STT Những khó khăn Mức độ đánh giá Tổng (%) Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý 1 Thiếu thông tin về việc
làm
17,5 41,5 19,5 15,0 6,5 100,0
2 Khó khăn về tài chính 14,5 38,0 22,0 15,0 10,5 100,0
3 Thiếu các mối quan hệ xã hội 19,5 42,0 25,5 9,0 4,0 100,0 4 Trình độ tin học, ngoại ngữ chưa phù hợp 9,0 41,5 24,5 14,5 10,5 100,0 5 Sức khỏe chưa phù hợp 5,0 19,5 19,0 26,5 30,0 100,0 6 Thiếu các kỹ năng mềm (phỏng vấn, giao tiếp… ) 13,0 33,0 26,5 17,5 10,0 100,0
Trong tình hình kinh tế còn đang lạm phát ngày càng gia tăng, lao động thất nghiệp hàng loạt thì để có một nghề nghiệp ổn định, thu nhập đảm bảo cuộc sống quả là khó khăn. Vấn đề trên đang đặt ra với toàn xã hội đặc biệt là với sinh viên mới tốt nghiệp. Trong đề tài nghiên cứu này, khi tiến hành điều tra, chúng tôi có đưa ra những khó khăn mà sinh viên gặp phải trong quá trình tìm kiếm việc làm, kết quả thu được 61.5% sinh viên hoàn toàn đồng ý và đồng ý với việc trở ngại lớn nhất của họ trong quá trình xin việc là thiếu các mối quan hệ xã hội. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với tâm lý của các bạn mới ra trường bởi quan hệ xã hội còn ít, việc ngoại giao, trao đổi có nhiều hạn chế. Việc thiết lập được một mối quan hệ tốt vô cùng cần thiết. Những quan hệ xã hội tốt chính là điều kiện cần có trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay. Trong cuộc sống, đặc biệt là trong công việc, một người có quan hệ xã hội tốt, biết ngoại giao thì cơ hội sẽ đến nhanh hơn, thuận lợi hơn so với những người không có ưu thế này.
“Thực ra kết quả học tập tốt thì làm gì cũng có lợi nhưng nó không phải là yếu tố quan trọng tới mức mình có xin được công việc tốt hay không. Các mối quan hệ của cá nhân, gia đình là quyết định hơn cả. Mà cái này là bản thân em nghĩ thế thôi. Chẳng hạn như trường hợp của em, không có sự quen biết của bố chồng thì chắc giờ em đang làm trái nghề ở một công ty nào đó” (PVS 4, Nữ, Giảng viên, Trường Trung cấp chính trị Phổ Yên).
Khó khăn thứ hai mà sinh viên gặp phải trong quá trình xin việc là thiếu thông tin về việc làm, có 118 người trong số được hỏi chiếm 59,0% hoàn toàn đồng ý và đồng ý với vấn đề này. Câu hỏi đặt ra là trong thời đại internet rộng khắp tại sao kiếm tìm thông tin lại trở thành một vấn đề khó khăn? Chúng tôi có nêu ra khi tiến hành phỏng vấn sâu và câu trả lời là: “Em may có người nhà làm trong ngành nên mới biết thông tin ở đây tuyển đó chị, rồi họ hướng dẫn em cách nộp hồ sơ, thi tuyển. Ai cũng muốn tìm cho mình một công việc tốt, ổn định, thu nhập cao, nhưng tìm trên mạng thì nhiều khi cũng không có vì thông tin mang tính nội bộ...” (PVS 2, Nữ, Cán bộ công tác Đoàn thể, Học viện cảnh sát nhân dân).
“Bố chồng em đấy chị. Ông có người quen làm trong đó, biết thông tin người ta cần tuyển giảng viên về dạy nên bố chồng em nói em làm hồ sơ và xin vào. Nói chung mọi vấn đề bố chồng em lo cho nên cũng đỡ” (PVS 4, Nữ, Giảng viên, Trường Trung cấp chính trị Phổ Yên).
Như vậy bên cạnh những việc làm được các đơn vị công khai tuyên bố tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng thì có những vị trí tuyển dụng, đơn vị tuyển dụng không đăng ký công khai các thông tin này do vậy việc có người quen, những mối quan hệ để có thông tin về việc làm sớm, cụ thể sẽ thuận tiện hơn cho việc nộp hồ sơ, đăng ký tuyển dụng hay tham gia thi tuyển.
Khó khăn thứ ba mà các sinh viên đưa ra là về vấn đề tài chính. Khó khăn về tài chính ở đây được hiểu là họ không có nguồn kinh tế để lo một chỗ làm mang tính “chạy việc”. Từ xưa dân gian đã có câu “con vua thì lại làm vua” hay “một người làm quan cả họ được nhờ”, quan điểm này vẫn có giá trị trong thời đại hiện nay và việc xóa bỏ nó là điều hoàn toàn bất khả thi. Bởi thế có nên nói đến khó khăn này chúng ta không thể không nhắc tới vai trò của gia đình, đặc biệt là gia đình có điều kiện kinh tế. Những sinh viên ở trong các gia đình có điều kiện thường lạc quan hơn trong vấn đề tìm việc làm. Hiện tượng này thường xảy ra ở khu vực việc làm nhà nước, đương nhiên đây chỉ là một trong rất nhiều khó khăn được các bạn lựa chọn tuy nhiên lại chiếm tỷ lệ khá cao.
Trình độ tin học ngoại ngữ chưa phù hợp (50,5%); thiếu kỹ năng mềm như kỹ năng trả lời phỏng vấn, giao tiếp... (46,0%); sức khỏe chưa phù hợp (22,5%) là những khó khăn mà sinh viên có đưa ra ngoài những khó khăn trên. Nhìn vào số liệu này chúng ta không khỏi đặt ra câu hỏi tại sao sinh viên ra trường đi làm rồi lại gặp khó khăn trong vấn đề tin học – ngoại ngữ, kỹ năng mềm hạn chế, điều này là do bản thân sinh viên không chịu tiếp thu, trau dồi trong quá trình học, do khâu đào tạo của nhà trường hay là yêu cầu của nhà tuyển dụng quá cao sinh viên không thể đáp ứng, chúng ta sẽ tìm hiều trong những phần sau.
3.3. Vai trò của kiến thức và kỹ năng mềm trong quá trình xin việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp viên sau khi tốt nghiệp
Mỗi cá nhân trong cuộc sống của mình đều có những mục đích cụ thể và để đạt được mục đích đó mỗi người lại có một phương pháp cũng như sự chuẩn bị khác nhau. Trong đó sự cố gắng, nỗ lực của bản thân ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là một điều hết sức quan trọng và cần thiết để thành công trong công việc. Sau khi tốt nghiệp, để tìm được một công việc tốt, phù hợp với bản thân thì cần rất nhiều yếu tố như năng lực, kinh nghiệm, nhu cầu của thị trường lao động… Và để có thể hòa nhập tốt vào thị trường lao động, tăng khả năng cạnh tranh của bản thân, để tìm hiểu xem sinh viên trước khi ra trường đã chuẩn bị kiến thức, kỹ năng cho mình ra sao chúng ta cùng theo dõi bảng số liệu dưới đây: