8. Cấu trúc của luận văn
1.5. Tổng quan đời sống của người khiếm thị thôn Đông Trung, Xã Đông
Đông Xá, huyện Vân Đồn
Người khiếm thị tại Huyện Vân Đồn
Hiện nay, trên địa bàn huyện Vân Đồn đã thành lập Hội người mù của huyện, đây là cơ quan trực tiếp và phối hợp với các cơ quan chức năng khác tham mưu cho UBND huyện trong công tác quản lý nhà nước đối với người khiếm thị. Hội Người mù huyện Vân Đồn được thành lập vào tháng 4 năm 2010 trên cơ sở đồng ý của UBND tỉnh Quảng Ninh (Quyết định số 95/QĐ-UBND ngày 13/01/2010 của UBND tỉnh Quảng Ninh “V/v cho phép thành lập Hội người mù huyện Vân Đồn”).
Tên cơ sở: Hội Người mù huyện Vân Đồn.
Địa chỉ: Khu 5, thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Hội Người mù huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh có Ban Chấp hành, các chức danh chủ chốt của Hội gồm 06 thành viên, cụ thể: Chủ tịch Hội, Phó Chủ tịch Hội, Chi hội trưởng (04 cán bộ) và người sáng trực tiếp giúp việc (01 người).
Để Hội hoạt động theo qui định, Ban chấp hành Hội xây dựng quy chế hoạt động, thực hiện theo điều lệ, chấp hành nghiêm túc theo sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương và hướng dẫn của Hội cấp trên theo nguyên tắc thiểu số phục tùng theo đa số với tôn chỉ mục đích đúng đắn, phân công trách nhiệm rõ ràng. Kiểm điểm đánh giá hiệu quả trong công tác giao ban hàng tuần. Xây dựng nghị quyết trong tháng, sơ kết quy, 6 tháng đầu năm, tổng kết cuối năm và xây dựng phương hướng cho thời gian tiếp theo.
Trong thời gian hoạt động, Hội đã kết nạp 21 hội viên. Tổng số hội viên hiện tại là 67 người, trong đó nam: 29 người; nữ: 28 người. Cơ cấu như sau:
Chia theo độ tuổi: Dưới 30 tuổi là 13 người; Từ 30 - 55 tuổi là 06 người; Từ 55 tuổi trở nên là 48 người.
Số Hội viên thuộc diện chính sách xã hội: Thương binh nặng: 01 người; Thanh niên xung phong: 01 người; Bố liệt sĩ: 01 người; Hộ nghèo: 14 người (chiếm 20,8%); Hộ cận nghèo: 09 (chiếm 13,4%); Số hộ thoát nghèo trong 5 năm: 08 hộ (đạt 57,1%).
Trong thời gian qua, các hội viên được hưởng đúng chế độ trợ cấp xã hội hằng tháng theo qui định của nhà nước. Đối với người khuyết tật là 48 người đạt 100%, người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng được hưởng chế độ trợ cấp xã hội.
Thực trạng người biết sử dụng máy vi tính: Số người: 02 người; Tỉ lệ: 2,98%; Hình thức đào tạo: Được đào tạo theo chương trình của tỉnh; Mục đích sử dụng: Sử dụng vào công việc chung của Hội (Khai thác thông tin, soạn thảo văn bản…).
Công tác dạy nghề, tạo việc làm đối với hội viên là người khiếm thị vô cùng khó khăn vì người khiếm thị không nhìn thấy ánh sáng, hạn chế về chức năng vận động. Trong học tập và làm việc phải phụ thuộc định hình, định hướng của khối óc và nhờ vào đôi tay khéo léo. Với những khó khăn về con người cũng như điều kiện vật chất, kinh phí, cả một vấn đề mà bắt buộc người đứng đầu tổ chức cũng như Ban chấp hành phải định hướng đúng, tìm cách tháo gỡ khó khăn cụ thể là: Khảo sát độ tuổi trẻ, độ tuổi còn khả năng lao động và tính ham học, chịu thương, chịu khó của hội viên với tinh thần phấn đấu thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền”. Đồng thời học theo nhiều gương sáng của người khuyết tật phải có ý chí, quyết tâm, rèn luyện gian khổ, khắc phục khó khăn, hạn chế để tập trung cho học tập và lao động. Với tinh thần phấn đấu nỗ lực: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Hội luôn luôn quan tâm về lao động sản xuất tạo việc làm là nhiệm vụ trọng tâm của Hội vì có lao động sản xuất thì mới có thu nhập để nâng cao đời sống cho hội viên.
