Mối quan hệ giữa Liên minh nghiên cứu toàn cầu với chuyển giao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết chế thúc đẩy hình thành liên minh nghiên cứu toàn cầu tại việt nam nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào việt nam (Trang 39)

9. Kết cấu của Luận văn

1.4. Mối quan hệ giữa Liên minh nghiên cứu toàn cầu với chuyển giao

Giai đoạn này giúp hoàn thiện công nghệ mới chỉ thành công trong các xƣởng Pilot, có thể vƣơn dài tới sản xuất thử ở Serie No

0.

- “Ươm tạo doanh nghiệp” có nghĩa là xí nghiệp ƣơm tạo doanh nghiệp là giai đoạn khởi đầu trong vòng đời của một doanh nghiệp, ở đó, nhà đầu tƣ đi từ giai đoạn hình thành ý tƣởng đến giai đoạn đảm bảo tài chính để đƣa doanh nghiệp đi theo cấu trúc kinh doanh và khởi sự hoạt động thƣơng mại”.

“Ƣơm tạo công nghệ” và “Ƣơm tạo doanh nghiệp” có mối liên hệ gắn bó, có mối liên hệ nhƣ sau: “Ƣơm tạo doanh nghiệp” là quá trình biến một ý tƣởng công nghệ (qua Ƣơm tạo công nghệ) thành ý tƣởng kinh doanh, và tiếp đó, biến ý tƣởng kinh doanh thành tổ chức kinh doanh, đây chính là cơ sở để xây dựng lộ trình “Ƣơm tạo doanh nghiệp”.

Nhƣ vậy, các thiết chế trung gian giữa quá trình R&D và quá trình CGCN bao gồm “Ƣơm tạo công nghệ” và “Ƣơm tạo doanh nghiệp”, trong đó các doanh nghiệp khỏi nguồn nhƣ spin-off enterprise, spin-in enterprise, spin- out enterprise (với các nghĩa nhƣ đã phân tích ở trên) có vai trò quan trọng trong việc liên kết giữa quá trình nghiên cứu và triển khai (R&D) với quá trình CGCN.

1.4. Mối quan hệ giữa Liên minh nghiên cứu toàn cầu với chuyển giao công nghệ công nghệ

1.4.1. Liên minh nghiên cứu toàn cầu

Đƣợc thành lập vào năm 2000 tại Thành phố Pretoria, Nam Phi, GRA là một mạng lƣới quốc tế thúc đẩy việc ứng dụng kết quả nghiên cứu

KH&CN để giải quyết các vấn đề quy mô lớn mà các nƣớc phát triển đang phải đối mặt.

GRA là một liên minh gồm 09 tổ chức nghiên cứu ứng dụng hàng đầu thế giới, bao gồm: Viện Battelle Memorial (Hoa Kỳ), Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học (CSIRO, Australia), Hội đồng Khoa học và Nghiên cứu Công nghiệp (CSIR, Ấn Độ), Hội đồng Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học (CSIR, Nam Phi), Viện Công nghệ Đan Mạch (DTI, Đan Mạch), Hiệp hội Fraunhofer - Gesellschaft (Đức), Tổ chức Nghiên cứu Khoa học Ứng dụng Hà Lan (TNO, Hà Lan), SIRIM Berhard (Malaysia) và Trung tâm Nghiên cứu Kỹ thuật Phần Lan (VTT).

GRA đƣợc hỗ trợ bởi một Văn phòng điều hành luân phiên giữa các thành viên. Từ năm 2011, Văn phòng điều hành GRA đƣợc CSIRO ở Melbourne, Australia tiếp quản từ CSIR, Nam Phi.

