Lịch sử xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 49 - 56)

Trong suốt q trình lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc cũng như xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Đảng ta luôn luôn quan tâm lãnh đạo việc củng cố, từng bước hoàn thiện bộ máy nhà nước và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Q trình xây dựng và hồn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một quá trình lịch sử được bắt đầu từ Tuyên ngôn độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945 và Hiến pháp năm 1946.

Ngay từ những bước đi đầu tiên, chính quyền mới của nước ta đã gắn bó với tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người sáng lập Nhà nước và trong suốt một phần tư thế kỷ là vị Chủ tịch, nguyên thủ đầu tiên, là kiến trúc sư và tổng cơng trình sư của toàn bộ sự nghiệp xây dựng chính quyền nhân dân, của sự nghiệp xây dựng Nhà nước dân chủ và pháp quyền Việt Nam. "Bản yêu sách của nhân dân An Nam", "Việt Nam yêu cầu ca" là những áng văn tuyệt vời của tác giả Nguyễn Ái Quốc từ rất sớm đã thể hiện một quan niệm hoàn chỉnh về nguyên tắc quản lý xã hội theo pháp luật trong một Nhà nước dân chủ theo tinh thần pháp quyền, thượng tơn pháp luật.

Nói đến Nhà nước pháp quyền XHCN, vấn đề hàng đầu thuộc về bản chất là vấn đề dân chủ. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân là Nhà nước mà trong đó tất cả quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân. Người đã chỉ rõ: "Chúng ta hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc".

Nhà nước do dân là Nhà nước mà nhân dân trực tiếp dựng lên. Cán bộ trong các cơ quan của chính quyền do nhân dân lựa chọn bầu ra. Tài chính của

Nhà nước do nhân dân đóng góp. Chính sách, pháp luật, cơ cấu tổ chức Nhà nước, những việc liên quan đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân quyết định. Các hoạt động của Nhà nước đặt dưới sự giám sát của nhân dân. Tất cả các cơ quan Nhà nước phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm sốt của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh tỏ thái độ rất nghiêm khắc với những sai phạm của chính quyền: "Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ". Nhà nước vì dân là Nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân. Ngồi mục đích phục vụ nhân dân, Nhà nước xã hội chủ nghĩa khơng có mục đích nào khác.

Vào những năm đầu của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, trong Hiến pháp 1946 do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì soạn thảo mặc dù khơng trực tiếp nói đến sự phân công rành mạch ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, nhưng tư tưởng phân cơng quyền lực đó được qn triệt sâu sắc. Theo Hiến pháp năm 1946 thì "Nghị viện nhân dân là cơ quan có quyền lực cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ cộng hịa". Cách xác định vị trí của Quốc hội như vậy được thể hiện nhất quán không những chỉ ở Hiến pháp năm 1946 mà còn ở các bản Hiến pháp 1959, 1980, 1992 (nay đã được sửa đổi, bổ sung). Cịn Chính phủ, theo Hiến pháp năm 1946, là cơ quan hành chính cao nhất của tồn quốc, gồm có Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước và nội các. Hiến pháp năm 1946 quy định mối quan hệ giữa Chính phủ và Quốc hội như là một cơ chế phối hợp và kiểm sốt thơng qua thể chế chất vấn, quyền tín nhiệm hay khơng tín nhiệm đối với nội các hoặc cá nhân Bộ trưởng, về trách nhiệm của Chủ tịch nước, của Thủ tướng Chính phủ. Cơ quan tư pháp được tổ chức và hoạt động trong sự hoạt động độc lập với cơ quan lập pháp và hành pháp. Không một cơ quan nào được can thiệp vào hoạt động xét xử của Tòa án.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về một Nhà nước có hiệu lực, hiệu quả cịn có địi hỏi phải có đội ngũ cán bộ, cơng chức vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân chứ không chỉ dừng lại ở cơ cấu tổ chức bộ máy trong sự phân công quyền lực hợp lý, bảo đảm cho nhân dân thực hiện đầy đủ

công việc". Người luôn đề ra yêu cầu rất cao đối với đội ngũ cán bộ, cơng chức chính quyền Nhà nước, thơng qua cán bộ, công chức mà thể hiện trách nhiệm trước nhân dân. Muốn thế, cán bộ vừa phải biết công việc quản lý Nhà nước, vừa phải "phụng cơng, thủ pháp, chí cơng, vơ tư", vừa phải nêu cao phẩm chất đạo đức và tinh thần phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc. Và chính Người đã thấy trước một trong những nguy cơ làm giảm hiệu lực của chính quyền là nạn tham nhũng, quan liêu. Người nói: "Tham ơ, lãng phí và bệnh quan liêu, dù cố ý hay khơng, cũng là bạn đồng minh của thực dân và phong kiến... Nó làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta". Một Nhà nước được xem là Nhà nước pháp quyền XHCN không bao giờ chấp nhận nạn tham nhũng và tệ quan liêu.

