9. Kết cấu của Luận văn
3.2. Hình thành thiết chế tại Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
3.2.3. Thiết chế về tổ chức và hoạt động của thị trường công nghệ
gia Liên minh nghiên cứu toàn cầu
Thị trƣờng công nghệ là thƣớc đo năng lực đổi mới quốc gia. Cũng nhƣ các thị trƣờng khác, thị trƣờng công nghệ mà hoạt động đặc trƣng là CGCN, cũng đƣợc hình thành trên cơ sở phải có hàng hoá, phải có nhu cầu về hàng hoá và phải có khả năng thanh toán. Do đặc tính đặc biệt của “hàng hoá”, thị trƣờng công nghệ là loại thị trƣờng đặc biệt:
- Hàng hoá là kiến thức đƣợc thể hiện dƣới dạng sáng chế hoặc các ý tƣởng công nghệ;
- Việc xác định giá trị của hàng hoá rất khó khăn do lao động đƣợc kết tinh trong hàng hoá là lao động trí óc;
- Hàng hoá tạo nên lợi ích xã hội lớn hơn lợi ích cá nhân. Do những đặc thù này mà thị trƣờng công nghệ hình thành muộn hơn các thị trƣờng hàng hoá khác và Nhà nƣớc có vai trò và trách nhiệm rất lớn trong việc hình thành và phát triển thị trƣờng này.
Việc hình thành và phát triển thị trƣờng công nghệ là quá trình phát triển từ ứng dụng kết quả nghiên cứu do các tổ chức nghiên cứu trực tiếp thực hiện là chính đến mua bán CGCN giữa viện, trƣờng với doanh nghiệp, doanh nghiệp với doanh nghiệp, nƣớc ngoài với trong nƣớc… họ là các chủ thể cung - cầu của thị trƣờng. Trong điều kiện năng lực của nền kinh tế và KH&CN nƣớc ta hiện nay, trọng tâm của phát triển thị trƣờng công nghệ là thiết lập môi trƣờng cần thiết cho giao dịch giữa cung và cầu, từng bƣớc chuyển nhanh sang giao dịch tập trung trên cơ sở công nghệ nội sinh và nhập khẩu trên cả ba định chế của thị trƣờng:
- Khuyến khích lƣợng cầu trên thị trƣờng thông qua đổi mới và nâng cao năng lực công nghệ của doanh nghiệp;
- Tăng lƣợng cung thông qua thúc đẩy quá trình thƣơng mại hoá các kết quả nghiên cứu và gia tăng tính định hƣớng thị trƣờng của hoạt động nghiên cứu;
Để thấy đƣợc tính đa dạng và những khó khăn thách thức trong phát triển thị trƣờng công nghệ, cần có cách nhìn tổng quát đa dạng hóa hoạt động của nền kinh tế thị trƣờng, phải đặt thị trƣờng công nghệ trong tổng thể các thị trƣờng hàng hoá nói chung để từ đó thấy đƣợc sự liên hệ mật thiết, sự phụ thuộc chặt chẽ của thị trƣờng công nghệ vào trình độ phát triển của các thị trƣờng khác, tổng thể là sự phát triển của nền kinh tế. Theo đó, việc hình thành và phát triển thị trƣờng công nghệ của Việt Nam hiện nay chịu ảnh hƣởng và chi phối của các quá trình, tiến độ, sức mạnh của hoạt động đổi mới và phát triển kinh tế nhƣ đổi mới doanh nghiệp, tăng cƣờng năng lực nội sinh, cạnh tranh trong hội nhập, cải thiện môi trƣờng cơ chế cho hoạt động KH&CN.
Do tính đặc biệt của hàng hóa công nghệ nên thị trƣờng công nghệ không thể phát triển đƣợc nếu không có sự tạo dựng của Nhà nƣớc.
Thị trƣờng công nghệ của Việt Nam đang từng bƣớc hình thành, những năm vừa qua lƣợng giao còn rất ít, quy mô nhỏ. Tuy chƣa thống kê hết, từ năm 2001 tới năm 2010, chỉ có khoảng 150 hợp đồng CGCN vào Việt Nam và khoảng 20.000 hợp đồng CGCN đã đƣợc ký kết tại các chợ công nghệ thiết bị. Những năm gần đây, nƣớc ta đã đẩy mạnh quá trình đổi mới môi trƣờng nghiên cứu, CGCN và khuyến khích đầu tƣ đổi mới công nghệ. Hoạt động CGCN đã có những bƣớc khởi sắc đặc biệt là tại các chợ công nghệ, thiết bị quốc gia và địa phƣơng, hình thành sàn giao dịch công nghệ ở một số địa phƣơng, tuy kết quả vẫn chƣa nhƣ tiềm năng và mong muốn.
