Nguồn lực từ chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận động nguồn lực cộng đồng nhằm hỗ trợ đào tạo kỹ năng sử dụng máy tính cho người khiếm thị (nghiên cứu can thiệp trường hợp thôn đông trung, xã đông xá (Trang 53 - 55)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1. Các nguồn lực tại cộng đồng trợ giúp người khiếm thị học tập sử dụng

2.1.6. Nguồn lực từ chính quyền địa phương

Chính quyền địa phương là một trong những nguồn lực quan trọng trong việc hỗ trợ đào tạo kỹ năng sử dụng máy vi tính cho người khiếm thị (nguồn lực: chính sách, kinh phí, địa điểm…), do đó việc huy động nguồn lực này có tác động tích cực tới kết quả thực hiện việc mở lớp đào tạo kỹ năng sử dụng máy vi tính cho người khiếm thị. Việc huy động nguồn kinh phí để mở lớp đào tạo vi tính được huy động ở các nguồn cụ thể sau đây:

Chính sách: Hiện nay, trong công tác quản lý ngân sách của địa phương hằng năm, đều có nội dung chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức nói chung để học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và các khoản hỗ trợ kinh phí theo qui định để thực hiện nhiệm vụ chính trị của của địa phương. Làm việc với các đơn vị để trình bầy về mục đích, ý nghĩa của đề tài, đưa ra các cơ sở pháp lý để được hướng dẫn công tác lập dự trù kinh phí, báo cáo UBND huyện xin được cấp kinh phí hỗ trợ đào tạo, cụ thể: Phòng Tài chính - Kế hoạch (Cơ quan tham mưu UBND huyện quản lý lĩnh vực ngân sách địa phương). Phòng Nội vụ (Cơ quan tham mưu quản lý lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức).

Nguồn kinh phí hỗ trợ từ các đơn vị sự nghiệp thuộc huyện: Là các đơn vị tự chủ 100% về kinh phí hoạt động của cơ quan bằng các nguồn thu sự nghiệp theo qui định. Đây cũng là các đơn vị thường xuyên có các hoạt động đóng góp vào các quỹ từ thiện của huyện như: Quỹ vì người nghèo, Quỹ đền ơn đáp nghĩa…các đơn vị luôn có sự quan tâm, ủng hộ những đối tượng khó khăn về kinh tế, tinh thần nói chung trong đó có người khiếm thị nói riêng. Các đơn vị làm việc để vận động hỗ trợ nguồn kinh phí là Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng, Trung tâm Phát triển quỹ đất; Ban quản lý Chợ.

Nguồn kinh phí từ các tổ chức hoạt động nhân đạo: Các tổ chức nhân đạo và các tổ chức thường xuyên thực hiện các hoạt động nhân đạo đối với các đối tượng chính sách, người khuyết tật nói chung và người khiếm thị nói riêng như: UBMT Tổ quốc huyện, Hội chữ Thập đỏ huyện. Đây là các tổ chức theo chức năng và nhiệm vụ thường xuyên, đột xuất có các hoạt động quyên góp nhân đạo theo kế hoạch hằng năm và theo tình hình thực tế do đó việc quyên góp, ủng hộ nguồn kinh phí hỗ trợ đào tạo kỹ năng sử dụng máy vi tính cho người khiếm thị là hoạt động thiết thực, có ý nghĩa đồng thời cũng là để tạo nguồn nhân lực cho tổ chức của cơ quan Khối sau này.

Kinh phí hỗ trợ từ cấp ủy, chính quyền địa phương: Xã Đông Xá là một trong các đơn vị làm tốt công tác đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ những đối tượng chính sách trên địa bàn để đảm bảo cuộc sống cơ bản. Do đó việc ủng hộ kinh phí để hỗ trợ nguồn đào tạo kỹ năng sử dụng máy vi tính cho người khiếm thị là hoạt đông nhân đạo thiết thực, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương nói chung, đặc biệt trong công tác chăm lo cho người khuyết tật nói riêng. Làm việc với Thường trực Đảng ủy, HĐND và UBND xã Đông Xá cùng với UBMTTQ xã, Hội chữ thập đỏ xã Đông Xá đã nhận được kết quả và sự ủng hộ nhiệt tình từ phía chính quyền địa phương.

Huy động nguồn kinh phí từ các doanh nghiệp tư nhân: Để thực hiện các hoạt động nhân đạo, từ thiện trên địa bàn đã từ nhiều năm nay, huyện đã có chủ trương xã hội hóa các nguồn lực và chủ trương đó được sự quan tâm, ủng hộ nhiệt tình từ phía các nhà doanh nghiệp trên địa huyện như: Công ty TNHH 1TV T-T, Công ty TNHH T-N… đây là những đơn vị thường xuyên có các hoạt động nhân đạo trên địa bàn huyện như: Ủng hộ người nghèo, Nồi cháo nhân đạo, ủng hộ xây dựng các quỹ từ thiện…Các đơn vị sẵn sàng ủng hộ để giúp đỡ những người khuyết tật trong đó có người khiếm thị để phần nào bù đắp những khó khăn, thiệt thòi của họ trong cuộc sống.

Huy động địa điểm mở lớp: Hiện nay, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện còn có phòng làm việc có thể đặt lớp học. Văn phòng Huyện ủy, lãnh đạo

trung tâm đồng ý cho đặt lớp ngay bên cạnh phòng làm việc của Hội người mù để thuận tiện trong việc đi lại của người khiếm thị trong suốt thời gian học tập và hỗ trợ phần kinh phí bảo vệ, điện, nước sinh hoạt trong thời gian học tập tại trung tâm.

Như vậy, để mở lớp đào tạo kỹ năng sử dụng máy vi tính cho người khiếm thị học tập cần có đầy đủ các nguồn lực từ về tinh thần, vật chất. Để có được các nguồn lực đó thì nhân viên công tác xã hội có vai trò quan trọng trong việc phân tích, tìm hiểu, đánh giá và đặc biệt là huy động, kết nối được các nguồn lực đó để đạt được mục đích đặt ra trong quá trình thực hiện đề tài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận động nguồn lực cộng đồng nhằm hỗ trợ đào tạo kỹ năng sử dụng máy tính cho người khiếm thị (nghiên cứu can thiệp trường hợp thôn đông trung, xã đông xá (Trang 53 - 55)