Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức phù hợp với nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 140 - 151)

quyền xã hội chủ nghĩa

Để xây dựng nhanh chóng và hiệu quả Nhà nước pháp quyền XHCN thì việc xây dựng đội ngũ cán bộ công chức phù hợp với Nhà nước pháp quyền XHCN là một yêu cầu cấp thiết, bởi vì:

hoạt động theo hướng pháp quyền. Đó là xây dựng đội ngũ cán bộ công chức trong sạch vững mạnh, có đủ phẩm chất và năng lực cơng tác để họ thực sự trở thành “công bộc” của dân, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao sự phát triển của đất nước chứ không chỉ đơn thuần là yêu cầu cải cách nền hành chính theo hướng xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại và hoạt động có hiệu lực hiệu quả theo đúng nguyên tắc.

Một trong những nguyên tắc của một Nhà nước pháp quyền XHCN là mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và cơng dân được quyền làm tất cả những gì mà pháp luật khơng cấm; cịn cán bộ cơng chức chỉ được làm những gì mà pháp luật quy định. Theo đó, các cán bộ công chức trong bộ máy nhà nước không chỉ được trao quyền để thực thi công vụ, mà cán bộ cơng chức cịn có bổn phận phục vụ xã hội và công dân; và chịu những ràng buộc nhất định do liên quan đến chức trách đang đảm nhiệm. Họ có thể khơng được hưởng một số quyền lợi mà một người cơng dân bình thường được hưởng và có thể cịn bị truy cứu trách nhiệm không chỉ bởi hành vi vi phạm pháp luật mà còn do những thiếu sót, sai lầm hoặc chậm trễ trong việc thi hành công vụ. Hơn nữa, tùy theo lĩnh vực hoạt động, cán bộ công chức phải tuân thủ những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp nhất định. Nhà nước còn địi hỏi cơng khai hóa hoạt động của các cơ quan nhà nước và những người nắm giữ chức vụ, đặt các hoạt động đó dưới sự giám sát của nhân dân nhằm hạn chế những hành vi lộng quyền, lạm quyền và đề cao trách nhiệm của những người thực thi cơng quyền.

Vì vậy, để cho hoạt động của cán bộ, cơng chức, trong đó xác định rõ quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm cũng như các điều kiện đảm bảo cho việc thực thi công vụ của họ, tất yếu phải hình thành một khuân khổ pháp lý. Cần xây dựng thể chế - cơ chế quản lý cán bộ, công chức phù hợp với nền hành chính hiện đại, được thể hiện thông qua các văn bản quy phạm pháp luật về công chức, công vụ… Đồng thời, chế độ cơng vụ đi kèm với những địi hỏi khắt khe về khả năng chuyên môn và tinh thần trách nhiệm của cán bộ công chức, phải được xây dựng trên cơ sở bảo đảm những quyền lợi thỏa đáng.

Thứ hai, hiện nay chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền. Do đó, Đảng phải thống nhất lãnh đạo cơng tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đồng thời phải phát huy trách nhiệm của nhà nước trong công việc quản lý, phát triển nâng cao đội ngũ cán bộ, công chức. Từ lâu, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định vấn đề cán bộ công chức là khâu then chốt trong q trình xây dựng và hồn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân; là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của đảng, của chế độ.

Vì vậy, đối với cơng tác cán bộ vấn đề đổi mới và thể chế hóa phương thức lãnh đạo của Đảng vừa có ý nghĩa hết sức quan trọng vừa là nhu cầu hết sức cấp bách hiện nay. Thực hiện quản lý cán bộ công chức bằng pháp luật, cán bộ công chức dù ở cấp nào, là đảng viên hay công dân đều phải gương mẫu cháp hành pháp luật của nhà nước. Không cho phép một cá nhân hay tổ chức nào được lợi dụng chức quyền để bao che, trục lợi, châm trước cho người phạm tội. Ai có cơng thì được khen, ai có tội bị xử phạt theo pháp luật, bất kể người đó là ai, và ở cương vị công tác nào.

Mặt khác, chúng ta tiến hành xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, và thực hiện đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước dưới sự tác động mạnh mẽ của xu hướng tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, cùng với những thành tựu phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin.

Đối với u cầu hiện đại hóa, chun nghiệp hóa nền cơng vụ của nước ta, bối cảnh đó vừa là điều kiện thuận lợi vừa là thách thức to lớn. Nó địi hỏi đội ngũ cán bộ công chức trong bộ máy nhà nước pháp quyền XHCN phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, đồng thời phải có những đổi mới tương ứng nhằm thích nghi, đủ khả năng giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội theo định hướng XHCN trong hoàn cảnh mới.

sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với nhân dân, một mặt phải tích cực nghiên cứu lý luận, trước hết là nắm vững những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về vị trí vai trị của người cán bộ cách mạng cũng như yêu cầu đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức; mặt khác, phải chú trọng nghiên cứu, khảo sát, gắn bó với thực tiễn, đánh giá đúng thực trạng kinh tế - xã hội nói chung và đội ngũ cán bộ cơng chức nhà nước nói riêng. Trên cơ sở đó, xác định hệ thống các yêu cầu, tiêu chuẩn của cán bộ, công chức đáp ứng các đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Đồng thời, phải tìm hiểu những bài học kinh nghiệm về việc tuyển chọn và sử dụng nhân tài trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, cũng như cần phải nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng nền cơng vụ chính quy, hiện đại của các nước có nền kinh tế phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Trong điều kiện hiện nay, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN cùng với những yêu cầu, đòi hỏi như vậy chúng ta phải xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức như thế nào để đáp ứng ?