Song con đường tìm ra việc làm phù hợp cho hội viên người khiếm thị không hề giản đơn bởi còn phụ thuộc liên quan đến nhiều vấn đề cả vật chất và tinh thần, sự trợ giúp nuôi ăn, nghỉ, đi lại… Có lúc xây dựng được chương trình, kế hoạch, tìm được con người song lại phải dừng lại để tìm cách khắc phục như mở lớp nhỏ lẻ thành nhiều đợt. Nhờ sự trợ giúp cá nhân, cán bộ, Hội đã tổ chức
dạy nghề massage cho 13 hội viên, nghề cạo phoi tre: 23 người khiếm thị cả Tỉnh, Huyện và Tỉnh ngoài như Bắc Cạn với thu nhập bình quân mỗi hội viên từ 2.500.000đ - 3.000.000đ/1người/tháng, từ đó giúp những người khuyết tật, người khiếm thị có cuộc sống ổn định.
Chương trình tạo việc làm cho hội viên người khiếm thị trong thời gian qua đã tạo thêm sức mạnh về tinh thần cho hội viên và học được nghề, tạo được việc làm có thu nhập chính đáng là điều mong ước của hội viên người khiếm thị để họ bớt đi những khó khăn về kinh tế cho bản thân và gia đình, góp phần nhỏ bé có ích cho xã hội.
Công tác tuyên truyền là một nhiệm vụ thiết thực cho hội viên người khiếm thị nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức, hiểu biết qua các chương trình thông tin về chế độ, chính sách, pháp luật nhà nước và các kiến thức bổ ích trong cuộc sống con người. Khoa học kỹ thuật có thể những việc người khiếm thị nghe hiểu nhưng không thể trực tiếp thực hiện bằng chính đôi tay của mình. Những kiến thức hiểu biết sẽ truyền đạt lại bằng lời nói cho con cháu, người thân… để thực hiện.
Những kiến thức bổ ích hội viên đã được nghe qua đài phát thanh, tiếng trong tivi, băng đĩa, tạp chí đời mới đọc bằng tay của chữ nổi Brai. Đặc biệt hội viên được tham gia sinh hoạt tại địa bàn dân cư. Trong các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội như Hội Phụ nữ, Nông dân, Đoàn Thanh niên, Cựu Chiến binh, Hội Người Cao tuổi với tỷ lệ: 61/76, đạt 91%.
Hội đã có nhiều hoạt động nhân đạo như: Trích quỹ mua phần quà bổ ích tặng cho hội viên để phục vụ sinh hoạt như Gậy gấp để dẫn đường, đồng hồ nói để biết giờ giấc phân biệt được giờ ban ngày, giờ ban đêm, đài cát sét để nghe thông tin, kính mắt; hỗ trợ xóa nhà tạm thuộc hộ nghèo và nhà tình thương Đặc biệt, có thành viên của Hội đã được công nhận là cộng tác viên báo chí Đời Mới, báo mạng. Hàng năm đều gửi tin bài hoạt động của Hội Người Mù trong toàn Tỉnh. Hiện nay, toàn Hội có 18 hội viên biết viết và đọc chữ Brai (đạt 26,8%).
Được sự quan tâm của Tỉnh Hội, Trung ương Hội đã cung cấp cho Hội Người Mù các ấn phẩm gồm sách báo chữ nổi, tiếng việt, băng catsset, đĩa CD
đa dạng phong phú về nội dung và thể loại. Hàng năm hội viên được tiếp cận nghe đài, đọc sách báo, hình thức mượn quay vòng. Trong 67 hội viên có 18 hội viên trẻ thường xuyên đọc sách báo chữ Brai, đạt 26,8%. 52/67 hội viên thường nghe thông tin qua đài.
Hội duy trì dạy chữ Brai hội viên bằng phương pháp dạy nhỏ lẻ từng đợt từ 2-3 hội viên do Chủ tịch Hội dạy. Có 6 hội viên học chữ Brai và 8 học viên học chữ Brai do Tỉnh Hội tổ chức.