Vai trò, nhiệm vụ và mục tiêu chính của Liên minh nghiên cứu toàn cầu

Bằng năng lực chuyên môn, GRA hƣớng đến việc cải thiện cuộc sống của những ngƣời nghèo nhất trên thế giới thông qua KH&CN và chia sẻ kinh nghiệm giữa các thành viên. Trong suốt quá trình sự tồn tại của mình, GRA đã ủng hộ mạnh mẽ cho đổi mới toàn diện và nghiên cứu phát triển. GRA cũng đã phát triển mối quan hệ chiến lƣợc với các tổ chức nhƣ Ngân hàng Thế giới.

Thông qua sự hợp tác và liên kết của 09 thành viên của mình, là các tổ chức nghiên cứu ứng dụng hàng đầu thế giới, GRA có thể tập hợp các nhóm nhà khoa học đa văn hóa và đa ngành nghề một cách hiệu quả nhất để cung cấp các giải pháp sáng tạo và thiết thực về công nghệ giúp cải thiện cuộc sống của ngƣời dân ở các nƣớc đang phát triển.

GRA cũng gắn công việc của mình với các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, với các lĩnh vực ƣu tiên bao gồm nƣớc, y tế, năng lƣợng, an ninh lƣơng thực, và công nghệ thông tin và truyền thông và các cộng đồng sinh sống ở Châu Phi, Nam Á và Đông Nam Á.

GRA hoạt động nhằm mục đích huy động năng lƣợng sáng tạo đa dạng của các nhà nghiên cứu toàn cầu để giải quyết những thách thức toàn cầu; đoàn kết và chia sẻ nguồn lực KH&CN với các đối tác, cộng đồng; xây dựng các giải pháp hợp lý và bền vững.

GRA cam kết tạo ra và thực hiện các giải pháp có tác động tích cực và lâu dài, đóng góp chuyên môn hàng đầu thế giới của mình về cơ sở hạ tầng không dây, quản lý mạng, công nghệ truyền hình và ăng-ten, năng lƣợng mặt trời và nhiều công nghệ hiện đại khác.

GRA cam kết thúc đẩy nghiên cứu khoa học, đổi mới - sáng tạo phục vụ phát triển bền vững, đóng góp cho sự phát triển bình đẳng về kinh tế - xã hội. Trong đó, mục tiêu chính là tìm kiếm các giải pháp công nghệ nhằm góp phần giải quyết các thách thức, khó khăn trên toàn cầu.

Nghiên cứu toàn cầu vì một toàn cầu tốt đẹp - GRA đang áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học tiên tiến, thông qua hợp tác và đồng sáng tạo, để cung cấp lối vào bình đẳng, cải thiện cuộc sống và giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu.

GRA sử dụng công nghệ tốt nhất để giải quyết một số vấn đề lớn nhất trong thế giới đang phát triển. Những vấn đề toàn cầu này xoay quanh các chủ đề về biên giới, văn hóa và tôn giáo và đòi hỏi một phản ứng xuyên biên giới. GRA mong muốn phát triển và kết nối mạnh mẽ với các tổ chức, cộng đồng địa phƣơng có liên quan tại các nƣớc đang phát triển, hợp tác và cam kết chia sẻ, để xác định nhu cầu và cùng hợp tác, đem lại giải pháp cho những thách thức toàn cầu.

Mục tiêu của GRA là: dùng khoa học để giải quyết, dùng công nghệ để thay đổi và sự sáng tạo để kết nối, nhằm giải quyết những thách thức lớn mà thế giới phải đối mặt trong quá trình phát triển.

Nhƣ vậy, khác với các tổ chức CGCN khác, GRA là một tổ chức toàn cầu, kết nối các nhà khoa học để tìm ra đƣợc công nghệ tốt nhất với chi phí phù hợp nhất của bất kỳ đối tác nào nhằm mục đích phát triển.

