5. Cấu trúc luận văn
3.2. Kết cấu tiểu thuyết
3.2.1. Những vấn đề về lý thuyết kết cấu.
Kết cấu là toàn bộ “sự tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm, sự tạo
thành liên kết các bộ phận trong bố cục tác phẩm, sự tổ chức sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung của tác phẩm trên cơ sở đời sống khách quan và theo một chiều hướng tư tưởng nhất định”[62;439]. Kết cấu là một khái niệm khá
phức tạp, không nhất thành mà bất biến. Kết cấu thể hiện một nội dung rộng rãi, phức tạp. Tổ chức tác phẩm không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan bề ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn mà còn bao hàm cả sự liên kết bên trong, nghệ thuật thiết kế nội dung của tác phẩm. Các phương diện của kết cấu không chỉ giới hạn ở bố cục mà bao gồm cả hệ thống tính cách, tổ chức thời gian và khơng gian nghệ thuật của tác phẩm; nghệ thuật tổ chức các liên kết cụ thể của các thành phần cốt truyện nghệ thuật trình bày, bố trí các yếu tố ngồi cốt truyện… làm cho tác phẩm trở thành một chỉnh thể nghệ thuật.
Hiểu một cách chung nhất, kết cấu là phương diện cơ bản của hình thức tác phẩm văn học, là biểu hiện của nội dung văn học, là sự tổ chức, sắp xếp các yếu tố cũng như mối liên hệ qua lại giữa các yếu tố cấu thành nên tác phẩm theo những nguyên tắc nhất định.
Tác phẩm văn học nào cũng có một kết cấu nhất định. Kết cấu là phương tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật. Đảm nhiệm các chức năng rất đa dạng:
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
bộc lộ chủ đề và tư tưởng; triển khai, trình bày hấp dẫn cốt truyện; cấu trúc hợp lí hệ thống tính cách; tổ chức điểm nhìn trần thuật… Như vậy cơng việc chủ yếu của kết cấu là tổ chức mối liên hệ giữa các yếu tố thuộc nội dung tác phẩm (tính cách và hồn cảnh, hành động và biến cố trong cốt truyện) và các yếu tố khác thuộc hình thức (bố cục, hệ thống ngơn ngữ, nhịp điệu…). Kết cấu phải xử lí mối liên hệ giữa tuyến sự kiện và tuyến nhân vật, phải tổ chức các yếu tố tự sự sinh động, miêu tả tĩnh tại, đối thoại giữa các nhân vật, tổ chức các hình thức bề ngồi tác phẩm bao gồm các phân, các chương, các đoạn của tiểu thuyết.
Kết cấu gồm hai cấp độ: cấp độ hình tượng và cấp độ văn bản, hay gọi cách khác là kết cấu hình tượng và kết cấu văn bản tác phẩm. Kết cấu hình tượng là kết cấu dựa trên hệ thống các nhân vật trong tác phẩm và mối quan hệ giữa chúng, từ đó biểu đạt một ý nghĩa, tư tưởng- thẩm mĩ nhất định.
Kết cấu văn bản tác phẩm lại được chia làm hai loại: kết cấu bề mặt và kết cấu bề sâu (cách gọi của nhà nghiên cứu Trần Đình Sử)
“Kết cấu bề mặt là kết cấu bên ngoài bao gồm bố cục, sự sắp xếp của các bộ phận; cách tổ chức sự kiện và trần thuật- vấn đề điểm nhìn, cách tổ chức văn bản theo thể loại và sự phân bố các biện pháp nghệ thuật.
Kết cấu bề sâu là cấu trúc bên trong của văn bản, được hình thành qua các “cặp đối lập”(chữ dùng của J. Cullar) trong ngôn ngữ đối thoại, trong cách tổ chức không gian, thời gian, trong sự phân cấp hệ thống biểu tượng” [62;457].
Giữa kết cấu bề mặt và bề sâu có mối quan hệ gắn bó mật thiết, tác động qua lại và hỗ trợ nhau để tạo nên tính thống nhất của kết cấu. Mỗi nhà văn có thể lựa chọn kiểu kết cấu bề mặt hoặc kết cấu bề sâu hoặc đồng thời kết hợp cả hai loại trong quá trình sáng tác, tùy theo ý đồ nghệ thuật và sự sáng tạo của cái tôi nghệ sĩ.
Tiểu thuyết là một thể loại văn học động, khó nắm bắt và hiện đại, mới mẻ. Ngay cả khi người ta nghi ngờ, kêu la về sự khủng hoảng của tiểu thuyết và cái chết của tiểu thuyết, điều này vẫn được coi như một dấu hiệu sinh thành, phát triển và đổi mới của nó. Thế kỉ XX, thế kỉ của những cách tân trong nghệ thuật tiểu thuyết, thế kỉ của hiện tượng phản tiểu thuyết, song về cơ bản vẫn là phản tiểu thuyết
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
truyền thống. Trên cơ sở đó, khái niệm “tiểu thuyết hiện đại” ra đời- theo như J. Sartre, tiểu thuyết chứa đầy sự suy ngẫm về bản thân của nó.
Một điều trừu tượng, phức tạp và nhiều khi rất khó nắm bắt nhưng lại đóng vai trị cực kỳ quan trọng trong mĩ học hiện đại chủ nghĩa là cấu trúc của tác phẩm. Nó là biểu tượng của một trật tự do nhân vật dựng lên để cái thế giới đầy mảnh vụn, đầy ngẫu nhiên và đầy phi lí trong tác phẩm trở thành một khối nhất quán và tự tại.
Nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Tuấn đã chỉ ra hai hành động được thực hiện trong văn chương hiện đại, đặc biệt trong tiểu thuyết “trước tiên là hành động đập
vỡ thành từng mảnh những hình ảnh, ý niệm, hệ thống và giá trị của những trật tự cũ, và kế đến là hành động xếp những mảnh vụn ấy theo một trật tự mới- một trật tự chủ quan đầy tính sáng tạo và bất khả đốn, chứ khơng phải dựa trên những ý niệm về văn thể và thi pháp cũ” [57;217].
Tiểu thuyết hiện đại đã và đang dần dần phá vỡ những hệ hình cũ với những kĩ thuật, thủ pháp riêng định hình những kết cấu mới, tạo ra hiệu quả thẩm mĩ cao. Nhà phê bình Pháp Tadie cho rằng, các nhà văn hiện đại thường dùng một kiểu lắp ghép (montage) quá khứ (có khi là hết sức xa xôi) và hiện tại của nhân vật, hành động luôn luôn chuyển từ thời gian này sang thời gian khác. Những mối liên hệ bên trong mang ý nghĩa- cảm xúc tức là liên hệ kết cấu giữa các tình tiết truyện, có lúc lại có chức năng quan trọng hơn so với các mối liên hệ thời gian, nhân quả của bản thân cốt truyện. Đây là kiểu “kết cấu mở” của một tác phẩm nó cho phép sự cắt dán, lắp ghép, chưa hoàn tất.
Nhắc đến kết cấu của tiểu thuyết hiện đại không thể không nhắc đến kiểu kết cấu liên văn bản hay cịn gọi là “tiểu thuyết trong tiểu thuyết”. Có hai câu chuyện tưởng chừng như không tồn tại mối liên hệ nào giữa chúng nhưng xét ở cấu trúc bề sâu của văn bản, câu chuyện này là nguyên nhân hay hệ quả của câu chuyện kia.
Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương khai thác khá thành cơng và bất
ngờ lối kết cấu này. Tiểu thuyết là sự đan cài hai tuyến hiện thực âm – dương. Một tuyến (mang tên gọi “vô thanh”) kể về cuộc linh du không biết khởi đầu từ bao giờ của bốn người trên chiếc xe trâu mệt mỏi và nhẫn nại đi vào hồng hơn rề rà. Khung
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
cảnh mờ nhạt, im lìm như một giấc mơ. Một tuyến khác là câu chuyện về làng Phan với những cuộc đời, tính cách méo mó, nhàu nát: Trường hấp, Cung rỗ, Sinh lùn, Bào mù, Bính, Bồi…. hai câu chuyện này lẫn lộn, chuyển hóa lẫn nhau trong một khối đặc quánh hơn 300 trang không chia chương, không thời gian, khơng khơng gian cụ thể. Sự có mặt cùng những lời thoại vô căn cước của những nhân vật trên chuyến xe trâu là cái nền vững chãi cho những biến cố, sự kiện ở làng Phan tự do phát triển, bám vào đó. Bề ngồi có vẻ hai truyện đó khơng có liên hệ gì nhưng đến cuối tác phẩm hai mạch quy về một mối, cõi âm cõi dương đều gặp nhau trên quả đồi, kết thúc một cách bi thảm định mệnh đeo đẳng đã làm tha hóa cả dịng họ. Như vậy đây là một tiểu thuyết có cấu trúc mở nằm trong một cấu trúc khép kín.
Ở Việt Nam, văn học sau đổi mới, đặc biệt là ở thể loại tiểu thuyết, các tác giả cũng tiếp thu và thể nghiệm những đặc điểm của lối kết cấu hiện đại với tư duy hiện đại, khai thác tối đa các yếu tố cấu thành nên kết cấu bằng những hình thức nghệ thuật độc đáo, đặc sắc không lặp lại người khác cũng như khơng lặp lại chính mình. “Hồ Anh Thái dùng một bút pháp lẫn lộn thực hư để trình bày những bí ẩn
của đời sống tâm linh. Phạm Thị Hồi thơng qua bút pháp huyền thoại pha trộn trào phúng, soi vào thế giới một tấm gương cong hay mơ hình hóa tồn bộ trạng thái hiện sinh của con người, đã công khai đi ngược lại lại nguyên tắc miêu tả hiện thực kiểu truyền thống” [53;225]. Nguyễn Khải lại “sử dụng khá thành thục thủ pháp thời gian đồng hiện, thu hẹp khơng gian, thời gian tiểu thuyết, ít sa đà miêu tả chi tiết đời sống ngơn ngữ nhân vật có xu hướng giãi bày tâm sự, độc thoại nội tâm đến mức có trường hợp nhân vật như là nơi tác giả gửi gắm những chiêm nghiệm được anh rút ra sau những suy tư về cuộc đời”[6;110]. Tác phẩm của Chu Lai
“được tổ chức theo kết cấu kịch bản có xung đột, có thắt nút, cởi nút”[6;113]
Tóm lại, kết cấu tiểu thuyết hiện đại đã và đang có những cách tân đầy sáng tạo, đa dạng chứa đựng những quan niệm mới của nhà văn về hiện thực, phản ánh nhiều vấn đề của cuộc sống, làm thay đổi cách tiếp cận của độc giả. Kết cấu của tiểu thuyết hiện đại thường gắn với chủ đề tư tưởng và những vấn đề của tính cách hơn
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
là chạy theo một sự kiện. Nghệ thuật kết cấu đóng vai trị rất quan trọng trong việc tổ chức và xây dựng một cuốn tiểu thuyết.
3.2.2. Kết cấu tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà