nay là yêu cầu cấp bách của quá trình phát triển
Trước hết, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế, thượng tầng kiến trúc xã hội - trong đó nhà nước là yếu tố cơ bản nhất - luôn luôn chịu sự quy định của cơ sở hạ tầng, mà trước hết là các quan hệ kinh tế. Do đó, việc lựa chọn một hình thức nhà nước thích hợp, đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội phải xuất phát từ những điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử chứ không phải do ý muốn chủ quan của giai cấp hay tầng lớp nắm chính quyền. Bởi vì mỗi “hình thái sản xuất đều sản sinh ra những quan hệ pháp lý, những hình thức quản lý, v.v…, riêng của nó. Sự thơ lỗ và thiếu hiểu biết chính là ở chỗ đặt những hiện tượng gắn liền với nhau một cách hữu cơ vào trong những mối quan hệ qua lại có tính chất ngẫu nhiên và vào trong một mối liên hệ thuần tuý lý trí” [29, tr.596-597].
Trong lịch sử, xét cho cùng, sự ra đời của học thuyết về nhà nước pháp quyền và nhà nước pháp quyền tư sản, cũng bắt nguồn từ tất yếu kinh tế. Với sự tồn tại của nền kinh tế lạc hậu, tự cung tự cấp, thì những ý tưởng về nhà nước pháp quyền chưa có điều kiện để trở thành hiện thực trong các chế độ xã hội trước chủ nghĩa tư bản. Cũng như trong các nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu và bao cấp trước đây cũng khơng có nhu cầu và tiền đề để xây dựng nhà nước pháp quyền ở các nước XHCN.
Đối với Việt Nam hiện nay, vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền đang đặt ra như một tất yếu lịch sử và tất yếu khách quan. Tính tất yếu này bắt nguồn từ
chính lịch sử xây dựng và phát triển của nhà nước ta. Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hồ đã và ln là một nhà nước hợp hiến, hợp pháp ngay từ khi thành lập và trong quá trình phát triển. Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở các quy định của Hiến pháp và Luật và luôn vận hành trong khuôn khổ Hiến pháp và Luật. Các đạo luật tổ chức Quốc hội, Chính phủ, Tồ án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và các đạo luật về chính quyền địa phương được xây dựng trên cơ sở các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 và 1992. Những bước củng cố cơ sở pháp luật cho tổ chức và hoạt động của bản thân các cơ quan nhà nước được thể hiện qua những lần Hiến pháp được sửa đổi và thơng qua. Vì vậy, có thể nói, q trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam là một quá trình lịch sử được bắt đầu ngay từ Tuyên ngôn độc lập năm 1945 và Hiến pháp năm 1946. Quá trình này với nhiều giai đoạn phát triển dặc thù đã trải qua hơn nửa thế kỷ. Ngày nay, quá trình này đang được tiếp tục với nhiều đòi hỏi và nhu cầu cải cách mới ở một tầng cao phát triển mới.
Tính tất yếu khách quan của việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam cịn xuất phát từ chính cơng cuộc xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà mục tiêu cơ bản là xây dựng một chế độ xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Trong nền kinh tế thị trường tồn tại nhiều chủ thể kinh tế khác nhau bởi vì tồn tại nhiều thành phần kinh tế khác nhau, nhất là về sở hữu tư liệu sản xuất. Các chủ thể này độc lập và tự chủ về kinh tế, thể hiện ở quyền thành lập doanh nghiệp, quyền tích luỹ vốn, sử dụng vốn, tự do hợp tác kinh doanh… Kinh tế thị trường đặt ra yêu cầu cao đối với mọi người tính tự chịu trách nhiệm, tính chủ động sáng tạo và nỗ lực cá nhân. Người kinh doanh địi hỏi phải có sự phản ứng nhanh và linh hoạt, táo bạo và chuẩn xác theo sự biến đổi của thị trường. Do đó, người sản xuất kinh doanh ln có xu hướng khơng “tn thủ” theo mệnh lệnh hành chính của nhà nước hơn “mệnh lệnh” của thị trường. Ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, người dân thường không quan tâm đến các vấn đề chính trị chung bằng các luật thuế, tài chính, tiền tệ...
