Một số kỹ năng Công tác xã hội được ứng dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận động nguồn lực cộng đồng nhằm hỗ trợ đào tạo kỹ năng sử dụng máy tính cho người khiếm thị (nghiên cứu can thiệp trường hợp thôn đông trung, xã đông xá (Trang 42 - 49)

8. Cấu trúc của luận văn

1.6. Một số kỹ năng Công tác xã hội được ứng dụng

Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp là một quá trình tiếp xúc, trao đổi thông tin, qua đó thân chủ và nhân viên xã hội có thể chia sẻ những hiểu biết, ý tưởng và tình cảm với nhau.

Trong quá trình giao tiếp, nhân viên công tác xã hội luôn chú ý vừa phải hiểu ý nghĩa những lời nói của thân chủ, tìm hiểu thân chủ thông qua những biểu hiện của thân chủ, về sắc mặt, hành vi, cử chỉ...

Để quá trình giao tiếp đạt được hiệu quả tác giả luận văn luôn có thái độ nghe tích cực và có những biểu hiện chứng tỏ rằng mình đang nghe những gì thân chủ nói bằng những từ như “thế à?”, “vậy sao?”...

Trong nghiên cứu này, tác giả luận văn sử dụng kỹ năng giao tiếp trong quá trình tiếp cận và làm việc với thân chủ, để tìm hiểu những điểm mạnh, điểm yếu, động lực và thu thập các thông tin liên quan đến thân chủ để tìm cách trợ

giúp. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng để tiếp cận với hệ thống nguồn lực trợ giúp thân chủ học máy vi tính như các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội...

Kỹ năng lắng nghe

Lắng nghe là sự tập trung cao độ để nghe và hiểu người đối thoại với mình, nghe không chỉ bằng tai mà cả bằng các giác quan khác.

Khi lắng nghe thì nhân viên công tác xã hội cũng kết hợp với quan sát xem thái độ thân chủ khi nói về một vấn đề nào đó thì biểu hiện ra sao? Nét mặt vui, buồn, hay tức giận…? Và phải chọn một không gian yên tĩnh, không quá ồn ào.

Trong quá trình giao tiếp tác giả luận văn đã lắng nghe, quan sát những biểu hiện của đối tượng một cách chính xác và làm sáng tỏ nó để hiểu ý nghĩa của nó. Ngoài ra, mỗi khi tiếp nhận thông tin tác giả luận văn cũng phản hồi lại thông tin với thân chủ bằng cách tóm tắt lại những thông tin mà mình nghe được để xác nhận lại một lần nữa tính xác thực của thông tin cũng như để thân chủ thấy được mình quan tâm tới vấn đề của họ.

Trong những buổi nói chuyện đầu tiên, tác giả luận văn nhận thấy thân chủ khi không muốn nói một câu chuyện của thân chủ để cho mình biết, thân chủ thường lờ sang chuyện khác, hoặc là nói rất nhỏ rất nhanh. Vì thế mà có nhiều lúc tác giả luận văn cố gắng lắng nghe nhưng vẫn không hiểu rõ vấn đề, mà hỏi lại thì thân chủ lại không nói luôn. Chẳng hạn như khi hỏi về chuyện tình cảm, tình yêu của thân chủ, thân chủ không muốn cho biết, tác giả luận văn rất khó khăn, phải rất nhiều lần cả trò chuyện lẫn tham vấn mới lấy được thông tin đó của thân chủ. Và hiểu rằng thì ra thân chủ cũng có ước mơ có một gia đình nhỏ của riêng mình.

Khi nhân viên thực hiện lắng nghe tích cực sẽ tạo lập được sự tin tưởng của thân chủ và nó làm cho mối quan hệ giữa nhân viên xã hội và thân chủ trở nên tốt đẹp. Đồng thời lắng nghe là cách thu thập thông tin nhiều nhất, phục vụ cho việc giải quyết vấn đề của thân chủ.

