Thái độ cao thượng – không cao thượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử về tình yêu và hôn nhân trong ca dao người việt (Trang 55 - 59)

CHƢƠNG 2 : VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG TÌNH YÊU

2.2. Tình yêu đau khổ

2.2.3. Thái độ cao thượng – không cao thượng

Tính cao thƣợng trong tình yêu cũng là một đặc tính nổi trội trong ứng xử của ngƣời Việt. Tình yêu trọn vẹn là đủ đầy cả hai yếu tố vật chất lẫn tinh thần nhƣng đôi khi điều đáng quý trọng lại nằm trong cách hành xử của con ngƣời chứ không phải ở xác thân vật chất. Dân gian ta từng nói:

Mình nói với ta rằng mình còn son

Ta đi qua cửa thấy con mình bò Con mình những trấu cùng tro Ta đi lấy nước tắm cho con mình”.

Chàng trai trong câu ca dao mới đáng yêu làm sao khi có hành động mà chắc gì chàng quân tử thấm nhuần đạo đức phong kiến nào dám làm. Khi biết đƣợc mình đã bị lừa dối, chàng có buồn, có đau khổ, nhƣng chàng không hề oán hận gì ngƣời yêu. Ngƣợc lại, chàng có hành động và nghĩa cử thật cao đẹp. Và cũng trong dân gian, có một quan niệm rất lạ và rất mới có lẽ xuất phát từ cái tâm bao la:

Hai tay nâng lấy cũ người mới ta”.

Bên cạnh đó, có bài ca dao còn gây ra những cách hiểu và đánh giá khác nhau về sự cao thƣợng hay chƣa cao thƣợng trong tình yêu:

“ Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc tím Em đã có chồng anh trả yếm cho anh

Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc xanh Yếm em em mặc, yếm gì anh anh đòi”.

- Giả thiết thứ nhất: Nếu như hiểu hai câu đầu của bài ca dao là lời của

chàng trai đó có thể là một cuộc đòi yếm/ trả yếm và sự chối từ, một cuộc đòi -

trả không thành công. Có thể hiểu chiếc yếm đƣợc nhắc đến ở đây nhƣ là kỉ vật làm tin, là tín vật tình yêu của đôi bạn trẻ. Đến nay khi hai ngƣời không còn tình duyên với nhau nữa, thì ngƣời tặng yếm muốn lấy lại tặng phầm mà mình đã trao. Nếu quả thực nhƣ vậy thì chàng trai thật nhỏ nhen, không đáng mặt đàn ông. Đọc tiếp hai lời sau của bài ca dao, nếu đƣợc cho đó là lời của cô gái, thì đây là lời đáp trả không kém phần đáo để, “ghê gớm”: không yêu nữa, nhƣng thứ gì đã trao thì không trả lại. Xét về phƣơng diện tâm lý, đã có can đảm đòi lại cái yếm mà mình đã tặng cho ngƣời mình yêu, dù rằng ngƣời yêu của mình đã ôm cầm sang thuyền khác, thì đó là một hành vi không còn tình nghĩa. Đã không còn tình nghĩa thì giọng điệu phải gay gắt. Vả lại, anh con trai nào lại chẳng nhớ nằm

lòng câu ca dao này:

“Bắc thang lên hỏi ông Trời

Của chàng cho thiếp liệu đòi được chăng? Bắc thang lên hỏi ông Trăng

Nếu nhƣ vậy, quả thực, đó là một tình yêu đầy vật chất tầm thƣờng, không phải là tình yêu cao thƣợng.

- Giả thiết hai: Nếu cô gái hát trước thì đây là trường hợp xin trả yếm. Với cách hiểu nhƣ vậy, thì cô gái này vừa tình nghĩa, vừa khôn ngoan, vừa đáng nể. Vì một lý do nào đó mà hai ngƣời chẳng thể nên duyên, cô thông báo sẽ trả lại cái yếm mà ngƣời yêu đã tặng, để khỏi bị chồng hiểu lầm, ghen tuông sau này và cũng để ngƣời yêu đi tìm hạnh phúc mới. Đáp lại lời của cô gái, chàng trai cũng dịu dàng: rằng chiếc yếm đã trao tặng giờ đã là của cô gái, nó dâu còn là của anh nữa mà bảo anh đòi. Với cách xử sự nhƣ thế, cả chàng trai và cô gái ở đây đều là những con ngƣời nghĩa tình.