Tác động của Nhà nƣớc vào thị trƣờng công nghệ trƣớc hết từ những thay đổi về cách thức quản lý, Nhà nƣớc phải đảm nhiệm vai trò thiết lập khuôn khổ cần thiết để thị trƣờng vận hành. Trong đó, Nhà nƣớc tập trung tạo lập và đổi mới môi trƣờng, tạo sự thuận lợi và khuyến khích các hoạt động CGCN, bao gồm:
- Tạo điều kiện cho công nghệ xuất hiện trên thị trƣờng trong đó các ƣu đãi tài chính và đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ cho Bên cung;
- Tạo dựng các giao dịch trên cơ sở quyền tự chủ, định đoạt của các Bên cung - cầu;
- Tạo điều kiện hình thành các sàn giao dịch công nghệ và các dịch vụ hỗ trợ thị trƣờng (thông tin, tƣ vấn, môi giới, đánh giá, định giá, sở hữu trí tuệ…). Đây là thay đổi mạnh mẽ và quyết liệt trong quản lý Nhà nƣớc đối với các hoạt động KH&CN.
Nhà nƣớc đóng vai trò động lực của KH&CN, tầm quan trọng của sự gắn kết mật thiết giữa KH&CN với phát triển kinh tế, trong đó KH&CN phải thực sự đƣợc coi là lực lƣợng sản xuất hàng đầu. Trên cơ sở tƣ duy này, Nhà nƣớc thông qua các chính sách đặc biệt là Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi) đã có những chuyển động đƣợc ghi nhận. Một mặt gia tăng đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc cho phát triển KH&CN, đặc biệt tập trung theo hƣớng gắn kết KH&CN với phát triển kinh tế trong đó sử dụng hiệu quả mối liên kết giữa Nhà nƣớc - khu vực nghiên cứu - khu vực doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp là trung tâm. Có thể thấy rõ điều này qua tốc độ tăng trung bình 14% mỗi năm trong đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc cho KH&CN giai đoạn 1990 - 2010, đến nay mức chi cho KH&CN đã đạt 2% tổng chi ngân sách quốc gia. Hầu hết các nhiệm vụ KH&CN xuất phát từ nhu cầu của sản xuất và đời sống, đều đƣợc định hƣớng tập trung vào phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác, trong bối cảnh hội nhập với môi trƣờng kinh doanh cạnh tranh ngày càng quyết liệt, Nhà nƣớc với vai trò quản lý đang dẫn dắt doanh nghiệp hƣớng tới và thực hiện ngày càng quyết liệt công cuộc đổi mới công nghệ hiệu quả, thành công.
Vai trò của KH&CN trong xây dựng đất nƣớc, KH&CN là then chốt, quốc sách, động lực của sự phát triển. Những năm gần đây, Nhà nƣớc, từ ngƣời trực tiếp cung cấp sản phẩm KH&CN sang vai trò tạo môi trƣờng thuận lợi để các chủ thể tiềm năng tham gia hoạt động R&D và trao đổi trên thị trƣờng. Nhà nƣớc đã xây dựng đồng bộ hệ thống luật pháp về KH&CN và các chính sách cụ thể về đổi mới cơ chế quản lý hoạt động KH&CN, ƣơm tạo
công nghệ, phát triển thị trƣờng KH&CN… Nhƣng trên thực tế, nhận thức này chƣa thực sự đƣợc xuyên suốt từ trung ƣơng đến các địa phƣơng. Thành công của thị trƣờng công nghệ chỉ có đƣợc khi những nhận thức về vai trò của KH&CN trong phát triển kinh tế - xã hội trở thành những hành động chính sách thực tiễn và nhất quán và đƣợc sự quan tâm của toàn xã hội.
Tuy nhiên, doanh nghiệp là trung tâm của thị trƣờng công nghệ và hoạt động CGCN. Trong liên kết giữa Nhà nƣớc - khu vực nghiên cứu - khu vực doanh nghiệp, doanh nghiệp phải giữ vai trò trung tâm, điều phối quan hệ cung - cầu công nghệ. Doanh nghiệp vừa đầu tƣ cho R&D với tỷ trọng ngày càng cao trong tổng đầu tƣ cho lĩnh vực này của đất nƣớc vừa là cầu công nghệ cho các tổ chức nghiên cứu. Chỉ khi có sự bắt tay thực sự giữa doanh nghiệp và tổ chức khoa học thì công nghệ mới thực sự là động lực đổi mới nâng cao năng lực cạnh tranh, sức sống của KH&CN mới thực sự mạnh mẽ. Đây là bài học thành công của nhiều quốc gia phát triển, nhiều tập đoàn lớn trên thế giới.