Hoạt động văn nghệ là món ăn tinh thần đối với hội viên người khiếm thị, đã ăn sâu vào lòng nhiệt huyết, đã động viên khích lệ có ích trong cuộc sống sinh hoạt với những lời ca, tiếng hát ca ngợi Đảng, Bác Hồ kính yêu. Động viên con người trong các lĩnh vực lao động, sản xuất, phát triển kinh tế, tô thắm hình ảnh con người Việt Nam và đất nước Việt Nam trong từng nội dung bài hát.
Hội có 11 hội viên thường xuyên tham gia sinh hoạt. Năm 2012 Hội tham gia dự thi liên hoan tiếng hát từ trái tim do Tỉnh và Trung ương Hội tổ chức. Quá trình tham gia, Hội đã thu được những kết quả đáng khích lệ:
Tập thể đạt giải khuyết khích.
Chi hội 4 xã Quan Lạn đạt các giải: Cấp Tỉnh: 01 giải A giải đặc biệt. Cấp Trung ương: 01 huy chương vàng.
Tiêu biểu có hội viên đã đạt 3 giải bài hát Việt, giải hòa âm phối khí do Làn Sóng Xanh tặng và nhiều giải thưởng khác.
Năm 2013 có 02 cán bộ Hội tham gia hội thi thể dục thể thao giành cho người khuyết tật tỉnh Quảng Ninh do Sở Văn hóa Thể dục Thể thao và Sở Lao động Thương binh và Xã hội Tỉnh phối hợp tổ chức. Kết quả môn bơi tự do và chạy đạt 2 giải khuyết khích, 45% hội viên tự luyện tập phục hồi chức năng, thể dục buổi sáng.
Trong thời gian qua, các thành viên của Hội đã tích cực hoạt động và tham gia các phong trào thi đua, Hội đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ và nhiều cá nhân được cấp có thẩm quyền khen thưởng do có thành tích xuất sắc trong công tác Hội, cụ thể:
Năm 2013, Hội có hội viên được tham dự Hội nghị biểu dương người khuyết tật tiêu biểu toàn quốc, được tặng bằng khen của Trung ương giành cho người khuyết tật.
Năm 2014, dự Đại hội Đoàn Thanh niên tiên tiến học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh do tỉnh đoàn Quảng Ninh tổ chức.
Năm 2014, nhận giấy khen của Hội Khuyến học Vân Đồn.
Có Hội viên đã được nhận nhiều Bằng khen, Giấy khen của cấp Trung ương khen tặng.
Trong những năm qua Hội luôn luôn nhận được nhiều tấm lòng từ thiện của các đơn vị, cơ quan, xí nghiệp, các ngành, nhà trường, nhà đền, nhà chùa, các cá nhân có lòng hảo tâm ủng hộ giúp đỡ kinh phí, vật chất, tiền gạo, mỳ.
Liên đoàn Lao động Huyện và Ngành Giáo dục, Hội liên hiệp Phụ nữ Huyện mua ủng hộ 6 vạn gói tăm nhân đạo giành cho người mù trong Huyện.
Về vận động mua tăm từ thiện ủng hộ người mù là việc làm có ý nghĩa nhân đạo đối với người mù lao động sản xuất tăm tre. Tuy gói tăm bé nhỏ do chính tay người mù lần mò đóng gói cùng nhiều người khuyết tật khác họ có đôi mắt sáng vận hành máy móc… Gói tăm nhân đạo được hàng vạn tấm lòng từ thiện đón nhận giúp đỡ tiêu dùng là động lực tinh thần trong lao động sản xuất tạo việc làm có thu nhập để ổn định cuộc sống. Họ đã cảm nhận và thể hiện trên khuôn mặt với niềm phấn khởi cảm ơn trân trọng mọi người đã giành cho họ sự giúp đỡ quý giá.
Hội luôn luôn quan tâm về sinh hoạt và đời sống hội viên. Hàng năm khảo sát hoàn cảnh hội viên, nắm bắt về mọi mặt: Sinh hoạt, mức thu nhập, sức khỏe hội viên để kịp thời giúp đỡ, trợ cấp cho các hội viên có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở, đơn thân, nuôi con nhỏ…
Ngay từ thời gian đầu thành lập Hội đã nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền, Ủy ban MTTQ Huyện cùng các ban ngành, đoàn thể, tổ chức cộng đồng xã hội, sự chỉ đạo sát sao của Hội Người Mù tỉnh Quảng Ninh và nhiều tấm lòng hảo tâm tạo điều kiện giúp đỡ mọi mặt như: Bố
trí phòng làm việc, trang bị phương tiện như bàn tủ, máy vi tính… Hàng năm được phân bổ kinh phí hoạt động.
