Kết quả áp dụng hệ thống tiêu chí mới vào đánh giá thử nghiệm KQNC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học ngành khoa học xã hội tại trường đại học khoa học, đại học thái nguyên (Trang 82 - 114)

1.2.2 .Tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học

3.3. Kết quả áp dụng hệ thống tiêu chí mới vào đánh giá thử nghiệm KQNC

Sau khi xây dựng các tiêu chí đánh giá KQNC và các chỉ tiêu chuẩn mực, cùng với xin ý kiến đánh giá của chuyên gia về hệ thống tiêu chí mới. Chúng tôi đã áp dụng vào đánh giá thử một công trình nghiên cứu (luận văn thạc sỹ, chuyên ngành quản lý giáo dục, đính kèm ở phần phụ lục của luận văn) ở hai tiêu chí tính mới và tính logic của KQNC. Kết quả cho thấy như sau:

* Tính mới của KQNC:

- Sự kiện khoa học: Tên đề tài “Một số biện pháp quản lý nhằm phát huy hiệu quả hoạt động ở cấp khoa tại Trường cao đẳng du lịch Hà Nội”. Cho thấy chủ đề nghiên cứu không xuất phát từ một sự kiện khoa học.

Mắc lỗi trong cách đặt tên đề tài: “Một số biện pháp quản lý…” là một cụm từ có độ bất định cao về thông tin; “…..nhằm phát huy hiệu quả hoạt động…” là một cụm từ chỉ mục đích. Đây là những điều cần tránh khi đặt tên đề tài.

- Vấn đề nghiên cứu: Không có câu hỏi nghiên cứu.

- Giả thuyết nghiên cứu: Không có tư tưởng khoa học, thể hiện ở chỗ giả thuyết nghiên cứu mới đề cập đến hệ thống biện pháp quản lý khoa học chung chung mà chưa nói cụ thể là biện pháp quản lý nào để phát huy hiệu quả hoạt động ở trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.

Điều này cho thấy khả năng phát hiện sự kiện khoa học và lựa chọn nội dung nghiên cứu của tác giả luận văn còn hạn chế.

* Tính logic của KQNC

Luận văn mắc lỗi logic. Cụ thể:

- Mục tiêu nghiên cứu chứ không phải mục đích nghiên cứu như trình bày trong luận văn.

- Ở nhiệm vụ nghiên cứu 1: Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài -> nhiệm vụ nghiên cứu này chưa cụ thể.

- Nhiệm vụ nghiên cứu 2: Phân tích thực trạng quản lý cấp khoa ở trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội -> lỗi logic. Phải là phân tích thực trạng tác động của

các biện pháp quản lý đến hiệu quả hoạt động ở cấp khoa ở trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.

- Không có câu hỏi nghiên cứu.

- Giả thuyết nghiên cứu: Việc đưa ra giả thuyết nghiên cứu là không có căn cứ, vì không có câu hỏi nghiên cứu, chưa chỉ rõ biện pháp quản lý khoa học cụ thể là những biện pháp nào.

- Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp nghiên cứu nêu trong luận văn chưa cụ thể, chưa thật chính xác. Chẳng hạn: phương pháp nghiên cứu thực tế là như thế nào. Phỏng vấn là một phương pháp nghiên cứu thực tế, việc tác thành một phương pháp riêng là chưa chính xác.

- Tên chương 1: Cơ sở lý luận của việc phát huy hiệu quả hoạt động ở cấp khoa trong những trường cao đẳng. -> Mắc lỗi logic. Để logic với tên đề tài thì tên chương 1 phải là cơ sở lý luận về mối liên hệ giữa các biện pháp quản lý đến hiệu quả hoạt động ở cấp khoa trong những trường cao đẳng. Do đó, nội dung chương 1 của luận văn phải nêu được một số biện pháp quản lý và chỉ ra đâu là biện pháp quản lý quan trọng để phát huy hiệu quả hoạt động trong các trường cao đẳng. Phải làm rõ được mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý với việc phát huy hiệu quả hoạt động trong các trường cao đẳng. Đưa ra những chỉ tiêu cụ thể để đánh giá một biện pháp quản lý là hiệu quả.

- Tên chương 2: Thực trạng hoạt động ở cấp khoa tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội -> Mắc lỗi logic. Để logic với tên đề tài thì tên chương 2 phải là: Thực trạng tác động của các biện pháp quản lý đến phát huy hiệu quả hoạt động ở trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội. Do đó, nội dung chương 2 phải làm rõ ở đây là: trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội đang áp dụng những biện pháp quản lý nào, đánh giá những biện pháp quản lý này trong việc phát huy hiệu quả hoạt động ở trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.

