Kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận động nguồn lực cộng đồng nhằm hỗ trợ đào tạo kỹ năng sử dụng máy tính cho người khiếm thị (nghiên cứu can thiệp trường hợp thôn đông trung, xã đông xá (Trang 63 - 73)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3. Kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm

Kết quả đạt được với thân chủ

Học viên có thể tiếp xúc và trò chuyển trực tiếp đối với thân chủ, tìm hiểu các thông tin liên quan đến thân chủ, nhìn nhận được vấn đề và tâm tư, tâm lý, tình cảm của thân chủ, để trước hết giúp thân chủ giải tỏa áp lực trong cuộc sống, và sau đó là cùng thân chủ tìm cách giải quyết vấn đề của mình

Nhận diện, xác định được nan đề, và nhu cầu của thân chủ. Cùng thân chủ đưa ra hướng can thiệp, giải quyết phù hợp nhất với tình hình hiện tại của thân chủ trước những nan đề cấp bách nhất của họ

Kết quả đạt được với học viên

Học viên có thể vận dụng và so sánh những kiến thức công tác xã hội đã được học vào thực tế, có điều kiện thực hành các phương pháp và kỹ năng vào can thiệp những trường hợp cụ thể

Học viên biết cách tiếp cận đối tượng, biết tìm hiểu đối tượng, học cách chấp nhận dối tượng, và cùng đối tượng tìm kiếm giải pháp trợ giúp cuộc sống hiện tại của họ

Học viên biết cách áp dụng lý thuyết để hiểu về các vấn đề trong hành vi con người, tìm ra nguyên nhân, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục, giải quyết phù hợp.

Học viên biêt cách vận dụng các phương pháp đặc trưng của công tác xã hội, đó là công tác xã hội cá nhân, để phát hiện và tìm hiểu tâm lý cá nhân, tâm lý nhóm, có cách nhìn tổng quát khi làm việc thực tế.

Học viên biết cách xây dựng và thực hiện một báo cáo khoa học sau khi thực tập, biết cách tìm kiếm tư liệu học tập và nghiên cứu khoa học.

Học viên học hỏi và hoàn thiện các kỹ năng cơ bản trong quá trình thực tập như giao tiếp, quan sát, thấu cảm, đặt câu hỏi…

Học viên biết cách rút kinh nghiệm và rút ra bài học cho bản thân về quá trình thực tập, đồng thời, tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để phát triển tốt hơn khía cạnh nghề nghiệp bản thân.

Học viên biết cách ứng dụng các phương pháp nghiên cứu và điều tra xã hội học để thu thập thông tin, giải quyết các vấn đề liên quan đển thân chủ và cơ sở thực tập.

Học viên được chứng kiến những cảnh ngộ, những cuộc đời để tăng thêm sự thấu cảm, chia sẻ của bản thân đối với cuộc sống của những người yếu thế trong xã hội

Tiểu kết chương 2

Nội dung chương 2, đã chỉ ra được thực trạng quá trình nâng cao tự tin, hòa nhập cộng đồng, sẵn sàng tiếp cận vấn đề mới đó là học tập nâng cao trình độ cho người khiếm thị nói chung và trong Hội người mù Vân Đồn nói riêng. Qua quá trình thực hiện đề tài, nhận ra rằng: Điều cần thiết trong công tác xã hội tham vấn tâm lý, nâng cao tự tin, xóa bỏ mặc cảm để thân chủ tự tin hòa nhập cộng đồng, thực hiện ước mơ, hoài bão của mình. Một điều cá nhân tác giả luận văn thiết nghĩ nữa là sự cần thiết của nhân viên công tác xã hội trong các Hội người mù ở Việt Nam. Đồng thời cho chúng ta thấy được qui trình từ bắt đầu tới khi kết thúc, lượng hóa vấn đề đối với việc vận động nguồn lực xã hội để hỗ trợ đào tạo kỹ năng sử dụng máy vi tính cho người khiếm thị trên địa bàn thôn Đông Trung, xã Đông Xá, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Trong xã hội hiện nay, có rất nhiều người khiếm thị đã vượt lên chính số phận để tự quyết định cuộc sống của bản thân cũng như có nhiều đóng góp tích cực cho xã hội. Đó thực sự là tấm gương để người khác noi theo và khiến xã hội cần có những thay đổi về thái độ ứng xử đối với người khiếm thị. Với sự hỗ trợ của Nhà nước, xã hội, gia đình, người khuyết tật nói chung và người khiếm thị nói riêng đã từng bước hoà nhập cộng đồng. Trong đó nhiều người trở thành người thành đạt, có vị trí trong xã hội, làm chủ doanh nghiệp không những tạo thu nhập nuôi sống bản thân mà còn tạo việc làm cho nhiều người cùng hoàn cảnh, thậm chí cả những ào làm việc. Mặc dù về mặt nhận thức của xã hội đối với người khiếm thị nhưng có chỗ, có lúc cộng đồng vẫn nhìn nhận về người khiếm thị chưa thực sự phù hợp. Nhiều người vẫn còn bị kỳ thị, phân biệt và còn quan niệm người khiếm thị không làm được việc gì đến nơi đến chốn mà chỉ dựa vào sự chăm lo của gia đình, Nhà nước và xã hội. Đây là rào cản khiến họ gặp khó khăn trong cuộc sống.