Kinh tế thị truờng tuân theo quy luật giá trị và lợi nhuận nên thường để lại nhiều hậu quả ngoài mong muốn về xã hội và mơi trường… Như vậy, nhu cầu tìm kiếm những khả năng pháp lý ln đặt ra ngày càng lớn cho việc bảo đảm và đề cao nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật trong kinh tế thị trường.
Ở nước ta hiện nay, nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN cịn có những đặc điểm khác với nền kinh tế thị truờng nói chung. Đây là một kiểu tổ chức nền kinh tế vừa phát huy được nhân tố mở đường, hướng dẫn và chế định sự phát triển nền kinh tế theo mục tiêu của chủ nghĩa xã hội vừa phát huy được nhân tố động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. Về thực chất, đó là sự phát triển một thị trường văn minh nhằm tạo ra các tiền đề vật chất cho chủ nghĩa xã hội, khắc phục tình trạng phải bù đắp sự yếu kém về kinh tế bằng sự phình ra quá lớn của nhà nước như trước đây. Định hướng xã hội chủ nghĩa đối với nền kinh tế thị trường ở chỗ, phát triển kinh tế nhằm đem lại cuộc sống ấm lo hạnh phúc cho mọi người dân, mọi lợi ích đều thuộc về dân, nói cách khác là lợi ích kinh tế của nhân dân lao động là cái chi phối tồn bộ q trình phát triển kinh tế. Định hướng đó cịn thể hiện ở chỗ, tăng trưởng kinh tế đi đôi với công bằng xã hội; tạo ra sự huy động to lớn sức người, sức của cho sự nghiệp xây dựng đất nước; khuyến khích làm giàu hợp pháp, hạn chế tối đa và xố bỏ nghèo đói, tiến lên giàu mạnh văn minh; đa dạng hố các thành phần kinh tế, nhưng kinh tế nhà nước phải vươn lên giữ vị trí chủ đạo trong tồn bộ nền kinh tế. Định hướng đó địi hỏi chúng ta phải củng cố và tăng cường quyền lực của nhà nước, “nâng cao năng lực quản lý vĩ mô của nhà nước… Nhà nước quản lý thị trường bằng pháp luật, kế hoạch, cơ chế, chính sách, các cơng cụ địn bẩy kinh tế và bằng các nguồn lực của khu vực kinh tế nhà nước” [11, tr.684].
Q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố trong điều kiện mới của đất nước và thời đại cũng đặt ra vấn đề phải xây dựng nhà nước pháp quyền. Công nghiệp hoá, hiện đại hố là q trình chuyển biến từ xã hội nông nghiệp lạc hậu lao động thủ cơng là chính sang xã hội công nghiệp văn minh lao động chủ yếu bằng máy móc hiện đại. Đó là q trình cải biến về phương thức sản xuất, về quan hệ và cơ cấu xã hội. Thích ứng với phương thức sản xuất mới, quan hệ xã hội mới
là kiến trúc thượng tầng mới. Cơng nghiệp hố, hiện đại hoá nước ta hiện nay khác về cơ bản với cơng nghiệp hố truyền thống đã diễn ra qua ba cuộc cách mạng công nghiệp trong chủ nghĩa tư bản, nhưng lại có cùng nhu cầu là phải xây dựng nhà nước pháp quyền. Các Mác viết: “Pháp chế công xưởng - sự phản ứng đầu tiên có ý thức và có kế hoạch đó của xã hội chống lại hình thức tự phát của quá trình sản xuất xã hội - như chúng ta thấy, cũng là một sản phẩm tất yếu của đại công nghiệp” [35, tr.684]. Bộ luật Công xưởng của nước Anh thế kỷ XIX là hình thức luật pháp đầu tiên tác động đến q trình cơng nghiệp hố tư bản chủ nghĩa và kinh tế thị trường ở các nước tư bản chủ nghĩa. Q trình cơng nghiệp hoá của chủ nghĩa tư bản cùng với kinh tế thị trường đã dẫn đến sự thay đổi tương ứng trong kiến trúc thượng tầng chính trị, trong bộ máy nhà nước. Có thể nói rằng nền móng cho việc ra đời nhà nước pháp quyền tư sản chính là lý thuyết về kinh tế thị trường của Adam Smith và Ricacdo, lý thuyết về xã hội công dân của J.J. Rutxô cùng với thuyết tam quyền phân lập của Môngtéckiơ.
Nền kinh tế thị trường và quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố ở nước ta hiện nay với những đặc điểm nêu trên đã làm thay đổi căn bản vai trò và tác động của nhà nước đối với kinh tế. Nền kinh tế thị trường đòi hỏi giảm sự can thiệp trực tiếp bằng mệnh lệnh hành chính của nhà nước đến tối đa. Nhiệm vụ của nhà nước giờ đây chủ yếu chỉ là bằng hệ thống luật pháp ngày càng hồn chỉnh tạo mơi trường pháp lý an tồn, tăng cường vai trị định hướng phát triển, cho quá trình sản xuất và cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế.
Nhà nước cung cấp đầy đủ thông tin, hướng dẫn để các doanh nghiệp hạn chế các rủi do và tổn thất có thể có trong lựa chọn phương hướng sản xuất kinh doanh, đối tác đầu tư và thị trường. Hướng các thành phần kinh tế đi vào quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội bằng việc thực hiện sự điều tiết bằng pháp luật, tài chính tiền tệ và các địn bẩy kinh tế.
Nhà nước cần có các chế định nhằm hạn chế các xu hướng quá phân tán trong nhân dân, quá thiên về tiết kiệm - đầu tư hoặc tiêu dùng hoặc quá tập trung tư liệu sản xuất vào trong tay nhà nước. Điều này đòi hỏi nhà nước phải loại bỏ những
quy định hết hiệu lực lạc hậu, cản trở sự phát triển kinh tế và hình thành những quy định pháp lý cần thiết nhằm đáp ứng sự biến đổi nhanh chóng của thị trường.
Nền kinh tế thị trường địi hỏi nhà nước cần phải có những biện pháp quản lý cơng khai, dân chủ và bình đẳng đối với mọi thành phần kinh tế. Nhà nước khơng chỉ đóng vai trị trọng tài sử lý công bằng, hợp pháp những tranh chấp kinh tế mà còn phải biết lắng nghe, trân trọng các ý kiến các nhau, tôn trọng tự do sáng tạo của các nhà sản xuất kinh doanh và người lao động, làm sao cho quá trình cạnh tranh diễn ra lành mạnh theo đúng luật pháp, chính sách, quy định.
Như vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta bắt nguồn từ tất yếu kinh tế. Khi nhắc lại quan niệm của C.Mác về vấn đề này, V.I.Lênin cũng đã khẳng định: “Trong giai đoạn đầu, trong nấc thang thứ nhất của chủ nghĩa cộng sản chưa thể hoàn toàn trưởng thành về mặt kinh tế… Do đó, có hiện tượng đáng chú ý là, “giới hạn chặt hẹp của pháp quyền tư sản”, vẫn được duy trì dưới chế độ cộng sản, trong giai đoạn đầu của nó” [25, tr.121].