Hoạt động chủ yếu của Liên minh nghiên cứu toàn cầu

Với sự hợp tác của 09 trong số các cơ quan nghiên cứu ứng dụng hàng đầu thế giới, GRA có thể tiếp cận hơn 60.000 nhà khoa học và kỹ sƣ thông qua các tổ chức thành viên của mình. Điều này cho phép GRA huy động lực lƣợng làm việc hiệu quả nhất, tập trung nhất, giao thoa văn hóa và đa ngành để cung cấp giải pháp sáng tạo và thiết thực về công nghệ cho các đối tác với giá cả phù hợp để cải thiện cuộc sống của ngƣời dân ở các nƣớc đang phát triển.

GRA thực hiện các giải pháp thông qua các dự án dựa trên phƣơng thức hợp danh. Những liên minh này cũng kết hợp kiến thức chuyên môn của các nhà khoa học với những kiến thức và sự hiểu biết của dân cƣ địa phƣơng và cộng đồng, đối tác phát triển, ngành công nghiệp và khu vực tƣ nhân.

GRA kết hợp khoa học quốc tế và chuyên môn kỹ thuật từ các cơ quan nghiên cứu ứng dụng hàng đầu và triển khai khả năng này thông qua các nhóm đa ngành để giải quyết một số thách thức phát triển cấp bách nhất của thế giới.

1.4.2. Sự tác động của Liên minh nghiên cứu toàn cầu đến chuyển giao công nghệ công nghệ

GRA là một liên minh nghiên cứu toàn cầu với sự tham gia của hơn 60.000 nhà khoa học và kỹ sƣ trên khắp thế giới, nên có thể huy động khả năng nghiên cứu và sáng tạo vô cùng lớn. GRA sẵn sàng thỏa mãn mọi nhu cầu về công nghệ của bất kỳ đối tác nào với chi phí hợp lý nhất. Chính vì vậy, GRA có thể đáp ứng mọi yêu cầu về CGCN.

GRA là một mạng lƣới thúc đẩy ứng dụng KH&CN để giải quyết các vấn đề quy mô lớn phải đối mặt với các nƣớc đang phát triển.

GRA cung cấp một “diễn đàn” hợp tác với 09 cơ quan nghiên cứu hàng đầu thế giới, với chuyên môn của mình cùng nhau giải quyết các thách thức về phát triển. GRA tập hợp các nhóm nhà khoa học đa văn hóa và đa ngành nghề một cách hiệu quả nhất để cung cấp các giải pháp sáng tạo và thiết thực về

công nghệ cho các đối tác. GRA cam kết tạo ra và thực hiện các giải pháp có tác động tích cực và lâu dài, đóng góp chuyên môn hàng đầu thế giới của mình và khả năng về cơ sở hạ tầng không dây, quản lý mạng, năng lƣợng mặt trời, và công nghệ truyền hình vệ tinh và ăng-ten và nhiều công nghệ hiện đại khác.

GRA hoạt động nhằm mục đích: huy động năng lƣợng sáng tạo của toàn cầu và các nhà nghiên cứu đa dạng để giải quyết những thách thức toàn cầu thông qua sự đổi mới/sáng tạo; đoàn kết và chia sẻ nguồn lực KH&CN với các đối tác, cộng đồng; xây dựng các giải pháp hợp lý và bền vững với tác động tích cực và lâu dài.

Khác với các tổ chức CGCN khác, GRA là một tổ chức toàn cầu, kết nối với các nhà khoa học, các tổ chức nghiên cứu toàn cầu để giải quyết một cách tốt nhất nhu cầu công nghệ của bất kỳ đối tác nào. Nhƣ vậy, trong trƣờng hợp của Việt Nam, nếu chúng ta học tập mô hình của GRA, chúng ta có ƣu điểm là kết nối với mạng lƣới nghiên cứu toàn cầu, kết nối với các nhà khoa học tốt nhất để tìm ra đƣợc công nghệ tốt nhất với chi phí tốt nhất nhằm phục vụ mục đích phát triển của Việt Nam.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chƣơng 1, tác giả đã trình bày một cách tổng quát cơ sở lý luận về thiết chế, sự tác động của GRA đến CGCN, những khái niệm về thiết chế, chính sách, chính sách KH&CN, công nghệ, CGCN trên cơ sở của việc nghiên cứu, tổng hợp, phân tích, khai thác từ những tài liệu, nghiên cứu liên quan. Nội dung đƣợc đề cập trong chƣơng này sẽ là cơ sở để tác giả phân tích thực trạng về hoạt động CGCN từ nƣớc ngoài vào Việt Nam và qua đó đề xuất những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động CGCN từ nƣớc ngoài vào Việt Nam.