Xuất phát từ đặc điểm của hệ thống chính trị nước ta, đội ngũ cán bộ cơng chức bao gồm toàn bộ những người làm việc trong các cơ quan cơng quyền, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức sự nghiệp phục vụ lợi ích cơng, đã qua tuyển dụng và được bổ nhiệm, đảm trách một công việc thường xuyên trong một công sở nhà nước hay một tổ chức chính trị, chính trị - xã hội ở trung ương hoặc địa phương, ở trong nước hay ở nước ngoài được xếp vào một ngạch, bậc và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Vì vậy, họ khơng chỉ là đội ngũ cơng chức hành chính, cơng chức ngành tư pháp mà cịn là đội ngũ cán bộ cơng chức trong các cơ quan dân cử như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, trong các cơ quan đảng, đồn thể chính trị - xã hội và các cán bộ cơng chức khối sự nghiệp văn hóa xã hội, y tế, giáo dục, khoa học, công nghệ, cũng như cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt trong các tổ chức kinh tế nhà nước… Đồng thời, theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị trung ương 5 khóa IX, chúng ta cịn có đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp cơ sở là: xã, phường, thị trấn.

Với phạm vi cần nghiên cứu rộng lớn cũng như tính chất quan trọng và phức tạp của vấn đề đặt ra như vậy, bước đầu tác giả xin được đưa ra một số giải pháp cơ bản như sau:

Một là, cần phải tiến hành tổng kết, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ, cơng chức hiện có để thấy được tồn diện thực chất các mặt mạnh, mặt yếu, các thiếu hụt cần bổ sung và hoàn thiện của đội ngũ này. Phải xây dựng dự báo sự phát triển của đội ngũ cán bộ, công chức trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xu hướng phát triển của thế giới, để đáp ứng kịp thời những yêu cầu của thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Chúng ta cần phải phân loại cán bộ, công chức để tiến hành nghiên cứu, phân tích tính chất đặc thù của lĩnh vực hoạt động, đánh giá thực trạng số lượng, chất lượng của từng loại đối tượng. Xây dựng định hướng quy hoạch, kế hoạch phát triển cán bộ, cơng chức cả về cơ cấu, tiêu chuẩn, trình độ chức danh. Phân biệt rõ cơng chức hành chính và viên chức sự nghiệp để có những chính sách và cơ chế tài chính thích hợp áp dụng cho hoạt động của cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp. Đồng thời, phân biệt công chức với những cán bộ làm việc trong các cơ quan bầu cử, dân cử, các đoàn thể, trong cơ quan của Đảng, trong các doanh nghiệp nhà nước. Đây là điều kiện căn bản để xây dựng chế độ công vụ nhà nước và cũng là điều kiện hình thành một đội ngũ cơng chức có trình độ chuyên môn cao, thạo việc, ổn định, đảm nhiệm các chức trách trong bộ máy hành chính và tư pháp của Nhà nước pháp quyền XHCN.

Hai là, tiếp tục thể chế hóa chiến lược, đường lối, chính sách cán bộ của Đảng phù hợp với yêu cầu quản lý công tác cán bộ theo pháp luật và thực tiễn. Hồn thiện chế độ cơng vụ, quy chế công chức, tiến đến xây dựng Luật Công vụ làm cơ sở pháp lý và khoa học cho việc xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ công chức. Đổi mới và đưa vào nền nếp việc quản lý, sử dụng cán bộ, công chức bao gồm tuyển chọn đầu vào hoặc chế độ bầu cử, đánh giá, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, đào thải và chế độ đãi ngộ. Để tạo điều kiện thuận lợi cho những người có nguyện vọng, tài năng, đức độ trong xã hội có cơ hội ngang

quy định chặt chẽ bảo đảm được tính cơng bằng, cơng khai. Để đảm bảo thu hút được nhân tài thực sự vào làm việc trong bộ máy nhà nước, nội dung và hình thức thi tuyển cán bộ cơng chức phải linh hoạt, khơng được dập khn máy móc, tùy theo từng loại cán bộ, công chức và lĩnh vực hoạt động.

