Đánh giá mức độ hài lòng với công việc hiện tại

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên ngành xã hội học, thực trạng và giải pháp (Trang 48 - 51)

Bảng 2 .1 Lý do công việc không phù hợp với ngành đào tạo vẫn làm

Bảng 2.6 Đánh giá mức độ hài lòng với công việc hiện tại

STT Các yếu tố đánh giá sự hài lòng Mức độ hài lòng Tổng (%) Rất hài lòng Hài lòng Ít hài lòng Không hài lòng 1 Sự phù hợp với chuyên

môn được đào tạo

10,0 43,5 24,0 22,5 100,0

2 Mức lương nhận được 4,0 37,0 48,5 10,5 100,0 3 Quan hệ với đồng nghiệp 15,0 72,5 11,5 1,0 100,0 4 Điều kiện, cơ sở vật chất

nơi làm việc

11,5 69,0 17,5 2,0 100,0

5 Khả năng thăng tiến 7,5 43,0 40,0 9,5 100,0 (Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra)

Trong năm yếu tố được đưa ra để đánh giá về mức độ hài lòng thì tỷ lệ rất hài lòng và hài lòng về quan hệ với đồng nghiệp và điều kiện cơ sở vật chất chiếm tỷ lệ cao nhất, lần lượt là 87,5% và 80,5%. Tương tự với đó mức độ ít hài lòng và không hài lòng với mức lương nhận được, khả năng thăng tiến và sự phù hợp với chuyên môn được đào tạo cũng chiếm lần lượt các tỷ lệ là 59,0%, 49,5% và 46,5%. Vậy theo như đánh giá của sinh viên sau khi đi làm thì điều làm họ hài lòng nhất với đa phần là quan hệ với đồng nghiệp và điều ít hài lòng nhất chính là mức lương, là thu nhập của họ. Điều này cũng phản ánh đúng tâm lý phần nào của những người đã tốt nghiệp đi làm bởi nhu cầu của con người là vô tận.

“Nói chung tìm được một công việc ổn định, lại đúng ngành nên em cũng cảm thấy hài lòng, vì trước đây em sợ ra trường mình không xin được đúng chuyên ngành, phải làm trái ngành, trái nghề thì cái mình học mấy năm phí lắm. May sao lại có bố chồng em giúp, mọi thứ cũng khá suôn sẻ”. (PVS 4, Nữ, Giảng viên, Trường Trung cấp chính trị Phổ Yên).

“Mình cảm thấy thích chỗ làm này nên mình mới thi tuyển vào đây. Môi trường làm việc thì làm nhà nước, đâu chẳng vậy, không quá vất vả, tuy nhiên lương viên chức thì bạn biết rồi, phải khắc phục thôi. Vì mình chủ động thi vào đây nên nếu có lựa chọn lại mình vẫn đăng kí thi tuyển” (PVS 5, Nam, Cán bộ thanh tra Đảng, Văn Phòng Đảng ủy thị trấn Văn Giang).

Đánh giá ở góc độ sự phù hợp với chuyên môn được đào tạo chỉ có dưới 50,0% trả lời là ít hài lòng và không hài lòng, còn phần đông (53,5%) cảm thấy rất hài lòng và hài lòng với những gì mình học để phục vụ cho công việc. Điểm này đã ít nhiều khẳng định được tính thực tiễn và sát sao trong công tác đào tạo của khoa Xã hội học đối với ngành học cho sinh viên. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng đáp ứng cao đối với những đòi hỏi của công việc. “Hài lòng hay không là do thái độ và cách nhìn của mình chị ạ. Hiện tại thì em cảm thấy em hài lòng với công việc của mình. Căn bản là mình thích nó và muốn phấn đấu” (PVS 2, Nữ, Cán bộ công tác Đoàn thể, Học viện cánh sát nhân dân).

“Bản thân mình có thực sự muốn cố gắng hay không mới là điều quan trọng. Như em học thì bình thường, không nổi bật về mọi mặt, không có quan hệ, gia đình không hỗ trợ nhiều nhưng tạm thời em thấy tương đối hài lòng với cuộc sống của mình. Ban đầu đi làm cũng không suôn sẻ lắm đâu, vì làm hoàn toàn trái ngành, không có kinh nghiệm, chỉ là em không thích bỏ cuộc giữa chừng thôi. Em nghĩ với bất cứ việc gì cũng nên cố gắng hết sức mình” (PVS 3, Nữ, Nhân viên kinh doanh, Công ty quà tặng doanh nghiệp).

Thực trạng việc làm của sinh viên ngành xã hội học sau khi tốt nghiệp trong đề tài nghiên cứu thông qua các mức độ đánh giá về các yếu tố khác nhau có thể cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc và chi tiết hơn về thực tế tình hình công việc, mức độ thu nhập, sự phù hợp với chuyên ngành, phân bố trong các lĩnh vực kinh tế của sinh viên mới ra trường hiện nay. Đồng thời cũng cho chúng ta thấy được quan điểm cũng như lựa chọn của sinh viên khi tham gia vào các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Từ khảo sát trên cho chúng ta thấy, sinh viên ngành xã hội học sau khi ra trường đều tìm được việc làm, phần nửa là có việc làm ngay, còn lại là chờ việc trong thời gian không quá lâu (dưới một năm). Số lượng sinh viên tìm được công việc rất phù hợp và phù hợp với chuyên ngành được đào tạo cũng chiếm tới gần một nửa. Có tới 55,0% số sinh viên sau tốt nghiệp tìm được công việc với mức thu nhập bình quân đảm bảo sinh hoạt trong cuộc sống (từ 3 đến 6 triệu đồng). Một nửa trong số người được hỏi hiện đang công tác và làm việc trong khu vực kinh tế nhà nước. Việc tìm thấy công việc có mức độ ổn định của sinh viên sau tốt nghiệp cũng rất lớn 67,5%. Sự hài lòng với công việc đánh giá dựa trên các yếu tố khác nhau cũng được sinh viên lựa chọn nhiều nhất là cảm thấy rất hài lòng và hài lòng (trừ yếu tố mức lương). Từ việc phân tích thực trạng trên cho chúng ta thấy được những nguyên nhân gây khó khăn trong quá trình tìm kiếm việc làm của những sinh viên chưa tìm được cho mình công việc phù hợp, đúng chuyên môn, đảm bảo thu nhập, sự hài lòng…

CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TRONG QUÁ TRÌNH XIN VIỆC VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÌM KIẾM VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN SAU TỐT NGHIỆP

3.1. Những nguồn thông tin mà sinh viên sau tốt nghiệp tiếp cận để có đƣợc việc làm. việc làm.

Trong khi vấn đề việc làm đang ngày càng trở nên khó khăn với mỗi người lao động thì để có được việc làm và việc làm như mong muốn, người lao động cần phải chủ động và tích cực trong quá trình tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, có thêm một khó khăn đối với sinh viên mới tốt nghiệp là chưa có kinh nghiệm cuộc sống, vốn sống, vốn xã hội chưa nhiều, điều này ảnh hưởng và hạn chế đến cơ hội việc làm của họ. Nhiều sinh viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường đã tìm hiểu thông tin về việc làm để có những lựa chọn tốt nhất khi ra trường, nhiều người khác lại sử dụng những thứ mà họ có như: trình độ, kỹ năng, tài chính, mối quan hệ… để trao đổi, có được việc làm mà họ mong muốn. Để tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi có đưa ra câu hỏi: Anh chị biết đến công việc hiện tại qua nguồn thông tin từ đâu? Kết quả thu được là:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên ngành xã hội học, thực trạng và giải pháp (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)