9. Kết cấu của Luận văn
2.4. Nhu cầu về thiết chế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao
công nghệ từ nƣớc ngoài
2.4.1. Nhu cầu từ doanh nghiệp
Từ những bất cập trong việc CGCN, các doanh nghiệp đều cho rằng nguyên nhân là do thiếu các thiết chế nhằm thúc đẩy CGCN, trong đó có CGCN từ nƣớc ngoài.
Việc CGCN từ các tổ chức nghiên cứu đến doanh nghiệp hiện nay còn một số bất cập như sau:
- Thiếu thông tin về công nghệ mà doanh nghiệp cần, thiếu thông tin về nhà cung cấp công nghệ phù hợp với doanh nghiệp;
- Thiếu cơ quan dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp để lựa chọn công nghệ phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp;
- Thiếu thông tin về các cơ chế chính sách của nhà nước về hỗ trợ tài chính cho CGCN đến doanh nghiệp.
(Nữ, 47 tuổi, Giám đốc doanh nghiệp)
Nhƣ vậy, qua phỏng sâu cho thấy khó khăn trong CGCN từ các tổ chức nghiên cứu trong nƣớc là công nghệ thiếu tính ứng dụng thực tế, khó phù hợp với điều kiện cụ thể về chủng loại sản phẩm dịch vụ, loại nguyên vật liệu, phụ liệu và khả năng tài chính của doanh nghiệp. Khi chuyển giao, các đơn vị nghiên cứu chỉ chú trong phần thiết bị công nghệ chính mà không quan tâm nhiều các thiết bị phụ trợ kèm theo, cùng công tác đào tạo chuyển giao, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình công nghệ…
Mặt khác, bất cập về thông tin CGCN cũng đƣợc doanh nghiệp cho là lực cản, trong đó nhấn mạnh đến thiếu thiết chế trung gian, thể hiện qua thiếu:
- Thông tin về nhà cung cấp công nghệ phù hợp với doanh nghiệp; - Tổ chức dịch vụ tƣ vấn chuyên nghiệp để lựa chọn công nghệ phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp;
- Sự tƣ vấn hợp lý, thuyết phục về kinh phí đầu tƣ đổi mới công nghệ.
2.4.2. Nhu cầu từ tổ chức nghiên cứu
Về sự cần thiết phải hình thành các thiết chế nhằm kết nối giữa tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp trong quá trình CGCN, các tổ chức nghiên cứu đã cho rằng:
Sự kết nối giữa giữa cơ quan nghiên cứu và doanh nghiệp ở nước ta thực sự còn lỏng lẻo. Các cơ quan nghiên cứu chưa có địa chỉ để áp dụng kết quả nghiên cứu. Các nhà sản xuất kinh doanh thì lại không biết tìm ai để đặt mua công nghệ, đặt hàng ý tưởng…
Việc hiện thực hóa sáng chế đã được cấp patent hoặc các giải pháp kỹ thuật đã được thử nghiệm xong giai đoạn pilot còn rất khó khăn, do thiếu vốn, nhưng lại không thể trông đợi vào ngân sách Nhà nước (vì Nhà nước không thể cung cấp vốn đầu tư mạo hiểm cho giai đoạn sau R&D). Bởi vậy, rất cần những thiết chế - ví dụ quỹ đầu tư mạo hiểm - để cung cấp tài chính nhằm đưa giải pháp kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh.
(Nam, 51 tuổi, đại diện viện nghiên cứu)
Nhƣ vậy, các khó khăn trong CGCN từ tổ chức nghiên cứu sang khu vực doanh nghiệp nhƣ đã phân tích ở trên, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến
thiếu thiết chế trung gian liên kết giữa R&D và CGCN, cụ thể:
- Chƣa có sự kết nối giữa giữa cơ quan nghiên cứu và doanh nghiệp; - Tổ chức R&D chƣa có địa chỉ để áp dụng kết quả nghiên cứu;
- Các doanh nghiệp không biết tìm ai để mua công nghệ, đặt hàng ý tƣởng;
- Thiếu thiết chế cung cấp tài chính nhằm đƣa kết quả nghiên cứu vào khu vực sản xuất, kinh doanh.
