8. Cấu trúc của luận văn
1.2. Các lý thuyết áp dụng
Lý thuyết nhu cầu của Maslow
Nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908-1970) được xem như một trong những người tiên phong trong trường phái Tâm lý học nhân văn (humanistic psychology), trường phái này được xem là thế lực thứ 3 (the Third Force) khi thế giới lúc ấy đang biết đến 2 trường phái tâm lý chính: Phân tâm học (Psychoanalysis) và Chủ nghĩa hành vi (Behaviorism).
Năm 1943, ông đã phát triển một trong các lý thuyết mà tầm ảnh hưởng của nó được thừa nhận rộng rãi và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả lĩnh vực giáo dục. Đó là lý thuyết về Thang bậc nhu cầu (Hierarchy of Needs) của con người. Trong lý thuyết này, ông sắp xếp các nhu cầu của con người theo một hệ thống trật tự cấp bậc, trong đó, các nhu cầu ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện thì các nhu cầu ở mức độ thấp hơn phải được thỏa mãn trước.
Trong thời điểm đầu tiên của lý thuyết, Maslow đã sắp xếp các nhu cầu của con người theo 5 cấp bậc:
Hình 1: Tháp nhu cầu của Maslow
Nhu cầu cơ bản: Bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như ăn, uống, ngủ, không khí để thở, tình dục… Đây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người. Trong hình kim tự tháp, chúng ta thấy những nhu cầu này được xếp vào bậc thấp nhất: bậc cơ bản nhất. Maslow cho rằng, những nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện trừ khi những nhu cầu cơ bản này được thỏa mãn và những nhu cầu cơ bản này sẽ chế ngự, hối thúc con người hành động khi nhu cầu cơ bản này chưa đạt được, một khi nhu cầu này được đáp ứng con người mới đi có nhu cầu để đi lên điều thỏa mãn cao hơn. Như một nhà
chính trị gia từng nói: “Lòng tham của con người là vô hạn, một khi người ta mong muốn được cái này rồi lại muốn được một cái cao sang hơn”.
Nhu cầu về an toàn: Nhu cầu an toàn thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần. Con người cần có một môi trường sống an toàn, sức khỏe được đảm bảo để họ tồn tại và phát triển.
Nhu cầu về xã hội: Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu mong muốn thuộc về một bộ phận, một tổ chức nào đó hoặc nhu cầu về tình cảm, tình thương. Nhu cầu về xã hội ( nhu cầu được yêu thương, gắn bó, hòa nhập). Gia đình là nhóm xã hội cơ bản nhất của con người. Tình yêu thương, đùm bọc của cha mẹ, anh chị em trong gia đình tạo nên cảm giác an toàn, được che chở và được bảo vệ. Nếu nhu cầu này không được thoả mãn, đáp ứng, nó có thể gây ra các bệnh trầm trọng về tâm lý.
Nhu cầu được quý trọng: Mỗi cá nhân sinh ra đều cần được bình đẳng, được lắng nghe, không bị coi thường và được ghi nhận về sự hiện diện cũng như chính kiến của cá nhân. Nhu cầu cầu được quý trọng còn được gọi là nhu cầu tự trọng vì nó thể hiện 2 cấp độ: nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng thông qua các thành quả của bản thân, và nhu cầu cảm nhận, quý trọng chính bản thân, danh tiếng của mình, có lòng tự trọng, sự tự tin vào khả năng của bản thân.