Các đồng chí ủy viên trong Ban Chấp hành Hội đều nêu cao tinh thần, trách nhiệm, người đứng đầu luôn luôn định hướng đúng trong từng kế hoạch đề ra với tinh thần nhiệt tình, trách nhiệm tôn trọng tổ chức, ý thức nghiêm minh. Luôn luôn quan tâm chăm lo đời sống hội viên trong những trường hợp có hoàn cảnh khó khăn, cộng sự với ý thức tham gia sinh hoạt của Hội với tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau tương thân, tương ái, vượt qua trong học tập và tạo việc làm phù hợp thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu “Tàn nhưng không phế”.
Với sự đoàn kết trong Ban Chấp hành và người đứng đầu luôn luôn suy nghĩ tìm tòi, học hỏi. Bởi vậy trong lĩnh vực hoạt động của Hội như kế hoạch, chương trình đề ra đúng và trúng như mong đợi đã mang lại kết quả về mọi mặt.
Với đặc thù là người khuyết tật, địa bàn cơ sở đi lại khó khăn như: xã đảo cách xa đất liền, vùng sâu phải phụ thuộc người dẫn dắt, do đó chức năng vận động của hội viên phần nào phải phụ thuộc người giúp đỡ. Tiếp cận thông tin, kinh phí hạn hẹp nên tổ chức các lớp học dạy nghề nói chung và học sử dụng máy vi tính còn gặp nhiều khó khăn.
Người khiếm thị tại thôn Đông Trung
Hiện nay, trên địa bàn thôn Đông Trung có 05 người khiếm thị, cụ thể: Giới tính: Nam 02 người; Nữ 03 người; Độ tuổi: Dưới 30 tuổi 03 người (Có 01 trẻ em dưới 05 tuổi); Từ 30 - 40 tuổi 01 người; Trên 50 tuổi 01 người. Nghề nghiệp chủ yếu là: Làm việc tại cơ sở Matsage; Cạo phoi tre;
Người khiếm thị tại địa phương này hiện tại đều sống chung với gia đình, đồng thời có việc làm để có thêm thu nhập cho nên cuộc sống cơ bản được đảm bảo về vật chất cũng như tinh thần, được gia đình quan tâm, chăm sóc, được xã hội đảm về tiền trợ cấp theo qui định.
Về điệu kiện sinh hoạt như ăn, mặc, nơi ở, vật chất của người khiếm thị được đảm bảo các nhu cầu cơ bản của cuộc sống hiện tại.
Gia đình, tình thương yêu, sức khoẻ: Đây là nhu cầu rất cần thiết đối với mỗi con người sống trong xã hội, mà nhất là đối với những người chịu thiệt thòi như người khiếm thị, họ được gia đình, người thân, bạn bè luôn quan tâm, yêu thương. Tuy nhiên bản thân những người khiếm thị vẫn không tránh khỏi những biểu hiện mặc cảm, tự ti.
Hoà nhập, tham gia hoạt động cộng đồng: Người khiếm thị ở Thôn hiện nay đang là Hội viên Hội người mù huyện Vân Đồn nên sinh hoạt trong Hội, được tham gia các hoạt động trong Hội do Hội tổ chức: hoạt động văn nghệ, tập huấn về làm ăn phát triển kinh tế.
Qua quan sát, nhận thấy người khiếm thị ở Thôn luôn được tôn trọng, đối xử công bằng như người khác, đây là vấn đề về tinh thần cực kỳ quan trọng của những người khuyết tật nói chung và người khiếm thị nói riêng giúp cho người khiếm thị phần nào đỡ cảm thấy thiệt thòi, mặc cảm, tự ti.
Có được đánh giá chính xác trong nhu cầu của người khiếm thị. Từ đó, có bước đi đúng hướng và chính xác trong việc trợ giúp thân chủ của mình. Ngoài ra có thể hỗ trợ, khắc phục nhận thức cho thân chủ để thân chủ có cách nhìn đúng đắn và có hành vi đúng đắn, không bị lệch lạc hành vi.