Tác động của tồn cầu hóa đến xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 45 - 49)

xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Như phần trên đã phân tích, bên cạnh sự tác động của phương thức sản xuất, sự tác động qua lại giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, tồn tại xã hội và ý thức xã hội… quá trình xây dựng nhà nước, dù độc lập đến mức nào và tự chủ đến đâu, cũng không thể tách rời khỏi thời đại, ln có mối quan hệ sâu sắc với diễn biến chính trị, tư tưởng của thời đại, đặc biệt là hệ tư tưởng và vai trò lịch sử của giai cấp đang chiếm vị trí trung tâm của thời đại, đặc biệt là tính chất đối lập của các quốc gia có chế độ chính trị khác nhau.

Nói như vậy nghĩa là bên cạnh những yếu tố tâm lý, truyền thống, văn hố, tư tưởng, kinh tế - chính trị… của nước ta, những yếu tố hiện đại của thời cuộc, của quốc tế cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân.

Tồn cầu hố là xu thế khách quan, nhất là tồn cầu hố kinh tế lơi cuốn tất cả các nước, bao gồm hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng cường sức ép cạnh tranh gay gắt và tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nước. Có rất nhiều nhân tố khiến tồn cầu hóa phát triển, nhưng về cơ bản, nhân tố mang tính

quyết định là sự phát triển của lực lượng sản xuất trên cơ sở cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và sự mở rộng giao lưu trao đổi đồng đều mang tính tồn cầu trên cơ sở thị trường thế giới chứ không phải là quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hay chế độ tư bản chủ nghĩa.

Như vậy, tồn cầu hố và hội nhập vững chắc của Việt Nam là nhu cầu cần thiết hết sức cấp bách, tạo cơ hội để tăng trưởng và phát triển bền vững, nó vừa có tính tích cực, vừa có tính tiêu cực, vừa tạo cơ hội và thách thức đối với các nước.

Sự tác động của yếu tố này xét về phương diện cơ hội là:

- Thứ nhất, tồn cầu hố tạo cơ hội mở rộng giao lưu song phương và đa phương, tạo cơ hội tiếp cận vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý nhằm khai thác tiềm năng trong nước để phát triển, tạo ra đòi hỏi, đặt ra nhu cầu ngặt nghèo đối với nhà nước trong thực thi chức năng, nhiệm vụ của mình trong xu thế hợp tác và cạnh tranh.

- Thứ hai, toàn cầu hóa trên mọi lĩnh vực, trong đó có tồn cầu hoá về kinh nghiệm xây dựng hoàn thiện nhà nước pháp quyền tạo cơ hội tiếp cận chọn lọc cả về quan điểm, học thuyết và thực tiễn quá trình xây dựng nhà nước nhà nước pháp quyền.

- Thứ ba, tồn cầu hố tạo cơ hội hợp tác, trao đổi giữa các nước về kinh nghiệm xây dựng bộ máy, cơ chế vận hành trong các quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp.

- Thứ tư, hệ thống pháp luật của các nước dần dần mang tính quốc tế, lấy tiêu chí tiến bộ làm chuẩn mực. Nên hàng rào, khoảng cách giữa các pháp luật xích lại gần nhau hơn, tạo cơ hội để tiếp cận và xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật nước ta phù hợp hơn luật chơi chung của thế giới.

- Thứ năm, tồn cầu hố và hội nhập quốc tế về pháp luật đặt ra nhiệm vụ và đòi hỏi tự thân cấp bách nhằm xây dựng, hoàn thiện và phát triển hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay là vừa thiếu vừa bất cập với thế giới và khu vực.

- Một là, tụt hậu xa hơn về kinh tế so với thế giới và khu vực, nguy cơ chệch hướng con đường xã hội chủ nghĩa đặt ra thách thức ngặt nghèo đối với sự sống còn của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Hai là, thực trạng hiện nay của bộ máy nhà nước ta: cồng kềnh, kém hiệu quả, hiệu lực quản lý, một bộ phận cán bộ cơng quyền tha hố, biến chất làm giảm lòng tin của quần chúng. Đây là thách thức nghiêm trọng trước sức ép cạnh tranh từ bên ngoài, trước những âm mưu thủ đoạn lợi dụng của kẻ thù.

- Ba là, trong tình hình pháp luật của ta, vừa thiếu, vừa yếu, lại chưa đồng bộ trong q trình hội nhập, địi hỏi chúng ta phải tiếp tục hoàn thiện, phát triển để phù hợp với luật chơi chung của các nước nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia và hội nhập có hiệu quả. Rất nhiều luật trong hệ thống luật của chúng ta cịn thiếu và có khoảng cách với bên ngồi, nhất là lĩnh vực kinh tế thương mại.

- Bốn là, cải cách thủ tục hành chính, một trong những nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn hiện nay cũng đứng trước những sức ép trong nước và hội nhập quốc tế rất lớn nhằm tinh giản bộ máy và cải cách cơ chế hoạt động cơng quyền.

Ngồi những cơ hội và thách thức của tồn cầu hố tác động đến quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền đã nêu trên, chúng ta còn phải đối mặt với nguy cơ chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch lợi dụng xu thế hồ bình hợp tác, hội nhập đã và đang tiếp tục chớp thời cơ tăng cường thực hiện chiến lược “diễn biến hồ bình” đối với cách mạng thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng. Chủ nghĩa đế quốc mà đứng đầu là Mỹ tiến hành những thủ đoạn thâm độc thông qua các hình thức: chính trị tư tưởng, kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng… nhằm lật đổ, thủ tiêu chế độ XHCN ở Việt Nam. Đồng thời chúng thực hiện chính sách cường quyền, nước lớn duy trì trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo, sẵn sàng can thiệp vào cơng việc nội bộ của nước khác. Điều đó, đang đặt ra cho Việt Nam những thách thức mới. Ngoài những lĩnh vực khác, kẻ thù đã và đang tiến cơng trực diện vào lĩnh vực chính trị tư tưởng, chúng lợi dụng vấn đề “dân chủ, nhân quyền” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta.

Trong lúc chúng ta tiến hành đổi mới, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân

dân, nhân dân lao động làm chủ thông qua nhà nước và pháp luật, thì những kẻ lợi dụng dân chủ, nhân quyền, tát nước theo mưa, phê phán ta, cô lập ta trên trường quốc tế. Thông qua “dân chủ, nhân quyền, nhân đạo” can thiệp vào nội bộ ta nhằm làm lung lạc ý chí, tư tưởng và sự lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa, tạo cơ hội bạo loạn lật đổ chế độ ta. Ví dụ như Quốc hội Hoa Kỳ thông qua đạo luật bổ xung 1950 gắn nhân quyền với viện trợ cho Việt Nam bị dư luận thế giới và nhân dân Mỹ lên án. Mặt khác, chúng cịn lợi dụng viện trợ, thơng qua các tổ chức phi chính phủ, thơng qua hoạt động gián điệp, cử chun gia… làm suy thối cán bộ, cơng chức và lợi dụng sự sơ hở trong q trình xây dựng, hồn thiện bộ máy nhà nước, hệ thống pháp luật… để phá hoại ta.

Tóm lại, có thể khẳng định rằng (một cách trực tiếp hoặc gián tiếp) tồn cầu hố đã tác động một cách toàn diện đến nước ta. Trong đó có q trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vừa là cơ hội, vừa là thách thức. Sự đan xen đó địi hỏi sự linh hoạt của chúng ta nhằm tận dụng thời cơ, hạn chế nguy cơ để phát triển, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay là vấn đề sống còn.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)