Gia đình là chỗ dựa an toàn, quan trọng và có ý nghĩa sâu sắc đến người khiếm thị cả về vật chất và tinh thần. Hội người mù là nơi mà ở môi trường đó các hội viên gắn bó trong sinh hoạt, học tập và làm việc, do vậy cần có sự quan tâm một cách đúng mức để các hội viên có niềm tin, nâng cao tự tin và xóa bỏ sự tự ti trong bản thân mỗi hội viên.

Hội người mù huyện Vân Đồn cũng đã áp dụng nghiêm các chính sách của Trung ương, Tỉnh và Huyện, cùng các chương trình hỗ trợ do cấp có thẩm quyền phát động theo định hướng chung, các khóa học nghề, các buổi giao lưu nhằm tạo điều kiện cho các hội viên trong Hội có cuộc sống tốt hơn, ý nghĩa hơn và có cơ hội thể hiện mình cũng như hòa nhập cộng đồng.

Việc thực hiện hòa nhập cộng đồng cho các hội viên tại Hội người mù Vân Đồn ngoài những điều đã đạt được cũng không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định, do đó để Hội phát huy hết khả năng của mình cần chú trọng hơn

nữa đến việc quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của các hội viên, nâng cao đời sống tinh thần cho các hội viên.

Hội cần mở rộng liên kết với các công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp, đặc biệt là các đơn vị thường xuyên có các hoạt động nhân đạo từ thiện trên địa bàn huyện để giải quyết nhu cầu việc làm cho các hội viên, tăng thêm nguồn vốn để các hội viên có điều kiện hỗ trợ về vốn để phát triển chăn nuôi, trồng trọt…

Người khiếm thị là một trong những đối tượng yếu thế là nhân viên công tác xã hội cần hỗ trợ. Họ không tránh khỏi bị kỳ thị và phân biệt đối xử, không được hưởng trọn vẹn những quyền lợi cơ bản vốn có của mình.

Chính vì vậy nhân viên công tác xã hội là những người làm việc với người khiếm thị, là cầu nối giúp người khiếm thị đến với cuộc sống cộng đồng lớn hơn, là người có vai trò quan trọng trong việc giúp người khiếm thị nâng cao sự tự tin, xóa bỏ mặc cảm để hoà nhập cộng đồng.

Trong quá trình làm việc, tiếp cận với thân chủ của mình như vai trò là một nhân viên công tác xã hội. Trong suốt quá trình làm việc đó tác giả luận văn đã rút ra cho mình nhiều bài học quý giá:

Muốn làm việc được với thân chủ, mà nhất là những thân chủ cần phải được trấn an về tâm lý thì điều đầu tiên nhân viên công tác xã hội cần có đó là tìm hiểu về thân chủ một cách đầy đủ về hoàn cảnh, tính cách và sở thích. Cần thiết phải tạo được niềm tin, sự tin tưởng nơi thân chủ với nhân viên công tác xã hội, khi đó nhân viên công tác xã hội mới bắt đầu tìm hiểu, can thiệp sâu với thân chủ. Đôi khi thân chủ vì những tác động khách quan bên ngoài mà muốn bỏ cuộc giữa chừng thì nhân viên công tác xã hội phải biết cách trấn an thân chủ, không quá thúc ép hay bắt buộc thân chủ, mà hãy để thân cho có khoảng thời gian suy nghĩ và quyết định.