Về khó khăn thứ hai đối với các tổ chức nghiên cứu. Luận văn đặt câu hỏi: Xin Ông/Bà đánh giá về sự liên kết trong nghiên cứu ứng dụng giữa các cơ quan nghiên cứu của Việt Nam với các cơ quan nghiên cứu tại nƣớc ngoài.
Trả lời:
Sự liên kết giữa cơ quan nghiên cứu Việt Nam với các cơ quan nghiên cứu nước ngoài thể hiện chủ yếu ở chất lượng các hội thảo khoa học, các bài báo khoa học trên các diễn đàn quốc tế và các đề tài nghiên cứu phối hợp dưới dạng hợp tác nghiên cứu song phương, hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ theo Nghị định thư
Đề tài hợp tác nghiên cứu chung thì mỗi bên làm một phần nội dung và phối hợp trao đổi đoàn ra, đoàn vào, thiếu có sự kết hợp sâu rộng về những vấn đề công nghệ cao, công nghệ dẫn đầu.
(Nam, nguyên quản lý KH&CN cấp vụ)
Có 05 đại diện tổ chức nghiên cứu trong nƣớc tham gia trả lời câu hỏi này, ngoài câu trả lời trên, Luận văn xin tóm tắt các câu trả lời còn lại:
- Sự hợp tác trong những năm qua đã đƣợc cải thiện nhiều, đặc biệt đối với các các nƣớc phát triển: Nhật Bản, Mỹ, Anh, Hàn Quốc… Tuy nhiên chủ yếu với lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, đào tạo hoặc nhận chuyển giao từ nƣớc ngoài. Các liên kết, kết hợp nghiên cứu tạo ra các sản phẩm mới của Việt Nam còn ít, hạn chế.
Đánh giá về sự liên kết trong nghiên cứu ứng dụng giữa các cơ quan nghiên cứu của Việt Nam với các cơ quan nghiên cứu tại nƣớc ngoài, những đại diện của tổ chức nghiên cứu trong nƣớc đều thống nhất nhận định:
- Qua các hợp tác, về cơ bản nâng cao đƣợc phần nào năng lực, kinh nghiệm của các cá nhân, đơn vị nghiên cứu trong nƣớc;
- Sự liên kết trong nghiên cứu ứng dụng giữa các cơ quan nghiên cứu của Việt Nam với các cơ quan nghiên cứu tại nƣớc ngoài đã đƣợc thiết lập qua các dự án hợp tác nghiên cứu song phƣơng phƣơng đa phƣơng về KH&CN, qua các diễn đàn, hội thảo khoa học trong và ngoài nƣớc;
- Tuy nhiên, hợp tác nghiên cứu còn chƣa sâu rộng, chƣa phát huy và khai thác đƣợc thế mạnh nghiên cứu của mỗi bên;
- Phía Việt Nam vẫn chủ yếu là học hỏi kinh nghiệm từ nghiên cứu và triển khai và CGCN của nƣớc ngoài.
Để đánh giá sự liên kết trong nghiên cứu ứng dụng giữa các cơ quan nghiên cứu của Việt Nam với các cơ quan nghiên cứu tại nƣớc ngoài, tác giả Luận văn đã đặt câu hỏi đối với một nhà quản lý KH&CN cấp vụ:
Câu hỏi: Xin Ông đánh giá về sự liên kết trong nghiên cứu ứng dụng giữa các cơ quan nghiên cứu của Việt Nam với các cơ quan nghiên cứu tại nƣớc ngoài.