Quán triệt những quan điểm, yêu cầu về việc đánh giá, sử dụng cán bộ của Đảng để bố trí, sử dụng cán bộ hợp lý, đúng ngành, nghề, trình độ đào tạo, đánh giá khách quan các mặt ưu, khuyết điểm của cán bộ. Sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức theo đúng chức danh, thay thế những cán bộ yếu kém về năng lực, thối hóa về phẩm chất đạo đức. Thực hiện chế độ bổ nhiệm công chức, đặc biệt là cơng chức lãnh đạo có thời hạn. Dựa trên cơ sở quy hoạch để thực hiện việc luân chuyển cán bộ theo phương châm rèn luyện, bồi dưỡng, thử thách cán bộ thông qua thực tiễn công việc; đồng thời, từng bước điều chỉnh việc bố trí cán bộ hợp lý hơn, tăng cường được cán bộ cho những địa bàn, lĩnh vực có nhu cầu cấp bách. Xây dựng quy chế đạo đức và chế độ trách nhiệm của cán bộ, công chức, kỷ luật, kỷ cương trong thi hành công vụ.

Ba là, cần đổi mới chính sách tạo nguồn và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước. Phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị mà có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo cán bộ; gắn đào tạo với quy hoạch sử dụng cán bộ. Nâng cao chất lượng đào tạo, cải tiến nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng, hướng trọng tâm vào những kiến thức cơ bản, cần thiết đối với cán bộ cơng chức như lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước, quản lý kinh tế, kiến thức pháp luật trong cơ chế thị trường, tin học, ngoại ngữ và các kỹ năng tác nghiệp hành chính… Kiện tồn mạng lưới các cơ quan làm công tác đào tạo, xây dựng đội ngũ giáo viên chuẩn và hệ thống giáo trình cập nhật những tri thức mới, hiện đại, phù hợp với yêu cầu thực tiễn quản lý kinh tế xã hội hiện nay và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

Bốn là, xây dựng và hoàn thiện cơ chế phát hiện, tuyển chọn và sử dụng nhân tài cho nền công vụ. Phải thực sự coi “hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Trong lịch sử Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới, các triều đại hưng thịnh thời xưa luôn luôn chăm lo nuôi dưỡng và đào tạo nhân tài, bồi đắp thêm “ngun khí”. Ngày nay, cùng với quy mơ các vấn đề xã hội và sự đa dạng,

phức tạp của cơng nghệ thơng tin, vai trị của người cán bộ, công chức ngày càng tăng lên. Hoạt động của họ có tác động quan trọng, rộng khắp và trực tiếp tới mọi lĩnh vực đời sống cũng như mọi công dân của xã hội. Do đó, phải tuyển chọn những các nhân ưu tú, những người có đủ đức độ, thanh liêm, hết lòng phụng sự nhân dân và có năng lực để đảm đương các cơng việc được giao. Đó cịn là một yêu cầu cấp bách trong điều kiện diễn ra sự cạnh tranh gay gắt về nhân lực, về thu hút “chất xám” giữa khu vực công và khu vực tư nhân, giữa đòi hỏi phát huy nội lực của đất nước và mở rộng đầu tư của nước ngoài.

Việc phát hiện nhân tài phải đi đôi với đào tạo, bồi dưỡng và tạo điều kiện thuận lợi để họ phát huy hết khả năng của mình, phục vụ tốt nhất xã hội. Coi trọng thực tài, thường xuyên xem xét, đánh giá kết quả thực tế công việc và thực hiện chi trả thù lao thỏa đáng theo kết quả lao động và cống hiến. Khuyến khích sự tơn vinh của tồn xã hội đối với những tài năng, có nhiều cống hiến cho nhân dân và đất nước, nhất là lĩnh vực khoa học.

Năm là, đảm bảo những điều kiện cho việc thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ của cán bộ, công chức nhà nước. Để khuyến khích cán bộ, cơng chức làm việc tận tụy, trung thành, công tâm phải thực hiện cải cách cơ bản chế độ tiền lương. Phân biệt cơ chế tiền lương giữa hành chính và sự nghiệp, giữa tiền lương và chính sách xã hội, giữa tiền lương thực tế và tiền lương danh nghĩa. Sửa đổi những bất hợp lý còn tồn tại trong thang, bảng lương theo hướng thù lao thỏa đáng cho những cơng việc phức tạp, địi hỏi trình độ cao và kích thích, động viên cán bộ, cơng chức hồn thành tốt nhiệm vụ. Một hệ thống tiền lương hợp lý và thỏa đáng mới góp phần khuyến khích tinh thần trách nhiệm cao và phát huy tính tích cực, sáng tạo của cá nhân. Điều chỉnh tiền lương tương ứng với nhịp độ tăng trưởng kinh tế và mức tăng thu nhập trong xã hội theo quan điểm trả lương đúng cho người lao động chính là đầu tư cho phát triển.

Sáu là, cần đẩy mạnh hơn nữa việc phân công, phân cấp quản lý cán bộ, công chức. Để khắc phục tình trạng vừa phân tán, chồng chéo vừa thiếu tập trung, thống nhất như hiện nay phải phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan quản lý và cơ quan sử dụng cán bộ, cơng chức; Củng cố, kiện tồn

công nghệ tin học vào việc quản lý cán bộ công chức. Thực hiện theo nguyên tắc người phụ trách cơng việc có quyền hạn và trách nhiệm trong việc tuyển chọn, sử dụng cán bộ, cơng chức dưới quyền của mình.

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 140 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)