Những ƣớc mong trong tình yêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử về tình yêu và hôn nhân trong ca dao người việt (Trang 60 - 64)

CHƢƠNG 2 : VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG TÌNH YÊU

2.4. Những ƣớc mong trong tình yêu

Tình yêu là tình cảm hết sức tự nhiên, trong sáng, không hề vụ lợi tính toán, xuất phát từ cả hai phía nam và nữ. Nhƣng trong tình yêu, con ngƣời cũng có những mong ƣớc, khát khao trong tình yêu, có những tiêu chí, chuẩn mực nhất định. Những chàng trai, cô gái trong xã hội cũ không có cơ hội, hoặc có rất ít cơ hội đƣợc lựa chọn bạn đời vì hình thức hôn nhân áp đặt. Do vậy, họ tìm đến lời ca tiếng hát nhƣ một sự giãi bày những tâm tƣ, tình cảm, suy nghĩ của mình trong cuộc sống. Qua đó, những quan niệm về tình yêu, những ƣớc mong khát vọng trong tình yêu cũng đƣợc bày tỏ một cách rõ nét.

Ta dễ dàng thấy đƣợc những ƣớc mong thể hiện quan niệm tình yêu mang tính chất phổ biến của con ngƣời trong ca dao Việt là mong ƣớc tìm dƣợc ngƣời bạn đời có vẻ đẹp tâm hồn, có đức hạnh, chăm chỉ, nhân hậu:

“Bông nhài bông lý bông ngâu

Chẳng bằng bông bưởi thơm lâu dịu dàng”

Các cô gái rất trọng ngƣời biết chữ nghĩa và đều ƣớc mong ngƣời yêu, ngƣời chồng của mình có học vấn, có hiểu biết:

“Lấy chồng cho đáng tấm chồng Bõ công trang điểm má hồng răng đen

Chẳng ham ruộng cả ao liền Ham vì cái bút cái nghiên ông đồ”.

Cô gái mơ ƣớc lấy đƣợc ngƣời chồng thông minh, giỏi giang, đỗ đạt “kiệu anh

đi trước võng nàng theo sau”. Đó cũng chính là ƣớc mơ về một cuộc sống ấm

no, hạnh phúc.

Cũng có nhiều cô gái chỉ ƣớc mơ bình dị là lấy đƣợc ngƣời hiền lành, chăm chỉ, cần cù, hoặc cha mẹ chồng là ngƣời hiền:

- “Chẳng tham nhà ngói rung rinh Tham vì một nỗi anh xinh miệng cười

Miệng cười anh đáng mấy mươi Chân đi đáng nén, miệng cười đáng trăm”

- “Chim khôn lót ổ lựa nhành Gái khôn lựa chốn trai lành gửi thân”.

Bên cạnh đó, cũng có một số cô gái đƣợc lấy chồng là nơi cao sang quyền quý để đƣợc thay đổi phận nghèo hèn:

“Một ngày tựa mạn thuyền rồng Còn hơn muôn kiếp ở trong thuyền chài”

Tình yêu lứa đôi còn làm cho con ngƣời thăng hoa trong cuộc sống, tình yêu là hạnh phúc, là ƣớc mơ của mọi ngƣời khi đến tuổi trƣởng thành, cho dù có lúc “ƣớc mơ chỉ là ƣớc mơ”, bởi trong tình yêu lứa đôi không phải lúc nào cũng dẫn đến con đƣờng hạnh phúc nhƣ mọi ngƣời mong muốn, thƣờng thì nó có nhiều trắc trở phải vƣợt qua, nhƣng cũng có nhiều trƣờng hợp tình yêu lứa đôi không đi vào đâu. Dẫu vậy, những chàng trai, cô gái vẫn luôn mơ ƣớc về một tƣơng lai tƣơi đẹp, hạnh phúc:

“Ước sao ăn ở một nhà,

Ra đụng vào chạm kẻo mà nhớ thương. Ước gì anh hóa ra hoa,

Để em nâng lấy rồi mà cài khăn. Ước gì anh hóa ra chăn, Để cho em đắp, em lăn, em nằm”.

Rõ ràng, họ không yêu vì tiền bạc, không coi trọng sự hào nhoáng bóng bẩy. Các chàng trai, cô gái đều ƣớc mong chọn đƣợc ngƣời bạn đời chung thủy, chịu khó, sống nhân hậu, vui vẻ để cùng nhau vƣợt qua mọi khó khăn, xây dựng hạnh phúc bền chặt. Muốn có hạnh phúc bền chặt, tình yêu trọn vẹn thì phải đƣợc sự tin yêu, ủng hộ của cha mẹ đôi bên. Vì vậy, khi chọn lựa bạn đời cũng là ƣớc mong chọn đƣợc cha mẹ thảo hiền để gửi thân.

Ƣớc mong đƣợc tự do yêu đƣơng, có đƣợc hạnh phúc thủy chung trọn vẹn là mơ ƣớc của trai gái ở mọi thời kì, và mơ ƣớc ấy cũng đƣợc phản ánh trong ca dao ngƣời Việt. Điều này thể hiện một quan niệm tiến bộ về tình yêu: Tình yêu phải đi đến hôn nhân, và hôn nhân phải là kết quả của tình yêu chân thành mãnh liệt.

Tiểu kết chương 2

Ca dao dân gian Việt Nam phản ánh các mặt đời sống xã hội với nhiều nội dung phong phú, đa dạng thể hiện bằng thủ pháp đặc trƣng của ca dao. Một trong các nội dung đƣợc ca dao miêu tả nhiều nhất là tình yêu lứa đôi đã đƣợc dân gian truyền miệng từ đời này sang đời khác trên các cung bậc, cách tiếp biến khác nhau làm ngƣời đời khắc sâu. Trong tình yêu lứa đôi, con ngƣời luôn có nhu cầu bày tỏ tình cảm và có thái độ ứng xử với những cung bậc sắc thái khác nhau.

Tìm hiểu cách ứng xử về tình yêu trong ca dao giúp chúng ta hiểu sâu hơn về tâm hồn ngƣời Việt để sống cho xứng đáng. Chắt lọc trong nội dung đó ta thấy rằng: trong tình yêu bao giờ họ cũng rất thủy chung, trƣớc sau nhƣ một; tình yêu trong ca dao cũng không chấp nhận sự ích kỷ, giả dối, là tình cảm tƣơi sáng

thuần khiết. Dù là tiếng yêu trong đau khổ, trong bất hạnh họ vẫn luôn đấu tranh để đến cái đích: đƣợc tự do chọn lựa, đƣợc yêu bằng trái tim. Thủy chung - đó là chân lý của tình yêu trong ca dao và trong bất kỳ thời đại nào, bởi bản chất của tình yêu là không thể chia sẻ. Những tình cảm trong ca dao sẽ giúp chúng ta nhìn nhận về chính mình, về tình yêu về cuộc sống để hạnh phúc chín trong tay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử về tình yêu và hôn nhân trong ca dao người việt (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)