Trả lời:
Sự liên kết trong nghiên cứu ứng dụng giữa các cơ quan nghiên cứu của Việt Nam với các cơ quan nghiên cứu tại nước ngoài được thực hiện tương đối tốt, song rất tiếc đó là do các yếu tố ngẫu nhiên và do có sự nỗ lực của các nhà khoa học, mà chưa phải nhu cầu thực từ nền kinh tế thị trường, từ nhu cầu phát triển đích thực, mà trong đó hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội được đặt lên hàng đầu.
(Nam, nguyên quản lý KH&CN cấp vụ)
Để có giải pháp khắc phục những khó khăn đã nêu, tác giả Luận văn đã đặt câu hỏi đối với một nhà quản lý KH&CN cấp vụ, kết quả thu đƣợc nhƣ sau:
Câu hỏi: Xin Ông cho biết cần những giải pháp gì để khắc phục những bất cập đã nêu trên.
Trả lời:
Chỉ có hai cách:
- Một là chờ đợi lớp lãnh đạo thông minh hơn (mà chưa biết đến bao giờ mới xuất hiện);
- Hai là hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện hơn. Hội nhập quốc tế buộc Việt Nam phải tiến tới những chuẩn quản lý, chuẩn nguyên tắc để có môi trường cạnh tranh lành mạnh; hợp tác với những đối tác mạnh hơn sẽ làm sáng hơn kiến thức cho Lãnh đạo quốc gia, Lãnh đạo các doanh nghiệp Việt Nam.
Tiểu kết chƣơng 2
Trong Chƣơng 2, Luận văn đã khảo sát thực trạng CGCN nói chung và CGCN từ nƣớc ngoài vào Việt Nam, trong đó có những khó khăn, bất cập từ chính sách CGCN, hoạt động CGCN, tổ chức CGCN cho thấy còn thiếu những thiết chế nhằm kết nối R&D và đƣa kết kết quả nghiên cứu vào sản xuất.
Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy rất cần hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện hơn, buộc Việt Nam phải tiến tới những chuẩn quản lý, chuẩn nguyên tắc để có môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, hợp tác với những đối tác mạnh hơn… để hoạt động KH&CN nói chung, hoạt động CGCN nói riêng đạt hiệu quả.
CHƢƠNG 3
HÌNH THÀNH THIẾT CHẾ THAM GIA LIÊN MINH NGHIÊN CỨU TOÀN CẦU TẠI VIỆT NAM - TỪ KINH NGHIỆM CỦA AUSTRALIA 3.1. Kinh nghiệm của Australia trong việc tham gia Liên minh nghiên cứu toàn cầu
3.1.1. Kinh nghiệm hoạt động của Chương trình Các Trung tâm hợp tác nghiên cứu nghiên cứu
Chƣơng trình Các Trung tâm hợp tác nghiên cứu - CRCs (Cooperative Research Centres Programme) đƣợc thành lập vào năm 1990 và CRC đầu tiên đƣợc công nhận vào năm 1991. Mục đích của chƣơng trình là kết nối ngành công nghiệp và các nhà nghiên cứu với nhau để cùng hợp tác giải quyết những thách thức trong nghiên cứu ứng dụng.
Kể từ khi bắt đầu thực hiện Chƣơng trình CRC Australia vào năm 1991, 212 Trung tâm hợp tác nghiên cứu đã đƣợc tài trợ. Chính phủ Australia đã cam kết tài trợ hơn 4,0 tỷ cho Chƣơng trình này. Những ngƣời tham gia trong CRCs đã nhận thêm 12,3 tỷ tiền mặt và hiện vật đóng góp theo số liệu của Bộ Công nghiệp và Khoa học năm 2015.
Trung tâm hợp tác nghiên cứu đƣợc tài trợ thông qua một quá trình cạnh tranh cấp quốc gia hàng năm. Nói chung, chính phủ kêu gọi đăng ký vào khoảng tháng 11 - 12 và cũng có thể xác định những lĩnh vực ƣu tiên tài trợ. Hồ sơ đăng ký đến từ các nhóm hợp tác với nhau cho quá trình đấu thầu và phải bao gồm ít nhất một trƣờng đại học của Australia và là một doanh nghiệp cỡ vừa và nhỏ của Australia. Họ sẽ nộp thầu trong khoảng tháng 6 - 7 của năm sau và một nhóm cố vấn độc lập sẽ đề xuất một danh sách đã đƣợc sàng lọc để Bộ trƣởng Bộ Công nghiệp và Khoa học xem xét tiếp.
