Nguyên tắc và mục đích tham gia Liên minh nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết chế thúc đẩy hình thành liên minh nghiên cứu toàn cầu tại việt nam nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào việt nam (Trang 88 - 90)

9. Kết cấu của Luận văn

3.2. Hình thành thiết chế tại Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động

3.2.1. Nguyên tắc và mục đích tham gia Liên minh nghiên cứu

Nhƣ trong chƣơng 2 đã phân tích kết quả phỏng vấn chuyên gia hợp tác quốc tế về KH&CN, cho thấy sự cần thiết phải hội nhập quốc tế về KH&CN sâu rộng và toàn diện hơn, để buộc Việt Nam phải tiến tới những chuẩn quản lý, chuẩn nguyên tắc để có môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh.

a. Nguyên tắc tham gia hợp tác

Nhƣ đã nói trong mục tiểu kết chƣơng 2, dẫn lời đề xuất giải pháp của chuyên gia hợp tác quốc tế về KH&CN, tác giả Luận văn nhận thấy nguyên tắc tham gia hợp tác trong GRA là quan hệ với những đối tác mạnh hơn, trên cơ sở trao đổi những thế mạnh của Việt Nam và nhận chuyển giao kết quả nghiên cứu thuộc thế mạnh của đối tác.

Cần phải thấy rằng, trong hợp tác quốc tế về KH&CN cũng đƣợc giải quyết theo nguyên tắc của nền kinh tế thị trƣờng đúng nghĩa, không đối tác nào lại “cho không” các đối tác khác, trong GRA nhất thiết phải có quan hệ trao đổi.

Thế mạnh của Việt Nam về KH&CN có thể là các kết quả nghiên cứu cơ bản tại các đại học nhƣ Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam…

Khi tham gia GRA, Việt Nam có thể trao đổi, nhận về các kết quả nghiên cứu của các đối tác.

b. Mô hình tham gia

Nhƣ mục 3.2. Luận văn đã khảo sát kinh nghiệm hoạt động của Chƣơng trình Các Trung tâm hợp tác nghiên cứu của Australia (Cooperative Research Centres Programme - CRCs).

Khi khảo sát CRC, tác giả Luận văn nhận thấy mô hình CRC đƣợc tổ chức trên cơ sở mô hình về KH&CN mà các đối tác của Australia trong GRA đã sử dụng, có thể dẫn chứng:

- Chƣơng trình Hỗ trợ dài hạn (longer-term support) nhƣ tại chƣơng trình “Trung tâm Đổi mới (COI)” đƣợc cung cấp theo chu kỳ chín năm của Nhật Bản;

- Quan hệ đối tác chiến lƣợc “Công nghiệp - học thuật” (Industry- academic strategic partnerships) nhằm thúc đẩy mạnh sức sáng tạo hiện có nhƣ mô hình “Leading Edge Clusters” của Cộng hòa Liên bang Đức;

- Vị trí lãnh đạo bởi ngành công nghiệp (Leadership by industry) nhƣ trong chƣơng trình Mạng lƣới dẫn dắt kinh doanh của các Trung tâm Xuất sắc “Business-Led Networks of Centres of Excellence” của Canada;

- Physical proximity nhƣ trong chƣơng trình “Catapult” của Anh.

c. Mục đích tham gia

Khi tham gia GRA, Việt Nam có thể phát triển hệ thống nghiên cứu gắn với sản xuất, doanh nghiệp.

Có thể nghiên cứu mô hình về hoạt động nghiên cứu, đổi mới và CGCN đƣợc khuyến khích tại các trƣờng đại học Australia với những lợi thế và lợi ích của các bên tham gia quá trình CGCN giữa ba trụ cột chính: Đại học - Nhà nƣớc - Doanh nghiệp. Đại diện khối đại học với các trƣờng danh

tiếng nhƣ Đại học quốc gia Australia (ANU), Trƣờng Đại học New SouthWealth (NSWU), Trƣờng Đại học Sydney, Trƣờng Đại học Melbourne, Trƣờng Đại học Tây Úc (AWU):

- Trƣờng đại học có đƣợc tài trợ từ nhà nƣớc và doanh nghiệp để làm những gì trƣờng muốn làm, nghiên cứu phát triển, hoàn chỉnh công nghệ và không ngừng đổi mới cho chu trình công nghệ tiếp theo;

- Phát triển quy mô của những nghiên cứu, phát triển công nghệ mà trƣờng đại học có lợi thế;

- Đảm bảo đồng bộ đƣợc lợi ích cả về sở hữu trí tuệ và tài chính cho cá nhân giáo sƣ, nhà nghiên cứu, tổ chức tƣ vấn chuyển giao, đạt hiệu quả cao từ tài trợ và chính sách của Chính phủ, và cuối cùng xã hội nhận đƣợc sự đổi mới, phát triển không ngừng dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến;

- Các trƣờng đại học có tác động mạnh đến chiến lƣợc, năng lực, quy mô các chƣơng trình nghiên cứu quốc gia, tạo động lực đổi mới cho khu vực doanh nghiệp;

- Chính từ hoạt động nghiên cứu và CGCN, các trƣờng đại học hàng đầu của Australia đã nâng cao đƣợc năng lực và danh tiếng của trƣờng đại học trong cả đào tạo và CGCN. Thể hiện sự hợp tác chặt chẽ trong đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao của nhà trƣờng với khối doanh nghiệp;

- Khả năng liên kết nghiên cứu và CGCN ngày càng đƣợc cải thiện, nâng cao. Khuyến khích cạnh tranh giữa các trƣờng đại học với cộng đồng kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết chế thúc đẩy hình thành liên minh nghiên cứu toàn cầu tại việt nam nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào việt nam (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)