5. Cấu trúc luận văn
2.4. Hình ảnh biểu tượng tiêu biểu trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
2.4.1. Các quan niệm về biểu tượng nghệ thuật
2.4.1.1 Biểu tượng dưới góc độ tâm lý, văn hóa.
Định danh về biểu tượng, Từ điển tiếng Việt đã đưa ra khái niệm chung như sau: “Biểu tượng là hiện tượng tâm sinh lí do một số việc ở ngoại giới tác động vào
giác quan khiến ý thức nhận biết được vật kích thích hoặc thấy hình ảnh của nó trở lại trí tuệ hay ký ức” [55;64]
Trong lí luận nhận thức, biểu tượng là hình thức cao nhất của giai đoạn nhận thức cảm tính- trực quan. Trên cơ sở cảm giác, tri giác trong óc con người xuất hiện một hình thức cao hơn, đó là biểu tượng. Bởi bộ não con người có khả năng tái sinh ra trong ý thức hình ảnh của đối tượng đã được tri giác phản ánh trước đấy: “Biểu
tượng là hình ảnh được tái hiện, được hình dung lại với những thuộc tính nổi bật của sự vật” [72;58].
Nhưng biểu tượng trong nhận thức cảm tính mới chỉ là biểu tượng ở cấp độ thấp, đơn giản do tư duy trực quan hình ảnh đem lại. Còn một loại biểu tượng cao hơn hẳn đó là biểu tượng của tưởng tượng. Tâm lí học định nghĩa: “Biểu tượng của
tưởng tượng là một hình ảnh mới được xây dựng từ những biểu tượng của trí nhớ, nó là biểu tượng của biểu tượng” [59;36].
Từ những định nghĩa trên chúng ta có thể khẳng định: biểu tượng là khâu liên kết các giai đoạn nhận thức của cảm giác trực quan với tư duy trừu tượng. Cùng với cảm giác, tri giác, biểu tượng đã tạo ra những tiền đề cơ sở cho giai đoạn nhận thức lí tính. Nó cịn góp phần quan trọng giúp con người nhận, được những thuộc tính bản chất, tính quy luật của sự vật, đem lại những hiểu biết sâu sắc về sự vật.
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
Bởi lẽ biểu tượng luôn gắn liền với các khái niệm, với những phán đốn, suy lí- đặc biệt là trí tưởng tượng.
Tưởng tượng là một q trình tâm lí phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có. Đó là một q trình nhận thức, sáng tạo ra cái mới được bắt đầu bằng biểu tượng và thực hiện chủ yếu bằng hình ảnh cụ thể, biểu tượng của trí nhớ, do nhận thức cảm tính thu lượm, cung cấp. Tưởng tượng là một đường dây nối liền những hiện tượng riêng rẽ thành một mạch nguồn thống nhất. Trí tưởng tượng chắp cánh cho tâm hồn bay lên vượt ra khỏi những giới hạn xác định của không gian và thời gian cụ thể mà trở về với quá khứ, sống với ước mơ tương lai… Giá trị của biểu tượng chính là tìm được lối thốt trong hồn cảnh có vấn đề ngay cả khi khơng cỏ đủ điều kiện để tư duy. Nó cho phép “nhảy cóc” qua một vài giai đoạn của tư duy mà vẫn hình dung ra kết quả cuối cùng. Đó chính là nguồn gốc mang tính “hiệu lực”, mang “sức mạnh” kì diệu của trí tưởng tượng ở con người thường được phát huy mạnh mẽ trong lĩnh vực nghệ thuật.
Trong Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, khái niệm biểu tượng được dùng với những biến đổi đáng kể về ý nghĩa và được chủ ý với nghĩa tượng trưng. Các nhà văn hóa học đã phân biệt rạch rịi giữa các hình ảnh tượng trưng với tất cả các lối diễn đạt bằng hình ảnh khác (như vật hiện, biểu hiện, loại suy, triệu chứng, dụ ngơn, ngụ ngơn, ln lí… thậm chí cả phúng dụ, ẩn dụ) mà họ gọi chung là những dấu hiệu không vượt qua mức độ của sự biểu nghĩa, đồng thời cũng chỉ ra một số đặc trưng của biểu tượng như sau:
Biểu tượng khác dấu hiệu ở chỗ: dấu hiệu là một quy ước tùy tiện trong đó có cái biểu đạt và cái được biểu đạt vẫn xa lạ với nhau, trong khi biểu tượng giả định có sự đồng chất giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt nhờ sự dẫn dắt của trí tưởng tượng. Trí tưởng tượng là sức mạnh năng động làm biến dạng các sao chép thực dụng do tri giác cung cấp và cải tạo các hình ảnh của cảm giác, tri giác nhằm tạo ra cái mới dưới tác động của năng lực tổ chức. Có thể nói biểu tượng ln rộng lớn hơn cái ý nghĩa được gán cho nó một cách nhân tạo, nó có sức vang cốt yếu và
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
tự sinh. Nó khơng dừng lại ở chỗ chỉ tạo nên những cộng hưởng mà giục gọi mọi sự biến đổi trong chiều sâu. Biểu tượng Trống đồng Đông Sơn khơng chỉ đơn thuần là chứng tích văn hóa của thời kì Văn Lang – Âu Lạc mà cịn là niềm tự hào của bao thế hệ Việt Nam.
