9. Kết cấu của Luận văn
2.3. Những khó khăn trong hoạt động chuyển giao công nghệ
2.3.2. Khó khăn đối với tổ chức nghiên cứu
Nhƣ đã phân tích ở trên, doanh nghiệp cho rằng gặp nhiều khó khăn trong CGCN từ các tổ chức nghiên cứu trong nƣớc.
Vậy, các tổ chức nghiên cứu trong nƣớc gặp phải những khó khăn gì trong hoạt động CGCN? Tác giả Luận văn dùng phƣơng pháp phỏng vấn sâu, đã thu đƣợc kết quả nhƣ sau.
Câu 1: Xin Ông/Bà đánh giá khái quát về thực trạng CGCN từ cơ quan nghiên cứu sang lĩnh vực sản xuất/kinh doanh.
Trả lời:
Thực trạng cho thấy chưa vượt quá được 50% số các đề tài nghiên cứu chuyển giao sang sản xuất/kinh doanh. Sự năng động của các cơ sở nghiên cứu còn thấp, yếu trong các khâu tiếp thị. Hiện nay việc CGCN từ các cơ quan nghiên cứu vào thực tế còn hạn chế, chưa hiệu quả, cụ thể:
- Các kết quả nghiên cứu có hàm lượng công nghệ, tính thời sự còn hạn chế, đôi khi chưa thực sự đủ để gọi là “công nghệ hiện đại” hoặc đã sẵn sàng chuyển giao, chưa đủ khả năng thuyết phục, đáp ứng được yêu cầu của các nhà sản xuất. Nguyên nhân: kinh phí nghiên cứu chưa đủ, các thủ tục tài chính quá rườm rà, quá trình thử nghiệm trên dây chuyền pilot còn hạn chế.
- Các doanh nghiệp trong nước vẫn có tư tưởng “sính ngoại” nên thường nhập khẩu công nghệ kèm theo thiết bị, đôi khi còn được khuyến mại (đặc biệt là Trung Quốc). Chưa thực sự tin tưởng vào công nghệ, năng lực của các nhà khoa học trong nước. Sự kết nối giữa các cơ quan nghiên cứu và doanh nghiệp còn hạn chế, chưa khăng khít, cái doanh nghiệp cần thì các cơ quan nghiên cứu không có hoặc không phù hợp.
(Nam, 54 tuổi, Viện trưởng viện nghiên cứu)
Có 05 đại diện tổ chức nghiên cứu trong nƣớc tham gia trả lời câu hỏi này, ngoài các câu trả lời trên, Luận văn xin tóm tắt các câu trả lời còn lại:
CGCN từ cơ quan nghiên cứu sang lĩnh vực sản xuất/kinh doanh chƣa đáp ứng yêu cầu thực tiễn do nghiên cứu chƣa xuất phát từ thực tiễn, từ thị trƣờng, từ nhu cầu của doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng. Phải khẳng định việc CGCN từ các cơ quan nghiên cứu vào sản xuất là mục đích cuối cùng, quan trọng đối với bất kỳ cơ quan nghiên cứu nào. Nhà nƣớc, doanh nghiệp, xã hội đầu tƣ, cấp kinh phí cho các cơ quan nghiên cứu với mong muốn các kết quả nghiên cứu có khả năng đƣợc áp dụng vào thực tế sản xuất đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp cho xã hội, góp phần đƣa đất nƣớc từng bƣớc tiến lên thành nƣớc công nghiệp.