8. Cấu trúc của luận văn
2.1. Các nguồn lực tại cộng đồng trợ giúp người khiếm thị học tập sử dụng
2.1.2. Nguồn lực từ gia đình người khiếm thị
Gia đình là nguồn lực hỗ trợ quan trọng nhất về tinh thần cho thân chủ trong cuộc sống tại nói chung cũng như trong quá trình thoát khỏi tâm lý tự ti, mặc cảm, hòa nhập cùng cộng đồng nói riêng.
Gia đình là nguồn lực hỗ trợ động viên tinh thần rất lớn cho thân chủ, sự quan tâm của bố mẹ và người thân trong gia đình như: ông bà, cô dì, chú bác, anh chị em... sẽ giúp thân chủ rất nhiều, giúp thân chủ tự tin hơn, vui vẻ hơn trong cuộc sống từ đó hòa đồng với mọi người và yêu thích việc tiếp cận công nghệ thông tin hơn.
Huy động nguồn lực gia đình dựa trên các kỹ năng giao tiếp. NVCTXH tham vấn cho gia đình về những lợi ích và khó khăn của quá trình học tập để tăng sự ủng hộ của gia đình vào quá trình can thiệp
2.1.3. Hội người mù huyện Vân Đồn
Đây là nguồn lực hỗ trợ về mặt vật chất cũng như tinh thần cho thân chủ. Đây cũng có thể được xem là ngôi nhà thứ hai của thân chủ, là nơi chăm sóc, nuôi dưỡng tinh thần đối với thân chủ. Trên thực tế Hội đã hỗ trợ cho thân chủ thông qua các hoạt động như:
Hội là nơi tạo công ăn việc làm để phục vụ quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, là nơi tổ chức các lớp dạy chữ Braille cho người khiếm thị, dạy nghề cho
các hội viên có cùng hoàn cảnh để có thể phát triển toàn diện cả về thể chất cũng như nhận thức.
Đây là nơi để tất cả mọi người có cùng hoàn cảnh có thể tiếp xúc, sinh hoạt cùng nhau để họ không có cảm giác bị cô lập.
Các cán bộ trong Hội luôn quan tâm sát sao, thường xuyên động viên, tạo điều kiện giúp đỡ các hội viên về mặt vật chất cũng như tinh thần như: Hộ trợ vốn, cho vay vốn để chăn nuôi phát triển kinh tế hộ gia đình, tổ chức các buổi giao lưu, kỷ niệm trong các ngày lễ trọng đại của Hội... Bằng tình thương yêu của mình các cán bộ trong Hội một phần nào đó đã giúp các hội viên hòa nhập nhanh chóng.