Sau khi giải phóng hồn tồn miền nam, đất nước thống nhất về mặt Nhà nước và về pháp luật (1976), Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (1976), lần thứ V (1982) và Đại hội VI (1986) đều đã khẳng định Nhà nước ta là Nhà nước chun chính vơ sản của nhân dân lao động, thực hiện dân chủ XHCN. Về bản chất giai cấp, Nhà nước chun chính vơ sản là một bộ máy để trấn áp những lực lượng thống trị của xã hội cũ đã bị đánh đổ nhưng còn phản kháng, đồng thời củng cố địa vị thống trị và bảo vệ lợi ích của giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động. Về bản chất xã hội, Nhà nước chun chính vơ sản phải giải quyết được các vấn đề mà xã hội đặt ra, bảo đảm hài hịa lợi ích của các giai cấp và tầng lớp khác nhau, nhằm duy trì xã hội trong một trật tự nhất định. Tuy nhiên, chức năng "giai cấp" và chức năng "xã hội" của Nhà nước được thể hiện ở các mức độ khác nhau cịn tùy theo điều kiện, hồn cảnh lịch sử cụ thể.

Có thể nói, những đặc điểm mang tính lịch sử trong q trình xây dựng Nhà nước chun chính vơ sản ở giai đoạn này là cơ sở vững chắc cho quá trình nghiên cứu xây dựng Nhà nước pháp quyền sau này. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành của bộ máy Nhà nước, nội dung dân chủ xã hội chủ nghĩa đã không được chú ý đầy đủ, trên thực tế trở thành tập trung quan liêu, do có hạn chế trong nhận thức của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên về chun chính vơ sản

trong điều kiện mới - điều kiện xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước, cịn có phần phiến diện.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã nêu phương châm "lấy dân làm gốc" và cơ chế "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", đã thể hiện chế độ nhân dân lao động tự quản lý Nhà nước của mình, coi trọng cơng tác vận động quần chúng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Từ sau Đại hội VI của Đảng, tư tưởng về nhà nước pháp quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện trong các văn kiện của Đảng phản ánh quá trình nhận thức ngày càng đúng đắn, đầy đủ, cụ thể, toàn diện và sâu sắc hơn.

Đại hội VI của Đảng đặt ra chủ trương phải “cải cách lớn” bộ máy nhà nước, sửa đổi Hiến pháp 1980 nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Quá trình thực hiện chủ trương cải cách nhà nước và sửa đổi hiến pháp đó địi hỏi phải tăng cường nghiên cứu các vấn đề lý luận về nhà nước, pháp luật, định hướng xây dựng nhà nước, pháp luật trong điều kiện Đảng cầm quyền. Kết quả nghiên cứu những vấn đề này được phản ánh tập trung ở trong tác phẩm “Xây dựng nhà nước của nhân dân - Thành tựu, kinh nghiệm, đổi mới” của đồng chí Đỗ Mười.

Trong tác phẩm này những yêu cầu, nội dung về xây dựng nhà nước pháp quyền đã được vạch ra rất rõ nét, mặc dù chưa đề cập đến khái niệm nhà nước pháp quyền. Khi xác định yêu cầu đổi mới tổ chức, hoạt động của nhà nước, đồng chí Đỗ mười đã khẳng định “phải xây dựng một nhà nước mà tồn bộ tổ chức, hoạt động của nó dựa trên cơ sở pháp luật, tuân thủ pháp luật, đồng thời thực hiện chức năng quản lý xã hội bằng pháp luật”. “Đó là một nhà nước bảo đảm sự thống trị của pháp luật trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, giữ cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh; bảo vệ được quyền tự do, dân chủ, lợi ích hợp pháp, danh dự, nhân phẩm của mọi công dân, khắc phục được sự tuỳ tiện lạm quyền của các cơ quan nhà nước, các cán bộ có chức quyền và nhân viên trong bộ máy nhà nước; chịu trách nhiệm trước công dân, xã hội và trước nhà nước về các hoạt động của mình; kiểm tra giám sát được việc thi hành các quyết

định quản lý, thi hành pháp luật; xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi vi phạm pháp luật” [42, tr.62-63].