Nhu cầu được thể hiện mình: Nhu cầu được hoàn thiện, phát triển trí tuệ, được thể hiện khả năng và tiềm lực của mình… Không phải ngẫu nhiên mà nhu cầu này được xếp đặt ở mức độ cao nhất. Nhu cầu của một cá nhân mong muốn được là chính mình, được làm những cái mà mình “sinh ra để làm”. Nói một cách đơn giản hơn, đây chính là nhu cầu được sử dụng hết khả năng, tiềm năng của mình để tự khẳng định mình, để làm việc, đạt các thành quả, cống hiến cho cộng đồng xã hội [2 0]
Ứng dụng lý thuyết vào nghiên cứu: Việc tìm hiểu nhu cầu của nhóm thân chủ là khâu không thể thiếu trong việc thực hành công tác xã hội. Thông qua việc ứng dụng lý thuyết nhu cầu của Maslow, nhân viên công tác xã hội có được đánh giá chính xác trong nhu cầu của thân chủ. Từ đó, có bước đi đúng hướng và chính xác trong việc trợ giúp thân chủ của mình.
Lý thuyết nhận thức hành vi
Lý thuyết nhận thức hành vi là trường phái trị liệu dựa trên quan điểm cho rằng cảm xúc của con người được tạo ra không phải bởi hoàn cảnh, môi trường mà bởi cách chúng ta nhìn nhận vấn đề.
Lý thuyết nhận thức và hành vi tập trung vào các trị liệu nhằm hướng đến sự thay đổi trong hành vi. Thuyết không thực sự quan tâm đến tiến trình thay đổi diễn ra trong tâm trí con người khi họ thay đổi hành vi. Để diễn giải điều này, Sheldon (1995) đã coi lý thuyết nhận thức - hành vi giống như một sự tách biệt giữa tâm trí và hành động. Từ đó thấy rằng, con người hoàn toàn có khả năng học tập các hành vi mới để thỏa mãn các nhu cầu trong quá trình phát triển của cá nhân, để thay thế các hành vi đang có song không còn phù hợp. Nói cách khác, con người có thể học hỏi để tập trung nghĩ về việc nâng cao cái tác giả luận văn, điều đó sẽ sản sinh ra các hành vi, thái độ thích nghi và cũng cố nhận thức.
Trong quá trình trị liệu hành vi, cán sự xã hội cần kiểm soát những phản ứng và quản lí những vấn đề bất ngờ. Các kĩ năng kiểm soát phản ứng bao gồm các hoạt động mô hình hóa, đào tạo kĩ năng xã hội, đào tạo sự quyết đoán trong quản lý những vấn đề bất ngờ. Ở đâu có sự vượt quá về những hành vi không mong muốn cần sử dụng một trong những kĩ năng sau:
Tăng cường khả năng không tương thích với hành vi.
Tăng cường một cách tiêu cực về những hành vi không được mong muốn. Làm giảm tần suất qua việc phá hủy nghĩa là rút bỏ sự củng cố hành vi không theo mong muốn.
Trừng phạt những hành vi không theo mong muốn [21]
Công tác xã hội hành vi là trợ giúp thân chủ tăng tốc độ học hỏi thông qua sử dụng các kĩ năng can thiệp một cách chuyên nghiệp của nhân viên công tác xã hội. Hành vi của con người luôn đi kèm với nhận thức. Lý thuyết nhận thức là một phần của quá trình phát triển lý thuyết hành vi trị liệu. Lý thuyết nhận thức đánh giá rằng, hành vi bị ảnh hưởng thông qua nhận thức hoặc lý giải môi trường trong quá trình học hỏi. Vì vậy hành vi không phù hợp phải xuất hiện từ
việc nhận thức sai là lý giải sai. Do đó quá trình trị liệu cố gắng sửa chữa việc hiểu sai thì hành vi của chúng ta cũng có tác động trở lại một cách phù hợp với môi trường.
Quá trình áp dụng lý thuyết này trong suốt quá trình trị liệu, can thiệp sẽ giúp thân chủ hiểu rõ, hiểu đúng và đi đúng hướng. Không xảy ra những hành vi lệch chuẩn trong con người thân chủ.
Lý thuyết hệ thống sinh thái
Lý thuyết hệ thống được đề xướng năm 1940 bởi nhà sinh vật học nổi tiếng Ludwig von Bertalanffy. Ông sinh năm 1901 tại Vienna, mất năm 1972 tại NewYord - Mĩ. Sau này lý thuyết hệ thống được các nhà khoa học khác nghiên cứu và phát triến như: Hanson (1995), Mancoske (1981), Siporin (1980).