Tác giả sử dụng phương pháp lắng nghe trong quá trình tìm hiểu hoàn cảnh, khó khăn vướng mắc trong cuộc sống của thân chủ. NVCTXH còn có thể

sử dụng kỹ năng lắng nghe trong quá trình tiếp cận với thân chủ, tiếp cận với người thân, bạn bè, thân chủ để lắng nghe những khó khăn trong cuộc sống của người khiếm thị và cách thức trợ giúp họ.

Kỹ năng thấu cảm

Nếu chỉ nghe không thôi thì chưa đủ mà nghe nhưng phải hiểu, phải thấu cảm được tâm trạng của thân chủ ở thời khắc đó như thế nào? Bản thân nhân viên công tác xã hội cũng cần tự đặt mình vào hoàn cảnh đó để có thể đồng cảm, thấu hiểu nổi lòng của thân chủ, như thế thân chủ mới cảm thấy được chia sẻ, được người khác hiểu, tâm trạng phần nào được giải tỏa.

Đây là một trong những kỹ năng rất quan trọng trong công tác xã hội nói chung và công tác xã hội với cá nhân nói riêng. Nhờ có kỹ năng này mà đã giúp tác giả luận văn xây dựng được mối quan hệ tốt với thân chủ.

Hơn nữa, thân chủ của tác giả luận văn lại là người có về tâm lý, rất cần sự thấu cảm, có những lúc cần một sự im lặng, thấu hiểu nhau. Trong quá trình làm việc với thân chủ tác giả luận văn đã thành công trong việc thấu cảm, cảm thông với những gì mà thân chủ bộc lộ ra. Tuy nhiên, là phải mãi sau này tác giả luận văn mới hiểu thấu những điều đó, còn trước đây khi mới can thiệp với thân chủ tác giả luận văn dường như muốn bỏ cuộc giữa chừng, vì thân chủ rất rụt rè, rất khó tiếp cận, mà thời gian thực tập của tác giả luận văn không nhiều

NVCTXH cần năng lực thấu cảm để chia sẻ và thấu hiểu hoàn cảnh, những áp lực và khó khăn trong cuộc sống của người khuyết tật. Tác giả cần tìm hiểu từ phía của thân chủ, người thân của thân chủ, bạn bè, cộng đồng để cùng sẻ chia với hoàn cảnh khiếm thị.

Kỹ năng quan sát

Quan sát là chú ý đến những đặc điểm của người, vật hay tình huống và trong bối cảnh của công tác xã hội cá nhân và sử dụng những dữ kiện quan sát được để hiểu thân chủ và hoàn cảnh của họ.

Khi tiếp xúc với thân chủ nhân viên xã hội phải quan sát vì trong quá trình giao tiếp có thể thân chủ biểu hiện tâm trạng của mình qua những cử chỉ, hành động, ánh mắt...nhân viên xã hội quan sát để nắm bắt được tất cả những thông

tin mà thân chủ thể hiện qua những cách khác nhau từ đó có những hành động phù hợp.

Kỹ năng quan sát gần như được sử dụng tối đa trong suốt quá trình tiếp xúc với người khuyết tật người khiếm thị và Hội người mù, đồng thời quan sát những người xung quanh, gần gũi với thân chủ.

NVCTXH có thể quan sát cuộc sống, việc đi lại, việc học tập của thân chủ trong quá trình trợ giúp để nắm bắt nhu cầu, cách thức sinh hoạt và tìm giải pháp để trợ giúp thân chủ kịp thời.

Kỹ năng phỏng vấn

Đây chính là một trong những kỹ năng đòi hỏi sự khéo léo trong cách đặt câu hỏi với thân chủ, và những người có liên quan, vì nếu vô tình mình không biết mà hỏi một câu chạm vào nổi lòng sâu thẳm của thân chủ thì sẽ không nhận được câu trả lời mà còn ảnh hưởng tới quá trình thu thập thông tin.

Qua đó, mà nhân viên công tác xã hội sẽ thu thập được những thông tin cần thiết về thân chủ của mình, và sẽ tránh được sự động chạm vào ký ức không mấy vui vẻ khi mà thân chủ không muốn nhắc tới.