Hoạt động của mỗi Trung tâm hợp tác nghiên cứu (CRC) đƣợc quản lý bởi một Ban Giám đốc, những ngƣời đƣợc lựa chọn bởi các bên tham gia trong CRC. Chính phủ theo dõi tiến độ thông qua các báo cáo hàng năm, các
cuộc khảo sát thực tế của các thành viên của ủy ban cố vấn và một cuộc đánh giá quan trọng giữa kỳ. Hầu hết Trung tâm hợp tác nghiên cứu đƣợc thiết lập là các công ty phi lợi nhuận, với sự tham gia mang tính chất là “thành viên” chứ không phải là “cổ đông”. CRCs chỉ định một nhóm nhỏ quản lý để điều hành hoạt động của Trung tâm.
Quyền sở hữu trí tuệ (IPR) đƣợc tạo ra bởi các hoạt động của CRC đƣợc đƣa ra đàm phán. Nói chung, IP đƣợc xử lý theo một trong hai cách sau: (1) các CRC sở hữu tất cả các IP đƣợc tạo ra bởi các hoạt động của mình; (2) hoặc những ngƣời tham gia trong mỗi dự án trong CRC chia sẻ các IP đƣợc tạo ra trong các dự án tƣơng ứng với đầu vào của họ. Chính phủ Australia không đòi quyền IP trong mỗi CRC. CRC nói chung là đƣợc tự do đàm phán thƣơng mại hóa IP - nhƣng sự quan tâm của các bên tham gia trong CRC là một yếu tố để xem xét chính. Chính phủ luôn mong đợi là một trong những bên tham gia trong CRC sẽ muốn thƣơng mại hóa các dự án cụ thể.
Mỗi CRC cũng cam kết đào tạo tiến sĩ và các hình thức đào tạo khác phù hợp với lĩnh vực cụ thể của mỗi chƣơng trình. Mặc dù các CRCs không thể đứng ra trao bằng tiến sĩ, họ làm việc với các trƣờng đại học tham gia vào các CRC để phát triển các chƣơng trình tiến sĩ đó theo định hƣớng chuyên nghiệp.
Các kết quả và điểm nổi bật của chương trình CRC
Chƣơng trình Các Trung tâm hợp tác nghiên cứu đã có nhiều kết quả nổi bật. Có thể dẫn chứng:
- EarthCheck là chứng nhận khoa học đối sánh hàng đầu thế giới và là nhóm tƣ vấn cho du lịch. Khi Trung tâm hợp tác nghiên cứu Du lịch Bền vững (STCRC), trung tâm nghiên cứu lớn nhất thế giới về du lịch bền vững, hoàn tất nhiệm kỳ của mình vào năm 2010, nó đã chuyển thành hai dự án quốc tế kế thừa: Viện Nghiên cứu EarthCheck phi lợi nhuận và Trung tâm quốc tế APEC về Du lịch bền vững.
Nhóm cây lâu năm trong hệ thống canh tác Australia nhằm khắc phục những vấn đề lớn về độ mặn, dự tính mang lại một lợi ích ròng 1,6 tỷ cho sản xuất nông nghiệp của Australia đến năm 2030, là kết quả làm việc của “Trung tâm hợp tác nghiên cứu về công nghiệp trang trại tƣơng lai” - Future Farm Industries Cooperative Research Centre trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2014. CRC đã rất thành công trong khâu đƣa nghiên cứu của mình vào các hệ thống canh tác nhƣ cây bụi cỏ EverGraze, EverCrop và Enrich để đảm bảo ứng dụng rộng rãi. Tập quán canh tác trên hơn một triệu ha trên toàn miền nam Australia đã thay đổi hoàn toàn.