Mặt khác biểu tượng luôn được so sánh với các dạng thức gây xúc cảm có tính chức năng, có tính động lực. Đặc tính của biểu tượng là mãi mãi gợi cảm để bất tận. Những Kim Tự Tháp của Ai Cập, hay chùa Một Cột ở Việt Nam… trải qua bao thời đại vẫn còn gợi cảm cho nhiều nghệ sĩ trong nhiều lĩnh vực hoạt động sáng tác văn hóa văn nghệ, trở thành biểu tượng sống mãi trong lòng nhân loại. Mỗi con người thấy ở đấy cái năng lực của mình có thể nhận ra. Thiếu đi sự thâm thúy sẽ không nhận thức được biểu tượng. Cho nên việc tiếp nhận biểu tượng đòi hỏi một thái độ nhập cuộc, một sự trải nghiệm nhạy cảm chứ không phải một lối khái niệm hóa. Mỗi nhóm người, mỗi thời đại có những biểu tượng của riêng mình. Rung động trước những biểu tượng đó tức là tham gia vào nhóm người và thời đại ấy.
Như vậy, nhìn từ góc độ văn hóa, khái niệm biểu tượng đã được xác định với nhiều tầng ý nghĩa. Ngồi ý nghĩa miêu tả hình ảnh cảm tính vật chất của hiện thực khách quan và ý nghĩa tượng trưng khái qt nó cịn biểu hiện chiều sâu cảm xúc, cịn mang tính dân tộc và thời đại.
2.4.1.2. Quan niệm biểu tượng dưới góc độ văn học
Trong văn học, khái niệm biểu tượng cũng được xem xét từ nhiều khía cạnh nhưng chủ yếu ở giá trị khái qt, tượng trưng. Vì thế có thể gọi là biểu tượng hoặc tượng trưng. Biểu tượng hay tượng trưng có nhiều điểm giống ẩn dụ. Để tránh nhầm lẫn, các nhà phong cách học và thi pháp học đã phân biệt điểm giống và khác nhau giữa biểu tượng và ẩn dụ như sau:
- Biểu tượng và ẩn dụ giống nhau ở hai điểm:
+ Chúng đều được biểu thị bằng hình ảnh cảm tính về hiện thực khách quan. + Chúng không chỉ mang nghĩa đen, nghĩa biểu vật mà nói đến biểu tượng và ẩn dụ là nói đến hiện tượng chuyển nghĩa, nghĩa biểu cảm, nghĩa hàm ẩn.
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
- Biểu tượng và ẩn dụ khác nhau ở tính bền vững và tính biến đổi, tính ước lệ và tự do. Biểu tượng thường mang tính kí hiệu, tính quy ước, nghĩa là chỉ cần nêu lên hình ảnh biểu tượng là người đọc đã hiểu cái mà nó tượng trưng. Cịn ẩn dụ tự do hơn, còn giữ nguyên dấu ấn cá nhân, biến đổi linh hoạt hơn, liên tượng rộng rãi hơn biểu tượng, số lượng cũng nhiều hơn nhưng không bền vững bằng biểu tượng.
