Tăng cƣờng vai trò lãnh đạo và tiếp tục đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 75 - 83)

lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời cho đến nay đã thể hiện vai trò lãnh đạo của mình trong mọi thắng lợi của của cách mạng Việt Nam. Để lãnh đạo xã hội và nhà nước, Đảng phải có đủ năng lực trí tuệ và phẩm chất, bản lĩnh để định ra đường lối đúng cho tồn xã hội, có khả năng thể chế hóa đường lối và tổ chức thực hiện đường lối. Khi cầm quyền, Đảng phải thường xuyên và tích cực chống nguy cơ quan liêu, xa rời quần chúng, thối hóa biến chất, rơi vào đặc quyền đặc lợi, cắt đứt mối liên hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân.

Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là nhằm giữ vững bản chất giai cấp công nhân của nhà nước, bảo đảm mọi quyền lực thuộc về nhân dân, đưa sự nghiệp đổi mới đi đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước chính là nhằm phát huy tính chủ động và hiệu lực quản lý, điều hành của Nhà nước đối với xã hội.

Sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước được thể hiện ở nội dung lãnh đạo, phương thức lãnh đạo và lề lối làm việc, được thể những nội dung trong yếu sau đây:

Thứ nhất, lãnh đạo các cơ quan nhà nước thể chế hoá đường lối, chủ trương chính sách của Đảng thành pháp luật, chủ trưởng, chính sách của Nhà nước và tổ chức thực hiện thông qua bộ máy nhà nước, đảm bảo cho đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng trở thành hiện thực sinh động trong đời sống xã hội.

Ở nội dung này, việc các cơ quan nhà nước thể chế hố đường lối chính sách của Đảng thành pháp luật của nhà nước là hết sức quan trọng. Ở đây phải tìm ra một phương thức lãnh đạo của Bộ chính trị, Ban bí thư, ban chấp hành

Trung ương Đảng đối với Quốc hội và Chính phủ sao cho vẫn đảm bảo được sự lãnh đạo của Đảng mà vẫn phát huy được tính chủ động, năng động và tự chịu trách nhiệm của những người đứng đầu tính chủ động, năng động và tự chịu trách nhiệm của những người đứng đầu cơ quan lập pháp (Uỷ ban Thường vụ Quốc hội), người đứng đầu cơ quan hành pháp (Thủ tướng) cũng như người đứng đầu cơ quan bảo vệ pháp luật (Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Để Nhà nước thực hiện tốt việc thể hố đường lối chính sách của Đảng qua thực tế trong những năm qua có thể nêu lên một số vấn đề đáng chú ý sau đây:

- Đường lối của Đảng phải tránh đi vào những vẫn đề quá cụ thể, để có tầm bao quát, gắn với thực hiện tiễn của nước ta. Bởi vì khi đã đi vào những vấn đề q cụ thể thì tính bao qt, tính phổ biến sẽ bị hạn chế. Trên đường lối đó Nhà nước phải thể chế hố thành hiến pháp, pháp luật để nhân dân chấp hành. Những bộ luật, đạo luật đã được ban hành nhìn chung là tốt. Nhưng về cơ bản vẫn còn là những luật khung chưa có những quy định và chế tài cụ thể để nhân dân thực hiện. Sau khi có luật cịn phải chờ Nghị định của Chính phủ, thậm chí cịn phải chờ thơng tư liên bộ. Vì vậy, tính hiệu quả pháp lý của các luật còn bị hạn chế nhiều.

- Căn cứ vào những điều kiện nay, nước ta phải có kế hoạch để hạn chế và giảm dần việc ban hành các pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và tiến tới có những đạo luật, bộ luật sau khi được quốc hội thông qua thì sẽ được ban hành để thực hiện, khơng cần phải có nghị định của Chính phủ, càng khơng cần chờ những thông tư liên bộ.

Như chúng ta đều biết, trong các luật của nước ta đã được ban hành có một số vấn đề rất đáng lưu ý, là nhiều điều khoản của luật ghi hẳn là "do chính phủ quy định". Như vậy có một vấn đề lý luận về nhà nước pháp quyền là Quốc hội nhận sự uỷ quyền của nhân dân (qua bầu cử) rồi đến lượt Quốc hội lại đem lại quyền được sự uỷ nhiệm của dân để uỷ nhiệm lại cho Chính phủ. Vậy, những quy định do Chính phủ ban hành nếu có trường hợp vi hiến thì ai sẽ là người

Tóm lại, sự lãnh đạo của Trung ương Đảng đối với Nhà nước đòi hỏi sự nỗ lực đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, khắc phục cái bệnh Đảng làm thay Nhà nước, chưa phát huy được tính năng động, chủ động của cơ quan Nhà Nước.

Về vấn đề này, văn kiện Đại hội IX đã khẳng định: Tăng cường vai trò lãnh đạo và tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Đảng lãnh đạo nhà nước thông qua việc đề ra đường lối, chủ trương các chính sách lớn, định hướng cho sự phát triển và kiểm tra việc tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và Hiến pháp, pháp luật của nhà nước Ban chấp hành Trung ương tập thể cấp uỷ, ban cán sự Đảng, Đoàn thảo luận dân chủ, biểu quyết và ra nghị quyết theo đa số những vẫn đề quan trọng về đường lối, chủ trương, chính sách, về tổ chức cán bộ. Tăng cường chế độ lãnh đạo tập thể đi đôi với phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo và trách nhiệm cá nhân.

Thứ hai, Đảng phải lãnh đạo chăm lo xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Đảng bộ phải tăng cường quản lý cán bộ, đảng viên trong bộ máy nhà nước xây dựng đội ngũ cán bộ công chức trong sạch, vững mạnh. Đảng bố trí cán bộ, đảng viên của mình giữ những cương vị chủ chốt trong bộ máy chính quyền các cấp, nhờ đó giữ vững được sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối với hệ thống chính trị.

Ở các nước xã hội chủ nghĩa từ Liên Xô, đến Đông Âu rồi đến các nước khác ở châu Á, châu Mỹ La Tinh, về cơng tác cán bộ tuy có khác biệt, nhưng về cơ bản thì lại rất giống nhau. Điều đáng lưu ý là tuy đang có hiều thay đổi trong đường lối chính trị đối ngoại nhất là trong thể chế kinh tế, nhưng trong lĩnh vực công tác tổ chức cán bộ thì về cơ bản vẫn thực hiện như trước đổi mới và cải cách. Điều đáng bàn ở đây là ở chỗ Đảng phải chăm lo công tác cán bộ cho các hệ thống chính trị. Trên thực tế cán bộ chủ chốt của chính quyền nhà nước đều do tổ chức Đảng các cấp từ Trung ương đến cơ sở quyết định. Tuy dân di bỏ phiếu nhưng về cơ bản, thực chất của vấn đề chỉ là hợp thức hoá. Quốc hội, Hội đồng nhân dân chưa họp phiên thứ nhất, chưa tiến hành bầu cử, nhưng ai làm gì nhất là các vị trí chủ chốt thì gần như ai cũng đã biết. Theo quy chế làm việc hiện tại của Ban Chấp hành Trung ương Đảng thì 3 chức vụ: Chủ tịch nước, Thủ

tướng Chủ tịch Quốc hội do Trung ương xem xét và quyết định bằng việc bỏ phiếu kín ở Trung ương. Các chức vụ khác thì Trung ương uỷ nhiệm cho Bộ Chính trị quyết định. Các cấp uỷ Đảng từ tỉnh trở xuống cũng theo một cách làm tương tự như thế.

Đây là nguyên nhân chính làm cho các cuộc bầu cử đại biểu nhân dân (từ Quốc hội đến Hội đồng nhân dân các cấp) tuy tiến hành tốn kém, rầm rộ nhưng tính hình thức còn rất nặng nề. Dân chủ là một quyền thiêng liêng của mỗi cơng dân, nhưng vì ta thực hiện cịn rất hình thức đã dẫn tới hậu quả sai lệch là các cuộc bầu cử chưa phản ảnh thực nguyện vọng và ý chí của nhân dân. Về điểm này, phải đi sâu tổng kết để đưa ra được những kiến nghị sao cho việc Đảng ta chăm lo công tác cán bộ cho các tổ chức của Đảng và nhà nước theo một phương thức hợp lí hơn.

+ Một là, bên cạnh việc thực hiện dân chủ đại diện như hiện nay, phải nghiên cứu và cho thực hiện thí điểm việc thực hiện dân chủ trực tiếp.

Trước mắt, nên bầu trực tiếp Chủ tịch xã theo nguyên tắc phổ thông bầu phiếu, trực tiếp và phiếu kín với mục tiêu là chọn được một người giỏi nhất xã (cả đức và tài) để làm người thủ lĩnh có uy tín của tồn xã. Trước mắt cần cho thực hiện có thể là thí điểm ở một xã để tương lai khi phải thực hiện, ở một phạm vi rộng hơn cho đến tồn quốc thì chúng ta đã có kinh nghiệm, tránh được tình huống vội vã, bị động. (Dĩ nhiên là phải sửa đổi luật bầu cử Hội đồng nhân dân hoặc trước mắt có một nghị quyết của Đảng và Quốc hội cho phép bầu cử thí điểm ở một số xã).

Vì nhân dân ta hiện nay vẫn rất tin yêu Đảng, nhưng thực tế vẫn tồn tại một tâm lý khá phổ biến là do sự quyết định ở trong Đảng là chính, dân đi bầu cử chỉ là sự hợp thức hoá, mà dân lại phải chịu trách nhiệm đối với người mình bầu ra, nhưng chưa thực sự tự do để lựa chọn người tài giỏi nhất.

+ Hai là, vấn đề cán bộ là vấn đề của Đảng lãnh đạo. Điều mà các tổ chức Đảng phải làm không phải là chọn mỗi cương vị một người rồi đưa ra cho dân hoặc đại biểu của dân bầu. Như vậy thì mặc dù cấp uỷ có sáng suốt đến mấy

những người tự thấy mình có khả năng. Việc lưu ý đến, chú ý đến các cấp uỷ viên để xem xét cân nhắc để đưa ra đề đạt qua hệ thống bầu cử hay qua hệ thống bổ nhiệm là đúng. Nhưng chỉ giao cho các cấp uỷ viên của Đảng giữ chức vụ mà nhất là chỉ giao làm cấp trưởng trong các cơ quan của nhà nước thì lại khơng hồn tồn hợp lý.

Thứ ba, Đảng phải lãnh đạo công tác kiểm tra, tranh tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước. Đảng phải tăng cường công tác kiểm tra các tổ chức Đảng và cán bộ, Đảng viên hoạt động trong các cơ qua nhà nước, đảm bảo cho các cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức nhà nước thực hiện đúng đường lối, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

Trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước đều nhấn mạnh vai trò giám sát của nhân dân đối với hoạt động của Đảng và Nhà nước. Đây là vấn đề hoàn toàn đúng đắn và cũng đạt được sự thống nhất cao ở trong Đảng và sự đồng thuận rộng rãi trong xã hội ta.

Trong hoạt động cụ thể của các cơ qua kiểm tra, thanh tra của Đảng và Nhà nước cũng đã thu được nhiều kết quả. Nhưng bên cạnh đó vẫn cịn những hạn chế nhất định. Cơng tác thanh tra. Giám sát ngồi tính hiệu lực, hiệu quả cịn thấp vì thiếu một chế tài pháp lý rõ ràng, minh bạch, về mặt tổ chức cịn có sự trùng lặp, chồng chéo, có một số ít trường hợp gây khó khăn cho hoạt động của đơn vị, cơ quan được kiểm tra, thanh tra.

Một vấn đề cần lưu ý tổng kết xem xét là vấn đề khiếu kiện, khiếu nại của nhân dân. Vấn đề này đã có một đạo luật. Nhưng cho đến nay vẫn là một trong những vấn đề bức xúc của xã hội ta. Trong việc giải quyết các khiếu kiện xuất hiện một vấn đề mà trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền sẽ gặp phải. Đó là những khiêú kiện liên quan đến các văn bản như bộ luật, đạo luật trong đó có những khoản, hoặc điều khoản, hoặc điều khoản mà tổ chức hay là công dân cho là vi phạm Hiến pháp, vi phạm Hiến pháp là vi phạm đạo luật cơ bản của một nước mà chỉ có quốc hội của nước đó mới có đủ thẩm quyền để xây dựng và sửa đổi. Trong trường hợp này phải có một tồ án có đủ thẩm quyền pháp lý để xem xét và có đủ thẩm quyền để kết luận. Tồ án đó được gọi là toà án Hiến pháp. Ở

các nước phát triển đều đã có tồ án này. Do vậy ở nước ta ngay từ bây giờ phải nghiên cứu và đề xuất với cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước về việc hình thành tồ án Hiến pháp.

Để thực hiện tốt quyền giám sát của nhân dân đối với hoạt động của Đảng và Nhà nước, Đảng ta phải hết sức chú ý và có những biện pháp hữu hiệu để thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các thành viên của Mặt trận trong việc xây dựng và bảo vệ chính quyền, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, thu hút sự tham gia càng rộng rãi của nhân dân vào công việc quản lý nhà nước, đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu và những hiện tượng tiêu cực khác trong bộ máy nhà nước cũng như trong đời sống xã hội, làm cho xã hội nước ta ngày càng lành mạnh, sống có trật tự, kỷ cương, từng bước thực hiện xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Mặt trận Tổ quốc và các thành viên của Mặt trận trong thời gian vừa qua đã có những đóng góp rất quan trọng như trong lĩnh vực xố đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hố ở khu dân cư, chăm lo và phát huy đại đoàn kết dân tộc, một trong những động lực chủ yếu để xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Trong hoạt động của mình, mặt trận Tổ quốc và các thành viên của mình ngày càng thực hiện có hiệu quả một trong những chức năng nhiệm vụ của mình là thực hiện sự phản biện xã hội, phản ảnh với Đảng và Nhà nước về những nguyện vọng và kiến nghị của cử tri, của nhân dân trong quá trình thực hiện những đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Trong điều kiện của nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng duy nhất cầm quyền. Đây là một trong các đặc thù của nước ta trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.

Kết quả nghiên cứu của các đề tài khoa học đã chứng minh với đầy đủ luận cứ khoa học rằng vấn đề thực hiện dân chủ trong một nước không phải là đa Đảng. Dưới sự lãnh đạo của đảng vẫn thực hiện đầy đủ quyền tự do, quyền dân chủ của nhân dân. Một trong phương thức để thực hiện quyền dân chủ của nhân

Đây là sự vận dụng một cách sáng tạo sức mạnh đoàn kết của tồn dân, thơng qua mặt trận Tổ Quốc và các tổ chức thành viên của mặt trận, nhân dân thực hiện quyền giám sát và tham gia xây dựng Nhà nước thực sự của nhân dân.

Với những thành tựu và kinh nghiệm đã tổng kết được, tới kiến nghị của Đảng ta và Nhà nước ta, cần tạo mọi điều kiện thuận lợi, góp phần xây dựng Mặt trận Tổ quốc và các thành viên ngày càng vững mạnh vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ cơng bằng văn minh.

Nhìn tổng qt nội dung Đảng lãnh đạo Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, là rất tồn diện và bao quát toàn bộ những vấn đề then chốt về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước.

Điều kiện quan trọng đảm bảo tính nhân dân của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với tư cách là Đảng duy nhất cầm quyền. Vì vậy các thể chế Nhà nước phải đảm bảo được định hướng chính trị và các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, từ pháp luật đến tổ chức các hình thức, phương pháp thực thi quyền lực đều phải hướng tới việc sử lý mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền và các cơ quan Nhà nước theo tinh thần lãnh đạo thơng qua cương lĩnh, đường lối, chủ trương, chính sách và công tác cán bộ. Nhà nước thể chế hố qua các đường lối chính sách của Đảng thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 75 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)