Đây là một hình thức thu thập, chia sẻ thông tin và thông tin thu được là câu trả lời của người được phỏng vấn. Phỏng vấn nhằm thu thập thông tin từ thân chủ hay chia sẻ thông tin cho thân chủ, khảo sát và đánh giá vấn đề của thân chủ và tình huống liên quan qua đó đưa ra sự giúp đỡ cho thân chủ.

Nhân viên xã hội thu thập dữ kiện liên quan đến các dữ kiện về bản thân, gia đình, liên quan đến nhận thức, hành động của thân chủ...thông qua thân chủ và những người thân của thân chủ nhân viên xã hội có thể nắm bắt được những thông tin về thân chủ một cách khách quan.

Trong quá trình làm việc, tác giả luận văn đã phỏng vấn người khiếm thị và phỏng vấn với người sáng giúp việc cho Hội Người mù huyện Vân Đồn. Trong quá trình tìm hiểu, thu thập thông tin về thân chủ, tác giả luận văn đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của cô Nguyễn Thị L - người sáng giúp việc của Hội người mù huyện Vân Đồn.

Phỏng vấn là một tiến trình hai chiều mà ở đây nhân viên xã hội cũng phải chia sẻ những thông tin liên quan đến vấn đề trị liệu của thân chủ.

Kỹ năng tăng cường năng lực tình cảm

Tăng cường năng lực tình cảm là kỹ thuật giúp thân chủ vượt qua khó khăn về mặt tình cảm. Những biến cố gây căng thẳng tạo ra những cảm giác cho thân chủ thường ảnh hưởng tới năng lực suy nghĩ và hành động một cách thích hợp vì vậy nhân viên xã hội giúp thân chủ: đưa ra cảm nghĩ của mình; làm dịu những cảm xúc áp đảo; gây tin tưởng và tạo sự tự tin... để thân chủ có ứng phó được với những khó khăn trong cuộc sống.

Sau khi phát huy trong việc ứng dụng kỹ năng này, tác giả luận văn đã nhanh chóng tạo được sự tin tưởng của thân chủ đối với mình. Đã nhanh chóng bắt nhịp được với những tâm tư, tình cảm của thân chủ, có được những chia sẻ thầm kín của thân chủ và hiểu hơn về thân chủ của mình. Từ đó, có bước can thiệp, trị liệu đúng, đạt hiệu quả.

Kỹ năng đánh giá vấn đề

Nhân viên xã hội cần thực hiện tốt kỹ năng này nhằm xác định đúng nội dung, tính chất vấn đề xã hội ảnh hưởng đến tâm lý xã hội của thân chủ để từ đó cùng thân chủ xác định mục tiêu, kế hoạch hành động.

Đây là một kỹ năng không thể thiếu của công tác xã hội khi tiến hành thực hành đối với bất cứ đối tượng nào. Cần đánh giá được vấn đề khi đó mới có những can thiệp đúng, kịp thời và hiệu quả.

Kỹ năng này được vận dụng ngay từ buổi đầu làm việc với thân chủ.

Kỹ năng xử lý sự im lặng

Khi tiếp cận với thân chủ không phải bao giờ thân chủ cũng nói ra hết cho chúng ta nghe thông tin về thân chủ, trong các chuyện nói chuyện thân chủ cũng im lặng không nói thành lời. Có nhiều vấn đề nói ra là động chạm đến nỗi buồn sâu thẳm của thân chủ. Khi đang trao đổi thông tin mà thân chủ im lặng để đối tượng im lặng chính là đang để thân chủ khám phá vấn đề. Có nhiều lúc sự im lặng của thân chủ chính là đầu mối của vấn đề.

Bởi vậy khi thân chủ im lặng thì nhân viên công tác xã hội không nên vội vàng đặt những câu hỏi mà im lặng cùng thân chủ sau đó đưa ra sự phản hồi về sự im lặng đó, phỏng đoán lý do mà thân chủ im lặng, rồi sau đó bày tỏ sự đồng cảm với thân chủ sự im lặng này chấp nhận được.