- Groundprobe, công ty chuyển đổi từ CRC chuyên ngành tín hiệu cảm biến và xử lý thông tin, đã có hơn 4.500.000 giờ giám sát thời gian thực của sự ổn định sƣờn dốc trong hầm mỏ. Hệ thống “Radar ổn định sƣờn dốc” của họ bây giờ đƣợc sử dụng để bảo vệ ngƣời dân chống lại lở tuyết.
Các tài sản trí tuệ của chƣơng trình CRC cho sản xuất lƣơng thực quốc tế và dịch vụ đóng gói đã đƣợc chuyển giao cho công ty Plantic Technologies. Plantic hiện tại đang đi tiên phong về nguyên liệu tái tạo và nhựa sinh học có khả năng phân hủy sinh học 100% từ ngô.
Nghiên cứu về nƣớc của Australia (Water Research Australia) là một chƣơng trình hợp tác lâu dài đặc biệt và có lợi cho tất cả các lĩnh vực của ngành công nghiệp nƣớc sạch của Australia và cộng đồng bằng các nghiên cứu hợp tác trên tất cả các khía cạnh của nƣớc uống, nƣớc tái chế và xử lý nƣớc thải. Nó đƣợc phát triển sau hai nhiệm kỳ thành công của chƣơng trình CRC cho chất lƣợng nƣớc và xử lý nƣớc.
Tác động của Chương trình CRC cho phát triển kinh tế và xã hội
Chƣơng trình Các Trung tâm hợp tác nghiên cứu rõ ràng là một trong những chƣơng trình đổi mới đƣợc đánh giá và nghiên cứu nhiều nhất trên thế giới. Kể từ khi ra đời, trong số các nghiên cứu khác, đã có năm ý kiến đánh giá riêng về chƣơng trình và ba nghiên cứu lớn về kinh tế. Theo quy định giải trình của Bộ Tài chính - Chính phủ Australia, tất cả các chƣơng trình đƣợc chính thức đánh giá lại sau thời gian năm năm.
Các đánh giá trên hoặc các nghiên cứu của Chƣơng trình CRC đều mang tính tích cực. Trong mọi trƣờng hợp, các tác giả đã thừa nhận rằng việc tổ chức CRC đều dẫn đến những kết quả rất có lợi. Các nghiên cứu tác động kinh tế đã đi xa hơn và chứng minh tác động tích cực của Chƣơng trình CRC lên GDP của Australia. Ví dụ gần đây nhất của Allen Consulting Group năm 2012 đã kết luận: Đầu tư của chương trình CRC ở Australia cho R&D có tác động rộng rãi đến cộng đồng, ảnh hưởng đến mọi ngành nghề và lĩnh vực. Những tác động này được đánh giá bằng cách sử dụng một mô hình tính toán cân bằng chung (CGE), trong đó ước tính lợi nhuận ròng cho nền kinh tế là 7.5 tỉ trong giai đoạn được đánh giá - đóng góp khoảng 0,03 % vào tăng trưởng GDP mỗi năm. So với đầu tư của Chính phủ Australia, các chương trình CRC đã tạo ra một lợi ích kinh tế ròng cho cộng đồng, vượt quá chi phí của nó theo hệ số 3.1.
Cần lƣu ý là lợi nhuận từ các dự án đơn lẻ trong và giữa những CRCs thay đổi rất lớn và thời gian trung bình cần có từ khi bắt đầu một CRC đến các thành tựu của một tác động kinh tế có thể định lƣợng đƣợc là chín năm. Những phát hiện này có ý nghĩa đối với bất kỳ chính phủ nào dự tính thiết lập một hệ thống đổi mới có thể bao gồm một chƣơng trình giống nhƣ CRC.29
3.1.2. Kinh nghiệm hoạt động của Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Liên bang