Về vấn đề thông tin công nghệ, phát triển hệ thống thông tin công nghệ và các tổ chức trung gian là lĩnh vực mà nhiều quốc gia đã có những thành công nhất định, họ tổ chức đƣợc hệ thống thông tin về công nghệ nối từ trung ƣơng xuống các địa phƣơng các tỉnh. Sự chu chuyển của hàng hoá công nghệ phụ thuộc đặc biệt vào việc phổ biến rộng rãi thông tin. Sự ngăn cách về thông tin trên thị trƣờng khoa học và công nghệ sẽ khiến cho các đối tƣợng tham gia thị trƣờng không đƣợc cung cấp đầy đủ thông tin về cung và cầu công nghệ. Thời đại của công nghệ thông tin ngày nay đã đem đến một công cụ lý tƣởng cho việc phổ biến thông tin về các hàng hoá công nghệ, trong việc sử dụng mạng máy tính trong phổ biến các thành quả nghiên cứu của các tổ chức nghiên cứu triển khai và ngƣợc lại nhu cầu của doanh nghiệp đến các tổ chức này.
Có thể nói, dịch vụ trung gian trên thị trƣờng KH&CN hiện còn rất yếu ở Việt Nam. Trong thời gian tới, để phát triển thị trƣờng công nghệ, Việt Nam
cần phải có sự quan tâm đặc biệt cho phát triển hệ thống dịch vụ trung gian này đi đôi với việc xây dựng khuôn khổ pháp lý và các cơ chế chính sách thúc đẩy cung và cầu trên thị trƣờng.49
Tiểu kết chƣơng 3
Trong chƣơng 3, Luận văn đã nghiên cứu kinh nghiệm của Australia trong tổ chức và hoạt động của các thiết chế khi tham gia GRA, trong đó nhấn mạnh đến vai trò của nhà nƣớc, của các tổ chức nghiên cứu trong mối quan hệ với doanh nghiệp nhằm thƣơng mại hóa các kết quả nghiên cứu thông qua việc CGCN.
Từ kinh nghiệm của Australia, Chƣơng 3 đã đề xuất hình thành thiết chế giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nƣớc - khu vực nghiên cứu - khu vực doanh nghiệp, thiết chế về tổ chức và hoạt động của thị trƣờng công nghệ.
49Bùi Văn Quyền (2015), Kinh nghiệm quốc tế và những gợi ý về chính sách phát triển thị trường công nghệ của Việt Nam, Hội thảo khoa học “Tổ chức và hoạt động chuyển giao công nghệ: Kinh nghiệm của Australia và đề xuất cho Việt Nam”, Hà Nội, 10/2015
KẾT LUẬN
GRA nhằm mục đích huy động năng lƣợng sáng tạo đa dạng của các nhà nghiên cứu toàn cầu để giải quyết những thách thức toàn cầu; đoàn kết và chia sẻ nguồn lực KH&CN với các đối tác, cộng đồng; xây dựng các giải pháp hợp lý và bền vững.
GRA cam kết thúc đẩy nghiên cứu khoa học, đổi mới - sáng tạo phục vụ phát triển bền vững, đóng góp cho sự phát triển bình đẳng về kinh tế - xã hội. Trong đó, mục tiêu chính là tìm kiếm các giải pháp công nghệ nhằm góp phần giải quyết các thách thức, khó khăn trên toàn cầu. GRA là một tổ chức toàn cầu, kết nối các nhà khoa học để tìm ra đƣợc công nghệ tốt nhất với chi phí phù hợp nhất của bất kỳ đối tác nào nhằm mục đích phát triển.
Khi tham gia GRA, Australia đã tổ chức có hiệu quả hoạt động của Chƣơng trình Các Trung tâm hợp tác nghiên cứu (Cooperative Research Centres Programme), của Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Liên bang CSIRO (Commonwealth Scientific and Industrial Research Organization) và đặc biệt là tổ chức thành công mô hình giai đoạn ƣơm tạo công nghệ qua mô hình “công viên công nghệ” và giai đoạn thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu trong các trƣờng đại học.
Từ kinh nghiệm của Australia, Luận văn đã chứng minh thành công giả thuyết nghiên cứu xây dựng thiết chế tham gia GRA tại Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động CGCN từ nƣớc ngoài vào Việt Nam bao gồm: thiết chế “Triple helix”, giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nƣớc - khu vực nghiên cứu - khu vực doanh nghiệp, thiết chế về tổ chức và hoạt động của thị trƣờng công nghệ.
Từ giả thuyết nghiên cứu đã đƣợc chứng minh, tác giả Luận văn khuyến nghị cơ quan quản lý KH&CN sớm ban hành chính sách nhằm thực hiện có hiệu quả việc CGCN, trong đó có CGCN từ nƣớc ngoài vào Việt Nam.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Nguyễn Vân Anh (2015), Bàn về khái niệm công nghệ và chuyển giao công nghệ, Tạp chí Chính sách và Quản lý KH&CN, tập 4, số 1/2015, tr.104.