Tuy nhiên, chúng tôi không đồng tình với hai cách hiểu và lý giải đó, bởi

chúng tôi cho rằng bài ca dao thể hiện sự nuối tiếc về một tình yêu đẹp trong quá

khứ. 2 câu đầu theo tôi là lời nói của chàng trai, chàng cất lên lời đòi yếm, nhƣng

mục đích chính là để hờn trách ngƣời con gái đã lấy chồng. “Hoa cúc vàng” lại “nở ra hoa cúc tím”, ngoài ý nghĩa là cách nói đƣa đẩy trong ca dao, còn nhƣ ngầm nói về sự đổi thay, không thống nhất trƣớc sau. Ngƣời con trai chắc hẳn không muốn đòi lại chiếc yếm – tín vật tình yêu của hai ngƣời - thật sự. Có thể anh đòi lại vì sợ nếu giữ nó, cô gái sẽ không dứt khoát với hoàn cảnh mới, cô sẽ vấn vƣơng và sẽ khổ. Cũng có thể, anh muốn ƣớm lời để xem tình cảm của ngƣời con gái hiện giờ ra sao. Còn 2 câu sau là lời cô gái, dù đã có chồng nhƣng thái độ của cô rất cƣơng quyết không trả lại kỷ vật của ngƣời yêu - dải yếm đã trao cho mình trƣớc đây. Hành động ấy thể hiện nỗi đau hiện tại trong lòng cô gái và sự nhớ thƣơng một mối tình mà cô không nỡ lìa bỏ. Vì thế, cô từ chối trả yếm, từ chối một cách yếu ớt bằng lời nói: "Yếm em em mặc, yếm gì anh anh đòi !". Câu thơ phá cách của một câu thơ 8 chữ, đay đi đay lại ngôn ngữ xƣng hô

mà hẳn trƣớc đây, hai ngƣời hay nói với nhau "em" - "anh". Giữ yếm lại nhƣ hành động giữ một kỷ vật, tình yêu của chúng ta tuy không thành nhƣng cũng không đáng phải "sòng phẳng" đến thế, không cần phải xoá mọi dấu vết về nhau. Sự không trả lại chiếc yếm chứng tỏ tình yêu của cô đối với chàng trai. Tình yêu ấy quan trọng hơn tất cả những đòi hỏi khác. Em giữ tình yêu ấy thì đấy là một niềm an ủi cho anh, và cho cả em rồi còn gì ! Hiểu nhƣ thế, chúng ta sẽ thấy cả hai con ngƣời này đều rất đẹp, diễn biến tâm lý của họ rất logic với lời ca dao trữ tình tha thiết này. Do vậy, về hình thức, bài ca dao là 2 lời có quan hệ đối lập

nhau nhƣng thực chất, có sự thống nhất về tình ý. Và rõ ràng, lời nói đó biểu

hiện thái độ cao thƣợng trong tình yêu.

Xét về thái độ ứng xử chƣa cao thƣợng trong tình yêu, ca dao Việt cũng có một số câu ca, nhƣng đều biểu thị sự phê phán, châm biếm về thứ tình yêu đầy vật chất, tầm thƣờng. Ta có thể dẫn ra một số câu nhƣ:

- “Bắc thang lên hỏi ông Trời

Của chàng cho thiếp liệu đòi được chăng? Bắc thang lên hỏi ông Trăng

Của chàng cho thiếp nói năng thế nào?” - “Bắc thang lên hỏi ông Trời Những tiền cho gái có đòi được không.”

- “Bắc thang lên hỏi ông Trời Tiền trao cho gái có đòi được chăng

Bắc thang lên hỏi ông Trăng

Tiền trao cho gái liệu rằng được không?”

Nhƣ vậy, tình yêu có thể buồn, có thể không hạnh phúc nhƣng tình yêu dẫn con ngƣời đến hạnh phúc, đến cách sống cao đẹp ở đời. Có lẽ đó cũng là nét

đẹp ngàn đời của truyền thống văn hóa Việt mà thế giới ngày nay dù có hiện đại đến đâu cũng không thể xóa nổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử về tình yêu và hôn nhân trong ca dao người việt (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)