Nhân viên công tác xã hội cần phải biết cách linh động trong từng thời điểm, từng thời gian hoạt động từ khâu lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch để công việc trùng khớp với bản kế hoạch đã đề ra trước đó. Bản thân nhận thấy rằng: Muốn được một bản kế hoạch đi vào hoạt động theo như đúng lịch trình đề ra là hầu như rất khó, do trong qua s trình làm việc còn phải phụ thuộc vào lịch

công tác của cá nhân, tổ chức, đơn vị nơi dự kiến làm việc trong quá trình huy động nguồn lực.

Việc vận dụng các lý thuyết chuyên ngành mang lại ý nghĩa quan trọng và đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, cũng gặp không ít khó khăn, hạn chế. Những kiến thức lý thuyết khi áp dụng vào và áp dụng có hiệu quả là một điều không hề dễ dàng. Áp dụng lý thuyết vào thực tế, vào trường hợp cụ thể rất khác, không thể áp dụng một cách máy móc, y nguyên như lý thuyết trình bày trong sách vở, mà cần có sự linh động trong việc áp dụng nó vào thực tế.

Việc áp dụng đúng lý thuyết với việc can thiệp nan đề của thân chủ càng cần cân nhắc xem nên áp dụng cái gì, loại trừ cái gì, chứ không nhất nhất áp dụng hết những gì mà lý thuyết trình bày.

Thông qua việc gặp gỡ, tiếp xúc, trò chuyện thường xuyên với thân chủ, nhân viên công tác xã hội đã tạo lập được mối quan hệ khá tốt với thân chủ. Biết vận dụng những kỹ năng như quan sát, lắng nghe, kỹ năng thấu cảm…, cùng với thái độ tôn trọng, chân thành và cởi mở với thân chủ, nhân viên công tác xã hội đã tạo được sự tin tưởng nơi thân chủ, giúp thân chủ nhận thức được vấn đề, thay đổi thái độ tiêu cực, thay vào đó là những suy nghĩ tích cực và những hành động đáng khen ngợi.

Tuy nhiên, việc vận dụng các kỹ năng trong quá trình giúp đỡ của nhân viên công tác xã hội vẫn còn nhiều hạn chế. Đó là việc kết hợp các kỹ năng chưa thực sự nhuần nhuyễn, đôi lúc xử lý các tình huống còn chưa tốt… Đó là những hạn chế trong quá trình trợ giúp mà nhân viên công tác xã hội đã rút ra được cho mình, để từ đó tích lũy kiến thức, kinh nghiệm cho công việc sau này.

Kiến nghị

Qua thực trạng thực hiện huy động nguồn lực hỗ trợ đào tạo cho người khiếm thị sử dụng máy vi tính trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và tiến hành can thiệp tại thôn Đông Trung, xã Đông Xá, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh tác giả luận văn có một số kiến nghị đưa ra với mong muốn các cơ quan chức năng và toàn thể cộng đồng cùng chung tay thực hiện góp phần nhỏ sức lực của mình trong việc giúp đỡ người khiếm thị được đáp ứng một cách đầy đủ và

đúng cách trong cuộc sống của họ, để họ được hòa nhập vào cộng đồng xã hội ngày càng tốt hơn.

2.1. Đối với cấp ủy, chính quyền địa phương

Để giải quyết cho nhiều người khiếm thị học nghề, có việc làm, để họ tự tin, tin tưởng vào xã hội và sẵn sàng hòa nhập vào xã hội, trước tiên cần đẩy mạnh hơn nữa việc khuyến khích người khiếm thị tự chọn nghề phù hợp để học và tự tạo việc làm như cung cấp thông tin, nâng cao trình độ nhận thức về xã hội và pháp lý cho người khiếm thị; điều tra phân loại người khiếm thị ở những mức độ khác nhau để có chính sách hỗ trợ được thích hợp.

Thành lập, phát triển, hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp nhằm giúp người khiếm thị tìm kiếm cơ hội việc làm phù hợp cho bản thân với từng vùng miền khác nhau trên địa bàn huyện như: Cạo phoi tre, Matsage, Tăm tre, Đũa tre…

Tăng cường xây dựng chương trình việc làm cho người khiếm thị và lồng ghép vào các chương trình dạy nghề, chương trình làm việc của địa phương. Các trung tâm giới thiệu việc làm ưu tiên dạy nghề và giới thiệu việc làm cho người khiếm thị, tư vấn cho người khiếm thị tiếp cận việc làm phù hợp.