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng cũng chưa đưa ra thuật ngữ nhà nước pháp quyền vào nội dung văn kiện mà chỉ nêu phương hướng, nhiệm vụ cải cách nhà nước trong 5 năm 1991 - 1995. Tuy nhiên, trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH” (Văn kiện do Đại hội VII thông qua) lại đề cập những nội dung rất khái quát thể hiện được những đặc trưng, yêu cầu và nội dung xây dựng nhà nước pháp quyền.

Tại Đại hội VII, Đảng đã xác định: "Tiếp tục cải cách bộ máy Nhà nước theo phương hướng: Nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, dưới sự lãnh đạo của Đảng; tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện thống nhất quyền lực nhưng phân công, phân cấp rành mạch; bộ máy tinh giản, gọn nhẹ và hoạt động có chất lượng cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật, quản lý". Nhà nước Việt Nam thống nhất có ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp, với sự phân cơng rành mạch ba quyền đó.

Hội nghị Đại biểu tồn quốc giữa nhiệm kỳ Khóa VII đã chính thức đưa vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam vào Văn kiện của Đảng. Trong Phần thứ hai của Văn kiện Hội nghị đã nêu nhiệm vụ: Tiếp tục xây dựng và từng bước hồn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Đó là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, đưa đất nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước pháp quyền Việt Nam được xây dựng trên cơ sở tăng cường, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, lấy liên minh giữa giai cấp công nhân với nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng ta lãnh đạo.

Đây là lần đầu tiên trong văn kiện của Đảng chính thức nêu cụ thể, tồn diện những quan điểm, nguyên tắc, nội dung xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Với các thể hiện trong văn kiện này, tư tưởng về Nhà nước pháp quyền Việt Nam đã có bước phát triển rõ nét và tồn diện. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam trở thành chủ trương có tầm chiến lược, bao

trùm toàn bộ tổ chức, hoạt động của Nhà nước, trở thành định hướng cho tồn bộ q trình và nội dung đổi mới tổ chức, hoạt động của Nhà nước trong những năm tiếp theo.

Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VII) đánh dấu một bước phát triển quan trọng về lý luận xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Hội nghị đã ra nghị quyết về việc "Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính Nhà nước".

Sau khi đánh giá những thành tựu và khuyết điểm, yếu kém trong tổ chức, hoạt động của Nhà nước ta, Hội nghị đã nêu năm quan điểm cơ bản cần nắm vững trong q trình xây dựng, kiện tồn bộ máy Nhà nước.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (6-1996) vẫn tiếp tục khẳng định lại năm quan điểm và các nhiệm vụ xây dựng kiện toàn bộ máy Nhà nước mà Đảng ta đã nêu ra trước đó, trong đó có đề cập quan điểm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, quản lý xã hội bằng pháp luật.

Sau đó, Nghị quyết thứ nhất của Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về "phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây dựng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh" đã khẳng định rằng chúng ta đã từng bước phát triển hệ thống quan điểm, nguyên tắc cơ bản về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.

Điều đáng quan tâm là Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 3 của Ban chấp hành Trung ương (khoá VIII) đã đưa ra nhận xét đầu tiên là “đã từng bước phát triển hệ thống quan điểm, nguyên tắc cơ bản về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân” và chỉ rõ: “Việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong điều kiện chuyển đổi nền kinh tế là nhiệm vụ mới mẻ, hiểu biết của chúng ta cịn ít, có nhiều việc phải vừa làm, vừa tìm tịi, rút kinh nghiệm”. Mặt khác, Nghị quyết nhấn mạnh yêu cầu phát huy tốt hơn và nhiều hơn

hoạt động có hiệu quả; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và ba yêu cầu trên quan hệ chặt chẽ với nhau, dựa trên nền tảng chung là xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện đại đồn kết dân tộc mà nịng cốt là liên minh công nhân, nơng dân và trí thức.

Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, nhận thức về Nhà nước pháp quyền được phát triển lên một tầm cao mới có tính đột phá về tư duy lý luận, là sự vận dụng sáng tạo học thuyết Nhà nước pháp quyền vào điều kiện Việt Nam. Văn kiện Đại hội IX khẳng định: "Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Mọi cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, mọi cơng dân có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật”. Quan điểm về xây dựng Nhà nước pháp quyền của Đảng ta đã chính thức được thể chế hóa tại Điều 2 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi, bổ sung năm 2001): "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân". Mặt khác, Văn kiện Đại hội cũng xác định “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng” là nhiệm vụ bao trùm trong nội dung của phần thứ IX về “đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế”. Đó là nhiệm vụ cải cách thể chế và phương thức hoạt động nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)