Kỹ năng tham vấn

Tham vấn là một trong những lĩnh vực chuyên sâu trong công tác xã hội là qua trình trợ giúp thân chủ, trợ giúp tâm lý. Trong đó chúng ta sử dụng những kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ nghề nghiệp để thiết lập mối quan hệ tương tác tích cực với thân chủ nhằm giúp họ nhận thức được hoàn cảnh vấn đề để thay đổi cảm xúc, suy nghĩ, hành vi... để từ đó thân chủ phát huy tiềm năng tìm ra giải pháp cho mình. Tham vấn cũng là một quá trình làm việc: cung cấp cho nhân viên công tác xã hội các công cụ, kỹ năng, phương pháp tiến trình làm việc với thân chủ, giúp họ vượt qua những vấn đề của họ, khơi dậy trong thân chủ những tiềm năng đã có cùng thân chủ vạch ra giải pháp nhưng ở đó nhân viên công tác xã hội phải tôn trọng nguyên tắc là tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ. NVCTXH có thể tham vấn cho thân chủ, và gia đình thân chủ cách thức chăm sóc và trợ giúp thân chủ trong cuộc sống. Nhờ vào tham vấn, NVCTXH có thể biết được nhu cầu, tâm lý, những giải pháp khác nhau trong quá trinh trợ giúp thân chủ trong cuộc sống. NVCTXH đã tham vấn với thân chủ để tìm cách thức lên kế hoạch học tập sử dụng máy vi tính của thân chủ.

Kỹ năng đánh giá nguồn lực

NVCTXH sử dụng kỹ năng đánh giá nguồn lực đầu tiên để xem xét các nguồn lực có thể trợ giúp được thân chủ trong cuộc sống và trong hoạt động học tập máy vi tính. NVCTXH có thể đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, những thách thức trong quá trình sử dụng các nguồn lực đó. Trong đề tài, tác giả đã đánh giá các nguồn lực từ phía bản thân thân chủ, từ cộng đồng, bạn bè, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội... để trợ giúp thân chủ. NVCTXH đánh giá các lợi ích và khó khăn khi huy động các nguồn lực đó để tìm kiếm giải pháp cho quá trình trợ giúp.

Kỹ năng huy động nguồn lực

NVCTXH huy động toàn diện các nguồn lực từ phía cộng đồng và từ phía những thành viên tham gia trợ giúp. Các nguồn lực cần huy động là nguồn lực con người, kinh tế, động lực học tập. Tác giả đã đánh giá điểm mạnh điểm yếu của các nguồn lực, sử dụng các kỹ năng giao tiếp để tiếp cận các nguồn lực, tham gia vào quá trình trợ giúp thân chủ. Kết quả là thân chủ đã có quá trình học tập máy vi tính thành công để làm việc ở Hội người mù.

Tiểu kết chương 1

Tóm lại, nội dung chương 1 đã cho chúng ta thấy được những vấn đề lý luận về người khiếm thị: Lý thuyết áp dụng trong công tác xã hội, cũng như là những quan điểm của Đảng và Nhà nước trong quá trình thực hiện hòa nhập cộng đồng cho người khiếm thị. Qua đó, chúng ta cũng thấy được điều cần thiết phải tạo mọi điều kiện để người khiếm thị được hòa nhập vào cộng đồng và tiếp cận khoa học kỹ thuật. Đồng thời, trong quá trình thực hiện hòa nhập chúng ta cần phải quan tâm đến việc hòa nhập về trị liệu tâm lý chứ không chỉ chú ý tới việc tạo ra những công cụ giúp đỡ trong sinh hoạt của người khiếm thị.

Nội dung chương 1 còn chỉ rõ ra những kỹ năng cũng như lý thuyết công tác xã hội áp dụng trong một số trường hợp cụ thể. Thấy được tầm quan trọng và sự phù hợp trong các kỹ năng, lý thuyết áp dụng vào thực tế đối với việc huy động nguồn lực cộng đồng để trợ giúp thân chủ trong việc đào tạo sử dụng máy vi tính.

Chương 2

HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TỪ CỘNG ĐỒNG TRỢ GIÚP THÂN CHỦ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận động nguồn lực cộng đồng nhằm hỗ trợ đào tạo kỹ năng sử dụng máy tính cho người khiếm thị (nghiên cứu can thiệp trường hợp thôn đông trung, xã đông xá (Trang 42 - 49)