Chƣơng 1 cũng phân tích mối quan hệ giữa nghiên cứu và CGCN đƣợc gắn kết bởi các thiết chế trung gian, trong đó có các doanh nghiệp vệ tinh của các trƣờng đại học, nhƣ spin-off enterprise, spin-in enterprise, spin-out enterprise.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CÁC THIẾT CHẾ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TẠI VIỆT NAM 2.1. Chính sách chuyển giao công nghệ

2.1.1. Văn bản quy phạm pháp luật về chuyển giao công nghệ

Quy định về CGCN đƣợc quy định rải rác ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau nhƣ Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài (năm 1987 và sửa đổi, bổ sung năm 1990 và 1992); Pháp lệnh Chuyển giao công nghệ nƣớc ngoài vào Việt Nam (1988); Nghị định số 49/HĐBT (1991) quy định chi tiết về việc thi hành Pháp lệnh Chuyển giao công nghệ ; Bộ luật Dân sự năm 1995 và 2005; Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam (1996); Nghị định số 12/CP (1997) hƣớng dẫn thi hành; Luật Khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc (1994) và Nghị định 29/CP (1995); Nghị định số 45/1998/NĐ-CP; Nghị định số 11/2005/NĐ- CP quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ và thay thế Nghị định số 45/1998/NĐ-CP và Nghị định số 16/2000/NĐ-CP ngày 10/5/2000 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động CGCN. Nhƣ vậy, hệ thống văn bản pháp quy về hoạt động CGCN nêu trên cho thấy, các quy định khá tản mạn ở nhiều ngành luật, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều này đồng nghĩa với việc hoạt động này liên quan đến phạm vi quản lý nhà nƣớc của nhiều Bộ, ngành khác nhau, dẫn đến việc công tác quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực này có lúc còn chồng chéo.

Với hơn 30 văn bản quy phạm pháp luật đƣợc Nhà nƣớc ban hành liên quan đến CGCN, trong đó, có hiệu lực pháp lý cao nhất là Bộ luật dân sự. Tuy nhiên, các quy định pháp luật hiện hành về CGCN còn chƣa thống nhất và đồng bộ. Bộ Luật dân sự năm 2005 chỉ quy định 04 điều mang tính nguyên tắc về CGCN. Những quy định cụ thể chủ yếu nằm trong các văn bản hƣớng dẫn thi hành, hiệu lực pháp lý thấp, thiếu ổn định, ảnh hƣởng tới niềm tin của các chủ thể nắm giữ công nghệ, đặc biệt là các đối tác nƣớc ngoài khi tiến

hành đầu tƣ, CGCN tại Việt Nam. Việc ban hành Luật Chuyển giao công nghệ 2006 là một tất yếu nhằm đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn.

Luật Chuyển giao công nghệ đã đƣợc thông qua năm 2006 và đến ngày 01 tháng 7 năm 2007 có hiệc lực. Đây là văn bản pháp quy có hiệu lực pháp lý cao nhất từ trƣớc đến nay, quy định thống nhất về hoạt động CGCN trên lãnh thổ Việt Nam, từ Việt Nam ra nƣớc ngoài và từ nƣớc ngoài vào Việt Nam.