Người có công đưa lý thuyết hệ thống áp dụng vào thực hành công tác xã hội phải kể đến công lao của Pincus và Minahan cùng các cộng sự của ông. Tiếp đến là Germain và Giterman. Thuyết hệ thống trong Công tác xã hội sử dụng nhiều cặp khái niệm về hệ thống đóng và hệ thống mở. Hệ thống đóng: Là hệ thống không có sự trao đổi năng lượng và thông tin vượt qua biên giới của nó. Hệ thống mở: Là hệ thống mà năng lượng và thông tin được trao đổi bằng cách thẩm thấu qua vách ngăn biên giới của chính nó.
Theo từ điển tiếng Việt: “Hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố đối với cùng loại hoặc cùng chức năng có quan hệ hoặc liên quan với nhau để hoạt động thống nhất”.
Theo định nghĩa của lý thuyết công tác xã hội hiện đại: “Hệ thống là một tập hợp các thành tố được sắp xếp có trật tự và liên hệ với nhau để hoạt động thống nhất.
Như vậy, hệ thống là một tập hợp các phần tử có quan hệ tương hỗ. Những thay đổi của phần tử này trong hệ thống sẽ gây ra tác động tới các phần tử khác. Có thể ví điều này như một cái chuông gió, khi có một lực tác động vào một cánh chuông nó sẽ chuyển động làm các mắt chuông khác chuyển động theo và tạo ra âm thanh.
Con người cũng chịu sự tác động nhất định của các hệ thống (tích cực hoặc tiêu cực). Vì vậy khi xem xét vấn đề của cá nhân, nhóm hay cộng đồng cần phải xem xét các mối quan hệ, tác động qua lại của các hệ thống đối với cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng đó để chúng ta có thể khai thác những tác động tích cực của hệ thống đối với cá nhân, nhóm, cộng đồng. Đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực từ hệ các thống này đến cá nhân, nhóm, cộng đồng.
Thuyết hệ thống được sử dụng trong Công tác xã hội như một công cụ trợ giúp nhân viên xã hội phải sắp xếp, tổ chức những lượng thông tin lớn thu thập được để xác định mức độ nghiêm trọng của vấn đề và tìm cách can thiệp.Việc tổ chức thông tin thành hệ thống sẽ giúp nhân viên xã hội nhìn nhận vấn đề sáng tỏ hơn.
Hành vi của con người không phải bộc lộ tự phát một cách độc lập mà nằm trong mối quan hệ qua lại với những hệ thống khác trong xã hội. Thật vậy, con người là một bộ phận của xã hội, chịu sự tác động của các hệ thống xã hội. Sự thay đổi ở bất kỳ mắt xích nào trong hệ thống xã hội cũng tạo ra những ảnh hưởng hệ thống con nằm trong đó, cụ thể là hệ thống các cá thể thuộc xã hội đó.
Theo lý thuyết này, con người phụ thuộc vào những hệ thống trong môi trường xã hội trực tiếp của họ. Công tác xã hội chú ý đến 3 hệ thống:
Các hệ thống thân tình/tình cảm hay tự nhiên như gia đình, bạn bè, người thân hay đồng nghiệp.
Các hệ thống chính thức như các nhóm bạn bè, đồng nghiệp, hay các tổ chức công đoàn.
Các hệ thống tập trung như của các tổ chức xã hội như bệnh viện, trường học…
Các hệ thống luôn có sự tác động lên cá nhân. Có thể đó là sự tác động tiêu cực hoặc tích cực. Bên cạnh đó không phải tất cả mọi người đều có khả năng tiếp cận sự hỗ trợ như nhau về nguồn lực có từ các hệ thống tồn tại xung quanh. Như vậy mỗi cá nhân chịu sự tác động khác nhau từ các hệ thống mà họ tồn tại [22]
Trong quá trình can thiệp, hỗ trợ cho thân chủ, nhân viên công tác xã hội đã vận dụng phù hợp và phát huy hết thế mạnh, tính ưu việt của lý thuyết này. Tạo dựng mối quan hệ mới, tốt đẹp giữa cá nhân với các hệ thống hỗ trợ: Hội người mù, gia đình, bạn bè trong Hội và ngoài Hội. Từ đó, giúp cá nhân thân chủ nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng máy vi tính từ đó tiếp nhậ việc học kỹ năng sử dụng máy vi tính.
gười mù, tạo điều kiện thuận lợi để giúp người mù vơi đi những khó khăn trong cuộc sống.
1.3. Quan điểm của Đảng, nhà nước trong việc nâng cao sự tự tin, hòa nhập cộng đồng cho người khiếm thị
Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng tạo điều kiện phát triển cho người khiếm thị nói riêng và người khuyết tật nói riêng. Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã nói: “Tác giả luận văn hy vọng những người mù có ánh sáng từ trái tim, giúp họ vượt qua mọi khó khăn, trở ngại. Đảng và Nhà nước mãi mãi ở bên n g”.
Luật Người khuyết tật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam Khoá XII, Kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17/6/2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2011. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc thể chế hoá đầy đủ và toàn diện các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về người khuyết tật nói chung và người khiếm thị nói riêng nhằm tạo môi trường pháp lý, điều kiện, cơ hội bình đẳng, không rào cản đối với người khuyết tật theo hướng xây dựng các chính sách đối với người khuyết tật trên cơ sở tiếp cận và bảo đảm quyền của người khuyết tật; quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội trong việc xóa bỏ rào cản và bảo đảm các điều kiện để người khuyết tật hòa nhập xã hội như những người bình thường khác. Luật Người khuyết tật đã thể hiện tính nhân văn sâu sắc cũng như tinh thần tương thân tương ái của dân tộc ta.
Đối với công nghệ thông tin và truyền thông, Luật Người khuyết tật khuyến khích các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân thiết lập những chương trình triển khai lộ trình sử dụng chữ nổi Braille, và những thiết bị kỹ thuật cho
người khiếm thị. Đối với những người khiếm thị nhất định, quyền bình đẳng có nghĩa là họ có thể tiếp cận môi trường của họ. Quyền tiếp cận môi trường giúp cho người khiếm thị sống độc lập và tham gia đầy đủ vào môi trường xung quanh. Tính tiếp cận không chỉ là một vấn đề đối với người khi họ gặp khó khăn trong sử dụng các công trình nhà ở, đường đi và phương tiện giao thông mà còn là một vấn đề đối với những người khiếm khuyết thị lực. Để họ tiệm cận được xã hội, cần thiết phải có ngôn ngữ tín hiệu, chữ nổi Braille, băng casset, phông chữ cỡ to, và những công cụ phương tiện sử dụng công nghệ hỗ trợ. Luật quy định cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm trong việc phê duyệt thiết kế, tăng cường thanh tra, kiểm tra nghiệm thu các công trình xây mới, đưa vào sử dụng để bảo đảm các điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật. Quy định này còn tạo bước đột phá mới trong việc xóa bỏ rào cản về vật chất, xã hội đối với người khuyết tật, bảo đảm quyền bình đẳng của người khuyết tật trong tham gia các hoạt động xã hội để họ có điều kiện hòa nhập cộng đồng.
Các tổ chức của người khuyết tật khiếm thị ngày càng được mở rộng ở các tỉnh, thành phố, tuy nhiên vẫn còn nhiều cản trở cho người khuyết tật khiếm thị tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục, học nghề, tìm kiếm việc làm, tham gia giao thông, dẫn đến khó khăn trong cuộc sống và hòa nhập cộng đồng.