Nhà nghiên cứu văn học Nga V.I Erêmina đã phân biệt như sau: “ẩn dụ là
thơ ca dân gian, được sinh ra tức thời và mất đi rất nhanh. Biểu tượng được hình thành trong q trình thời gian dài và sau đó sống hàng trăm năm. Ẩn dụ là yếu tố biến đổi, cịn biểu tượng khơng biến đổi mà bền vững. Ẩn dụ là một phạm trù thẩm mĩ mà phần lớn tự do tách khỏi phong cách ước lệ. Biểu tượng thì lại được giới hạn nghiêm túc bởi hệ thống thi ca xác định” [77;138]
Các nhà nghiên cứu lý luận văn học của trường ĐHSP Hà Nội định nghĩa: “Biểu tượng là hình tượng từ ngữ có tính chất tĩnh tại, cố định, thường xun như là
kí hiệu cho hiện tượng đời sống” [62;324]
Tuy nhiên, việc phân định ranh giới giữa biểu tượng và ẩn dụ chỉ có ý nghĩa tương đối, vì biểu tượng là ẩn dụ được sử dụng ở mật độ cao hơn, lặp đi lặp lại, mang tính quy ước. Ý nghĩa biểu cảm, chất thẩm mĩ thơ ca mang tính nghệ thuật cao qua việc sử dụng biểu tượng. Nó khơng chỉ đơn thuần là tầng nghĩa hàm ẩn của một so sánh ngầm, ví ngầm mà nó đạt tới giá trị tượng trưng. Biểu tượng có nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng, biểu tượng là hình tượng được hiểu ở bình diện ký hiệu, là ký hiệu mang tính chất một hình thể từ ngữ chứa tính đa nghĩa của hình tượng. Phạm trù tượng trưng nhằm chỉ cái phần mà hình tượng vượt ra khỏi chính nó, là sự hiện diện của một nghĩa nào đó vừa hịa hợp với hình tượng, vừa khơng đồng nhất với hình tượng.
Theo nghĩa hẹp, biểu tượng hay còn gọi là tượng trưng, “là phép chuyển
nghĩa dựa vào những ẩn dụ tu từ và hoán dụ tu từ được dùng nhiều lần, dùng phổ biến và trở nên quen thuộc với mọi người đến mức hễ nhắc đến vật đó ai cũng hiểu thống nhất nội dung của nó” [11;41] .
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
Chẳng hạn, trong ca dao cổ nói đến “con cị” là người ta liên tưởng ngay tới người nông dân hiền hậu chất phác hoặc người đàn bà lam lũ vất vả. Trong văn học cổ, nói đến tùng, cúc, trúc, mai là người ta liên tưởng đến những phẩm giá của người quân tử. Ngày nay nhắc đến “bồ câu” người ta liên tưởng đến hịa bình. Ngay cả hình ảnh mũ tai bèo, dép cao su, tay cày, tay súng, … con tàu trắng, miếng da lừa…. cũng được dùng làm biểu tượng.
Tóm lại, dù được định danh nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau, biểu tượng luôn được khẳng định là một phương tiện tạo hình và biểu đạt có tính đa nghĩa thể hiện dưới dạng một hình tượng cụ thể, cảm tính, được sử dụng lặp lại nhiều lần trong tác phẩm và có giá trị gợi cảm cao.
2.5. Giải mã một số hình ảnh biểu tượng trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà.
Nguyễn Việt Hà nhập vào quỹ đạo văn xuôi Việt Nam bằng cả một hệ thống biểu tượng đa nghĩa giàu giá trị biểu trưng như: Biểu tượng đô thị; Biểu tượng Đức
Cha đi mất; Biểu tượng con số 40; Biểu tượng Nắng; Biểu tượng gió, Biểu tượng Kính trắng; Biểu tượng tóc muối tiêu; Biểu tượng bầu vú… ở tất cả các thể loại
trong đó có cả hai tiểu thuyết mà luận văn tham gia khảo sát.
Đối với Nguyễn Việt Hà, biểu tượng là nhân tố quan trọng, là chìa khóa để mở ra thế giới nghệ thuật của anh. Đặc biệt biểu tượng cũng được xem như là hạt nhân cơ bản giúp Nguyễn Việt Hà đổi mới nghệ thuật của thể loại, giúp Nguyễn Việt Hà có một diện mạo riêng, vị trí riêng trong giai đoạn văn học chứa đầy phức tạp và thử thách đối với một bản lĩnh sáng tạo của người nghệ sĩ.
2.5.1 Biểu tượng kính trắng
Mầu trắng là biểu tượng cho sự thuần khiết của Đức Phật, cịn kính trắng thì tượng trưng cho sự thông thái, những nét đẹp này sẽ tỏa sáng rực rỡ khắp nơi trên trái đất và trong vũ trụ
Kính trắng (kính cận, viễn): là một loại kính thuốc dùng cho người bị các tật khúc xạ về mắt
Thời công nghiệp hiện đại cùng với hấp lực của đồng tiền trong nền kinh tế thị trường đã mang đến nhịp sống sôi động, nhanh nhẹn đến bất ngờ cho con người.
