Một số đặc điểm của người khiếm thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận động nguồn lực cộng đồng nhằm hỗ trợ đào tạo kỹ năng sử dụng máy tính cho người khiếm thị (nghiên cứu can thiệp trường hợp thôn đông trung, xã đông xá (Trang 33 - 36)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4. Một số đặc điểm của người khiếm thị

1.4.1. Đặc điểm tâm sinh lý của người khiếm thị

Người xưa thường có câu: “Giàu hai con mắt, khó đôi bàn tay”, Việc thực hiện các chức năng thiếu hụt về đôi mắt dẫn tới chức năng của người khiếm thị có thể bị giảm sút, vì vậy họ gặp nhiều khó khăn trở ngại trong sinh hoạt, trong lao động và học tập. Do đó gia đình và xã hội cần có hỗ trợ với nhóm đối tượng này như: Chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng mắt, tăng cường tổ chức các lớp học chữ Braille, cung cấp các tài liệu chữ Brialle cho người khiếm thị, thiết kế các tiện nghi nhà ở phù hợp với họ.

Do hạn chế trong đi lại nên hoạt động lao động, hoạt động giao lưu dễ bị hạn chế hơn so với người không bị khuyết tật nếu không có sự hỗ trợ xã hội thì phạm vi quan hệ xã hội ở người khuyết tật khiếm thị sẽ bị thu hẹp. Do đó gia

đình và xã hội cần tạo điều kiện cho đối tượng được hoà nhập vào cuộc sống xã hội của những người bình thường.

Họ cần được học văn hoá, học nghề phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại của mình. Từ đó đem lại cho họ niềm vui trong lao động, vừa giúp họ có thu nhập, điều này sẽ giúp họ giảm bớt tâm lý bị phụ thuộc kinh tế, tâm lý bị bỏ đi.

Môi trường cộng đồng và gia đình cũng cần phải thích ứng với hoàn cảnh của người khuyết tật. Cần phải thiết kế các phương tiện, tiện nghi sinh hoạt phù hợp với đặc điểm, nhu cầu của người khuyết tật.

Do sự thiếu hụt dẫn đến những cản trở trong sinh hoạt, lao động nên người khuyết tật khiếm thị thường bị ức chế dẫn tới bi quan, chán nản, tự ti, hay cáu gắt, nóng nảy. Họ cũng cần được cảm thông và được tôn trọng.

Mặt khác, họ cũng là trong số những người có đời sống nội tâm rất nhạy cảm và tế nhị. Họ rất thông cảm với những khó khăn của người khác hơn người bình thường. Chính vì vậy, họ là những người hoạt động rất có hiệu quả trong các nhóm tự giúp.

Trên là một số đặc điểm tâm sinh lý cũng như nhu cầu thiết yếu của người khiếm thị. Nhân viên công tác xã hội muốn làm tốt vai trò của mình với người khiếm thị cũng cần tìm hiểu đầy đủ những đặc điểm, nhu cầu chung đó của người khiếm thị.

1.4.2. Khả năng của người khiếm thị

Con người không chỉ tồn tại thông qua một giác quan duy nhất là thị giác, những người khiếm thị bị suy giảm hoặc mất đi thị giác thì các giác quan khác như: xúc giác, thính giác, khứu giác… vẫn còn hoạt động. Xúc giác của người khiếm thị tập trung vào đôi bàn tay, vào các phần da trên mặt, ở đôi chân. Xúc giác là giác quan quan trọng nhất cho người khiếm thị tiếp nhận thông tin. Đôi chân giúp người khiếm thị định hướng đi lại, da mặt, da người giúp người khiếm thị nhận biết không khí xung quanh. Và quan trọng nhất là đôi tay, người khiếm thị có thể tiếp nhận được chính xác các thông tin về hình dáng, kích thước, độ mịn, độ bóng, trọng lượng, nhiệt độ…người khiếm thị cũng có thể đoán biết

hình dáng, thể trạng một người chỉ bằng cách sờ mó vào bàn tay, cùi tay của họ. Đặc biệt hiện nay người khiếm thị có thể học văn hoá thông qua chữ nổi Braile.

Thính giác cũng là giác quan quan trọng đối với người khiếm thị. Với thính giác người khiếm thị có thể tiếp nhận thông tin qua các âm thanh, nhận biết và giao tiếp với người xung quanh qua giọng nói, qua tiếng động. Với thính giác, người khiếm thị cũng có thể học âm nhạc và trở thành những người chơi đàn thành thạo.

1.4.3. Nhu cầu của người khiếm thị

Qua quan sát, đánh giá năng lực thực tế của người khiếm thị trên địa bàn, nhận thấy cơ bản một số cá nhân do trình độ học vấn, không có nhu cầu được hỗ trợ học tập sử dụng máy vi tính.

Đối với những trường hợp còn lại, mặc dù có nhu cầu, điều kiện năng lực cá nhân đáp ưng, nhưng điều kiện để tham gia học tập còn nhiều khó khăn, vướng mắc đặc biết là vấn đề tài chính và hiệu quả sau học tập

Mặc dù được gia đình, xã hội quan tâm, tạo điều kiện cần thiết để hòa nhập xã hội nhưng người khiếm thị không tránh khỏi tự ti về bản thân, mặc cảm với số phận của mình. Chính vì vậy mà người khiếm thị nhiều khi có những nhận thức không tích cực trong cuộc sống cũng như tương lai của chính mình. Người khiếm thị luôn nghĩ rằng mình không làm được gì cả, mà xã hội cũng không cần mình cho nên bản thân họ có ước mơ, có sở thích nhưng không dám suy nghĩ đến và ngại thực hiện điều đó. Luôn có những suy nghĩ tiêu cực phó mặc số phận, phó mặc tương lai.

Từ việc đó của người khiếm thị mà nhân viên công tác xã hội xác định là phải áp dụng các lý thuyết, kỹ năng cần thiết để trợ giúp cho thân chủ nhằm tác động tích cực lên suy nghĩ, hành động của người khiếm thị.

Mặt khác, nhân viên công tác xã hội cũng phát huy được những ứng dụng trong lý thuyết, kỹ năng vào thực tiễn một cách hiệu quả và phù hợp cho trường hợp của mình đặc biệt trong việc huy động nguồn lực và kết nối nguồn lực trong suốt quá trình can thiệp với thân chủ. Các nguồn lực được huy động một cách tối đa và hiệu quả đó là gia đình, các hội viên trong Hội, cộng đồng... nhân viên

công tác xã hội đã tận dụng tối đa các nguồn lực trợ giúp này trong quá trình hỗ trợ cho thân chủ của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận động nguồn lực cộng đồng nhằm hỗ trợ đào tạo kỹ năng sử dụng máy tính cho người khiếm thị (nghiên cứu can thiệp trường hợp thôn đông trung, xã đông xá (Trang 33 - 36)