Đẩy mạnh đào tạo công nghệ thông tin cho người khiếm thị để từ đó giúp người khiếm thị được tiếp cận đầy đủ các thông tin cũng như có nhiều cơ hội trong việc hòa nhập cộng đồng, không cảm thấy mình bị bỏ rơi, mình vô dụng.

Tăng cường các giải pháp tuyên truyền sâu rộng hơn nữa về những thông tin liên quan tới người khiếm thị trong tầng lớp cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân để có sự quan tâm, chia sẻ đối với người khiếm thị.

Cần có cơ chế chính sách riêng và dành kinh phí để hỗ trợ cho người khiếm thị trong việc học nghề, văn hóa, công tác giáo dục hoà nhập, dạy nghề và tạo việc làm cho người khiếm thị, đặc biệt các chính sách hỗ trợ các phương tiện, dụng cụ học tập dành riêng cho người khiếm thị. Đồng thời có các chính sách về thuế và các khoản đóng góp xã hội đối với cơ sở sản xuất - kinh doanh của người khiếm thị.

Quan tâm tới công tác đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người làm công tác xã hội, những người làm việc với đối tượng người

khuyết tật về số lượng cũng như chất lượng để phát huy hiệu quả vai trò giúp đỡ người người khuyết tật nói chung và người khiếm thị nói riêng trong việc hòa nhập cộng đồng.

Tăng cường tuyên truyền, vận động người dân đặc biệt là người khiếm thị và gia đình tham gia vào học tập các kỹ năng làm việc, kiếm sống.

2.2. Đối với Hội người mù huyện Vân Đồn

Hội cần quan tâm và tiếp tục nâng cao hơn nữa hoạt động chăm sóc, giáo dục, tổ chức các buổi giao lưu, các buổi tập huấn cho các hội viên, tạo điều kiện cho các hội viên phát triển đầy đủ cả về vật chất và tinh thần. Từ đó có niềm tin, sự tự tin, tin tưởng vào chính mình, vào cộng đồng để hòa nhập cộng đồng.

Cần có sự đầu tư và quan tâm hơn nữa về nội dung và phương pháp giảng dạy chữ Braille, cử các hội viên đi học các lớp tẩm quất, tin học…khi có điều kiện để các hội viên thấy được khả năng của mình và cảm thấy mình được tôn trọng và mình còn có ích với gia đình, với xã hội.

Phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn, đơn vị, doanh nghiệp của huyện như: phòng Lao động Thương binh và Xã hội, Hội Chữ thập đỏ, doanh nghiệp, công ty, các tổ chức, cá nhân…trên địa bàn huyện để giới thiệu việc làm cho các hội viên khi có điều kiện thích hợp.

Để giải quyết vấn đề ngân sách hạn hẹp chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động của Hội, cần huy động nguồn lực xã hội, thực hiện lồng ghép các nguồn lực từ ngân sách tỉnh, huyện, các nguồn lực khác từ chương trình, dự án từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài huyện.

Đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khoẻ định kì, tổ chức khám và chữa bệnh miễn phí cho các hội viên, đảm bảo việc cấp phát thẻ bảo hiểm y tế để người khiếm thị được đảm bảo khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế.

Tăng cường tuyên truyền vận động thành viên của hội tham gia vào việc học sử dụng máy vi tính để làm các công việc của Hội

2.3.Đối với gia đình người khiếm thị

Gia đình là tổ ấm và là nơi chia sẻ mọi buồn vui trong cuộc sống của các thành viên trong gia đình. Là môi trường quan trọng đối với mỗi con người

chính vì vậy gia đình cần phải tạo điều kiện và sự quan tâm hết mức tới người thân của mình. Không được đối xử phân biệt coi người khiếm thị là người thừa, gánh nặng tinh thần và gánh nặng kinh tế trong gia đình như vậy sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của họ. Gia đình cần đặc biệt quan tâm, chăm sóc người khiếm thị tránh xảy ra những tai nạn để lại thương tật.

Gia đình phải tôn trọng, động viên kịp thời tạo điều kiện tốt nhất cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận động nguồn lực cộng đồng nhằm hỗ trợ đào tạo kỹ năng sử dụng máy tính cho người khiếm thị (nghiên cứu can thiệp trường hợp thôn đông trung, xã đông xá (Trang 63 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)