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
Xã hội càng hiện đại, để có khả năng thích ứng và xử lí lanh lẹ với cuộc sống con người càng phải lĩnh hội thêm nhiều thông tin. Để tồn tại giữa bạt ngàn các tri thức cần có, con người muốn nắm bắt được khơng còn con đường nào khác là dấn thân vào thực tế đời sống đầy xô bồ, phức tạp. Lớp người thứ nhất làm giàu tri thức của mình bằng cách tự trải nghiệm qua từng cơng việc địi hỏi phải “bắt tay cầm chân” một cách nặng nhọc và đau đớn, trải qua thất bại hay thành công rồi mới đúc rút được bài học kinh nghiệm thực tế cho bản thân. Lớp người thứ hai “khôn khéo” hơn khi tự làm giàu tri thức cho bản thân bằng cách miệt mài lao động trí óc trên những xác chữ khô khan và bất động. Ở lớp người thứ hai, thời gian tích lũy tri thức bị hao tổn ít hơn song lại mang đến thành cơng và sự trưởng thành sớm hơn. Sở dĩ vì lớp người thứ hai học hỏi đúc rút đúc kinh nghiệm cuộc sống từ chính lớp người thứ nhất đã phải mất nhiều thời gian trải qua. Người ta gọi lớp người thứ hai ấy bằng một tên gọi đầy ấn tượng, nể phục là: “Trí thức”. Trong quá trình nghiên cứu, học, tìm hiểu kinh nghiệm ấy giới trí thường bị mắc các tật khúc xạ về mắt. Vì vậy, trí thức cần dùng đến một phương tiện hỗ trợ đắc lực là kính trắng. Cũng từ đây chiếc kính trắng được dùng như là vật có tính chất quy ước cho những trí thức, nghĩa là chỉ cần nêu lên hình ảnh biểu tượng kính trắng là người đọc đã hiểu cái mà nó tượng trưng là chỉ giới trí thức- những con người đại diện cho trí tuệ và sự thơng thái.
Trong phần lớn các tình huống của hai tiểu thuyết Cơ hội của Chúa và Khải
huyền muộn, hình ảnh kính trắng đi liền với các nhân vật trí thức, hay nghề nghiệp
liên quan đến trí thức. Chiếc kính “học thức” mang lại cho họ vẻ ngoài lịch lãm, đáng tin, đáng tơn trọng.
Với Trần Bình và Lâm, hai đại diện mẫu mực của tầng lớp trí thức mới, Nguyễn Việt Hà đặc biệt lưu lại ấn tượng cho người đọc qua cặp kính trắng.
- “Hồng bắt tay phiên bản các tài tử nam đóng vai chính trong những bộ phim lãng mạn Hồng Kông. Trắng trẻo, sống mũi thẳng rất hợp với kính Tây Đức
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
- “Người Nhã yêu là một giáo viên trong trường. Khuôn mặt đẹp, đa cảm và
rất trí thức… Qua cặp kính trắng, hắn cố tạo cái nhìn thẳng thắn sự giận dữ chính trực rất đúng lúc, đúng chỗ…” [29;81].
Bên cạnh những câu chữ bày tỏ sự tơn kính nhất mực với trí thức, Nguyễn Việt Hà không quên dành những đoạn trần thuật lột tả chân thực sự việc cũng như con người thật. Dù cái vỏ trí thức có đạo mạo có được cấu tạo một cách cầu kì đến mức nào thì bản chất cuối cùng cũng bị lộ tẩy, xác thực. Người đọc có thể lột trần ngay bộ mặt bẩn thỉu, đểu cáng của Trần Bình ngay trong ba lá thư hắn gửi cho người yêu Hoàng, hay những cú lừa phỉnh điệu nghệ của hắn đối với Phượng trong màn kịch được dựng lên ở những trang giữa của tiểu thuyết Cơ hội của Chúa mà
không cần đến lời dẫn của nhà văn. Là người từng yêu Lâm tha thiết nhưng cuối cùng Nhã cũng cay đắng nhận ra rằng “Lâm làm tơi ghê tởm vì sớm bộc lộ sự hèn
hạ” [29;235]. Thật vậy, Lâm cịn lại gì sau lớp kính trắng đầy học thức kia khi đê
tiện xúi dục Nhã rũ bỏ với đứa con gái đang thành hình trong cơ để đổi lấy chuyến đi du học Đơng Âu? Lâm chỉ cịn là một trí thức mang thương hiệu: “đểu lỗi lạc” đằng sau lớp kính trắng mà hắn đã phải cố tạo ra sự thẳng thắn trung thực.
Vẫn tiếp tục chủ đề “tha hóa” đến Khải huyền muộn, cặp kính trắng vẫn là hình ảnh biểu tượng số một đại diện cho tầng lớp trí thức. Nếu Cơ hội của Chúa
người đọc còn thấy Kính trắng đem lại vẻ ngoài lịch lãm, đáng trọng thì ở Khải huyền muộn, ngơi vị tối thượng của trí thức đã hồn tồn bị anh hạ bệ, huỵch toẹt,
xổ thẳng một cách không thương tiếc ở mọi hành vi, tình huống.
- Chú tơi bán xổ số dạo, post card kèm những truyện tranh in thiếu nhi lòe