Thứ hai, về mặt chính trị, nhà nước là “một trong những vấn đề phức tạp nhất, khó khăn nhất” nhưng lại là “vấn đề rất cơ bản và rất mấu chốt trong toàn bộ chính trị” [27, tr.75-76]. Do đó, trọng tâm của quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay là đổi mới và hoàn thiện nhà nước ta theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Xây dựng nhà nước pháp quyền là nhằm giữ vững sự ổn định đối với sự phát triển của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, là nhằm giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, bảo đảm để nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân bằng cơ chế pháp luật có hiệu lực, hạn chế và xố bỏ tình trạng quyền lực nhà nước của nhân dân bị xâm phạm, là củng cố và tăng cường nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, ở đó mọi người dân ngày càng có điều kiện thực hiện tốt hơn các quyền lợi và nghĩa vụ hiến định của mình và tham gia tốt hơn vào các quyết định của nhà nước theo hướng “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực chất là “hình thức hồn thiện” của nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước vơ sản nhằm
hồn thành sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân - giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Xây dựng nhà nước pháp quyền khơng phải đơn giản chỉ là mơ ước, nguyện vọng của con người hay thuần tuý là những khái niệm trừu tượng mà là làm cho sự phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa có cơ sở pháp lý của nó. Xây dụng nhà nước pháp quyền là nhằm tổ chức nền kinh tế và xã hội bằng pháp luật.
Như vậy, xuất phát từ yêu cầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, xây dựng nhà nước pháp quyền là xây dựng quyền lực chính trị của nhân dân.
Thứ ba, nhu cầu dân chủ hoá trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội xuất hiện và ngày càng phát triển mạnh mẽ trong điều kiện kinh tế thị trường, con người thừa nhận lợi ích của nhau qua trao đổi và cạnh tranh trên cơ sở luật pháp, quyền bình đẳng và lợi ích của các chủ thể kinh tế, của người sản xuất kinh doanh và của người tiêu dùng ngày càng được bảo đảm bằng pháp luật. Hơn nữa, nền kinh tế thị trường và q trình cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá một mặt đã thúc đẩy sự phân công lao động xã hội ngày càng phát triển, mặt khác đã làm biến động trong cơ cấu xã hội, đó là dân cư ngày càng tăng lên. Từ đó hình thành các mối quan hệ lợi ích, nhu cầu khác nhau giữa các giai tầng xã hội. Bởi vậy, nhà nước với tư cách là cơ quan công quản cần thể hiện đầy đủ các nhu cầu và lợi ích đó trong hoạt động của mình. Điều đó khiến cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền trở thành một trong những yêu cầu bức thiết nhất.
Bốn là, việc xây dựng nhà nước pháp quyền còn xuất phát từ nhu cầu khắc phục sự yếu kém trì trệ và lạc hậu của xã hội, duy trì sự ổn định xã hội chống lại sự hỗn loạn - vơ chính phủ. Nhà nước quản lý xã hội theo pháp luật là luật hoá những lý trí phổ biến của nhân dân lao động, của các tầng lớp xã hội. Mặt khác, việc củng cố và phát triển xã hội công dân cũng tạo tiền đề và điều kiện cho quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Vì theo Ăngghen, “khơng phải nhà nước chế ước, quy định xã hội công dân, mà xã hội công dân chế ước, quy định nhà nước” [31, tr.334].
Nam mới. Bởi lẽ, để bảo đảm phát huy đầy đủ các di sản văn hoá truyền thống của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hố của nhân loại, các nấc thang giá trị trong xã hội, các quy tắc đạo đức của con người Việt Nam được luật hố, có điều kiện để nhanh chóng trở thành phổ biến trong xã hội, những tàn dư văn hoá lạc hậu, phản động, phản văn hố sớm được ngăn chặn bằng luật pháp thì chỉ có sự quản lý bằng hệ thống pháp luật trong nhà nước pháp quyền mới làm được. Thứ sáu, việc đổi mới và hoàn thiện nhà nước ta theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền còn xuất phát từ đặc điểm của thời đại với xu thế tồn cầu hố hiện nay. Nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách nhà nước, cải cách pháp luật, bảo đảm cho nhà nước khơng ngừng vững mạnh, có hiệu lực để giải quyết có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, thực hành dân chủ, củng cố độc lập, tự chủ và hội nhập vững chắc vào