm ở đây mới thật đáng quý. Đó là sự gửi gắm tình thương, lòng bao dung – những điều có thể thanh lọc tâm hồn mỗi người, làm cho tình người thắm thiết, bền chặt hơn.

Trong tác phẩm Những kẻ tủi nhục, số phận người kể chuyện xưng “tôi” có

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Triết lí tình yêu trong Những kẻ tủi nhục của F. Dostoevsky (Trang 85 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)