2. Nguyễn Vân Anh (2015), Thực trạng chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam, Hội thảo khoa học “Tổ chức và hoạt động chuyển giao công nghệ: Kinh nghiệm của Australia và đề xuất cho Việt Nam”, Hà Nội, 10/2015.
3. Nguyễn Trần Bạt (2011), Thể chế và thành tích, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 5.2011.
4. Vũ Cao Đàm (2010), Giáo trình Khoa học chính sách, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Vũ Cao Đàm (2010), Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
6. Vũ Cao Đàm, Đào Thanh Trƣờng (2015), Gợi ý các yếu tố của lộ trình phát triển ƣơm tạo doanh nghiệp công nghệ ở Việt Nam hiện nay, Hội thảo khoa học “Xây dựng chính sách hỗ trợ ươm tạo doanh nghiệp KH&CN”, Hà Nội, 26.3.2015.
7. Mai Hà, Hoàng Văn Tuyên, Đào Thanh Trƣờng (2015), Doanh nghiệp KH&CN: từ lý luận đến thực tiễn, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Trần Văn Hải (2015), Sửa đổi Luật Chuyển giao công nghệ - Từ tiếp cận so sánh, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, số 5/2015 (674), trang 86-90.
8. Trần Văn Hải (2015), Nghiên cứu kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động chuyển giao công nghệ của Australia, đề xuất mô hình tổ chức và hoạt động Chuyển giao công nghệ phù hợp cho Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Đề tài Nghị định thƣ.
9. Vũ Văn Khiêm, Nguyễn Thị Hoàng Liên (2015), Kinh nghiệm của Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp Liên bang Úc CSIRO trong việc định hướng nghiên cứu và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hội thảo khoa học “Tổ chức và hoạt động chuyển giao công nghệ: Kinh nghiệm của Australia và đề xuất cho Việt Nam”, Hà Nội, 10/2015. 10.Phạm Hồng Quất (2015), Vai trò liên kết giữa Nhà nghiên cứu - Nhà
nước - Doanh nghiệp trong việc ứng dụng và thương mại hóa các kết quả nghiên cứu, Hội thảo khoa học “Tổ chức và hoạt động chuyển giao công nghệ: Kinh nghiệm của Australia và đề xuất cho Việt Nam”, Hà Nội, 10/2015.
11.Bùi Văn Quyền (2015), Kinh nghiệm quốc tế và những gợi ý về chính sách phát triển thị trường công nghệ của Việt Nam, Hội thảo khoa học “Tổ chức và hoạt động chuyển giao công nghệ: Kinh nghiệm của Australia và đề xuất cho Việt Nam”, Hà Nội, 10/2015.
12.Đào Quang Thu (2013), Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: 25 năm thu hút và phát triển, Kỷ yếu Hội thảo 25 năm đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam.
Tiếng Anh
13.Basile A (2011), “Networking System and Innovation Outputs: The Role of Science and Technology Parks”, International Journal of Business and Management, 6(5), 3-15.
14.Castells M & Hall P.G (1994), Technopoles of the World: The making of 21st Century Industrial Complexes, New York: Routledge.
15.Cripps David et al., (1999), University research: technology transfer and commercialisation practices, Canberra AusInfo. ISBN 0642239193.
16.CSL Limited (2012), Stock Quote & Company Profile – Businessweei
investing.businessweek.com. Retrieved 13 August 2012.
18.Fichter, J. H. (1958), Parochial school: A sociological study, Notre Dame, IN: University of Notre Dame Press. Gamoran, A. (1987).
19.Gidden A., Sociology, Polity Press, Cambridge, 1990, p.731.
20.Intellectual Property Australia, Department of Industry and Science (10.2013), Research Performance of University Patenting in Australia.
21.Nawaz Sharif (1983), Management of technology transfer and development, Regional Centre for Technology Transfer (India).
22.OECD (1992), Trade Issues in the Transfer of Clean Technologies.
OECD, Paris 1992. p.21.
23.OECD (2002), Frascati Manual.
24.Radwan Kharabsheh (2012), “Critical Success Factors of Technology Parks in Australia”, International Journal of Economics and Finance,
Vol.4, No.7, July 2012.
25.Roger Friedl and A. F. Robertson (1992), Beyond the Marketplace: Rethinking Economy and Society, Journal of Economic Issues, Vol. 26, No. 1 (Mar., 1992), pp. 292-294.
26.Stephen H. Haber, Douglass Cecil North, Barry R. Weingast (2008),
Political Institutions and Financial Development, Stanford University Press.
27.UNCTAD (2001), Transfer of Technology, New York and Geneva, 2001.
28.UNESCO (1980), Manual for Statistics on Scientific and Technological Activities, Paris, pp.15.
29.UNESCO (2012), Science policy and capacity building.