Để cụ thể hóa các quy định của Luật Chuyển giao công nghệ, từ năm 2007 đến nay, Bộ KH&CN đã chủ trì soạn thảo, trình Chính phủ ban hành và ban hành 08 văn bản quy phạm pháp luật nhằm quy định và hƣớng dẫn hoạt động CGCN trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, trong quá trình gần bảy năm thực hiện, một số mục tiêu đặt ra khi ban hành Luật chƣa thực hiện đƣợc nhƣ thúc đẩy CGCN giữa khu vực viện, trƣờng với doanh nghiệp, tạo tiền đề phát triển các tổ chức dịch vụ CGCN và coi đây là một yếu tố để thúc đẩy sự phát triển của thị trƣờng công nghệ, đẩy mạnh tiếp thu, ứng dụng, làm chủ công nghệ nhập hiện đại, nhanh chóng nâng cao năng lực đổi mới, sáng tạo công nghệ, thúc đẩy tốc độ và chất lƣợng tăng trƣởng của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế; nâng cao tỷ trọng đóng góp của yếu tố công nghệ vào năng lực cạnh tranh quốc gia để hội nhập và công nghiệp hóa có thể nói chƣa đạt kết quả nhƣ mong muốn.

2.1.2. Những bất cập trong quy định về chuyển giao công nghệ a. Về khái niệm công nghệ và chuyển giao công nghệ a. Về khái niệm công nghệ và chuyển giao công nghệ

Theo Luật Chuyển giao công nghệ: “Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm”. Trong đó, khái niệm “Bí quyết kỹ thuật” đƣợc Luật Chuyển giao công nghệ diễn giải: “Bí quyết kỹ thuật là thông tin được tích luỹ, khám phá trong quá trình nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh của chủ sở hữu công nghệ có ý nghĩa quyết định chất lượng, khả năng cạnh tranh của công nghệ, sản phẩm công nghệ”. Từ khái niệm này của Luật

Chuyển giao công nghệ, chúng ta liên hệ đến khái niệm “Bí mật kinh doanh”, một đối tƣợng đƣợc bảo hộ độc quyền trong Luật Sở hữu trí tuệ: “Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh”. Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, bên cạnh các đối tƣợng đƣợc bảo hộ buộc phải bộc lộ thông tin thì “Bí mật kinh doanh” là hình thức bảo hộ theo cơ chế đặc biệt, do chủ sở hữu tự bảo vệ che giấu thông tin.

Khi đề cập đến công nghệ, thông thƣờng bàn đến lĩnh vực kỹ thuật. Nhƣng nay, công nghệ còn bao hàm trong lĩnh vực dịch vụ (có thể gắn với kỹ thuật hoặc không phải kỹ thuật), vì giải pháp trong lĩnh vực dịch vụ cũng biến đổi nguồn lực thành sản phẩm (sản phẩm dịch vụ). Ví dụ, công nghệ trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng, trong đó có những cách thức, biện pháp huy động vốn, sử dụng vốn, nâng cao số lƣợng vòng quay của vốn một cách hiệu quả. Đồng thời, công nghệ không chỉ dừng lại trong lĩnh vực kỹ thuật, hay lĩnh vực kinh doanh.

Mặt khác, khi đề cập đến giải pháp, tức là cách thức hay phƣơng tiện giải quyết một vấn đề. Giải pháp giải quyết có thể bằng “sản phẩm” (tức là bằng công cụ hay phƣơng tiện vật chất cụ thể) hoặc có thể bằng “quy trình” (trình tự sắp xếp, tổ chức công việc).

Trở lại với khái niệm “công nghệ” của Luật Chuyển giao công nghệ, chúng ta thấy rằng: khái niệm “công nghệ” của Luật Chuyển giao công nghệ rõ ràng chƣa đầy đủ. Nó vừa thừa, vừa thiếu, bởi lẽ khi đề cập “giải pháp” thì không nên liệt kê “quy trình” một cách độc lập, song song, vì “quy trình” là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết chế thúc đẩy hình thành liên minh nghiên cứu toàn cầu tại việt nam nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào việt nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)