- Tên chương 3: Hoàn toàn logic với tên đề tài. Tuy nhiên, nội dung triển khai trong chương là chưa logic với tên chương. Cụ thể: Nội dung chương 3 mới đưa ra được một số biện pháp quản lý cụ thể nhưng chưa chỉ rõ đâu là biện pháp

quản lý có thể phát huy hiệu quả hoạt động ở trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội. Không có tiêu chí cụ thể để đánh giá một biện pháp quản lý là hiệu quả nên cũng không thể nhận biết biện pháp quản lý nào là có hiệu quả khi áp dụng vào trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.

Như vậy, mới chỉ đánh giá ở hai tiêu chí: tính mới và tính logic của KQNC đã cho thấy chất lượng của công nghiên cứu nêu trên là chưa cao. Thông qua kết quả thực nghiệm này khẳng định hệ thống tiêu chí mới hoàn toàn có thể nhận dạng được chất lượng các công trình nghiên cứu khoa học xã hội nói chung và chất lượng các công trình nghiên cứu khoa học xã hội ở ĐHKH, ĐHTN nói riêng.

* Kết luận chƣơng:

Trên đây chúng tôi đã trình bày kết quả xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lương KQNC nhóm ngành khoa học xã hội tại trường ĐHKH dựa trên bản chất khoa học, hoạt động nghiên cứu khoa học; kết hợp lý thuyết của Vũ Cao Đàm với ý kiến của các cán bộ, giảng viên, chuyên gia cùng với kết quả trưng cầu ý kiến chuyên gia về hệ thống tiêu chí mới. Đưa ra một số khuyến nghị với Ban lãnh đạo, cán bộ, giảng viên của trường ĐHKH nhằm đưa hệ thống tiêu chí mới này vào áp dụng thực tiễn. Có thể tóm tắt nội dung nghiên cứu như sau:

1. Xây dựng quan điểm thống nhất, các chỉ tiêu chuẩn mực trong đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học xã hội dựa trên các căn cứ khoa học.

2. Đề xuất hệ thống tiêu chí đánh giá KQNC khoa học xã hội tại trường ĐHKH gồm 6 tiêu chí, mỗi tiêu chí được lượng hóa thành các chỉ tiêu cụ thể và có số điểm tương ứng.

3. Chứng minh tính thuyết phục của hệ thống tiêu chí mới thông qua việc tổng hợp kết quả trưng cấu ý kiến đánh giá của các chuyên gia về hệ thống tiêu chí này.

4. Kết quả áp dụng thử nghiệm hệ thống tiêu chí mới vào đánh giá một công trình nghiên cứu cụ thể.

KẾT LUẬN

Khoa học là hệ thống tri thức về mọi loại quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy; là kết quả của quá trình khám phá, nghiên cứu (còn được gọi là kết quả nghiên cứu) với những phương pháp thích hợp. Do đó, kết quả nghiên cứu khoa học phải có tính mới, có giá trị khoa học và thực tiễn đồng thời kết quả nghiên cứu này cũng phải được thể hiện một cách hệ thống và logic.

Đánh giá kết quả nghiên cứu là việc xem xét về mặt số lượng và chất lượng các kết quả nghiên cứu được tạo ra trong hoạt động nghiên cứu khoa học. Vì vậy các tiêu chí đánh giá phải có thể đo lường, đánh giá được tính mới của kết quả nghiên cứu, giá trị khoa học và thực tiễn của kết quả nghiên cứu, v.v..

Khoa học xã hội và nghiên cứu khoa học xã hội có những đặc thù riêng, khác với các khoa học chính xác. Nghiên cứu khoa học xã hội chủ yếu dựa trên sự điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực tiễn để tổng kết, đúc rút, khái quát, phát hiện các quy luật…trên cơ sở đó nêu lên các luận điểm, luận cứ và các kết luận khoa học. Kết quả nghiên cứu của khoa học xã hội ít mang tính phát minh, sáng chế mà chủ yếu mang tính phát hiện và sáng tạo. Do đó, để đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học xã hội, chúng ta cần có hệ tiêu chí phù hợp với đặc thù của khoa học xã hội.

Trường ĐHKH, ĐHTN là một trường mới, quy mô đào tạo và nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu khoa học xã hội còn nhỏ, Việc đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học xã hội vẫn dựa trên các tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu chung chứ chưa có hệ tiêu chí riêng phù hợp với đặc thù của kết quả nghiên cứu khoa học xã hội. Do đó, việc đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học xã hội của trường ĐHKH chưa sát, đôi khi còn mang tính chủ quan, cảm tính của người đánh giá.

Thông qua các số liệu và thông tin thu được trong quá trình khảo sát, luận văn đã chứng minh giả thuyết công tác đánh giá KQNC khoa học xã hội còn có hạn chế là đúng. Nghiên cứu cũng đã đạt được mục tiêu là xây dựng mới một hệ thống quan điểm thống nhất trong đánh giá KQNC nói chung và nhóm ngành

khoa học nói riêng tại trường ĐHKH. Các tiêu chí được xây dựng dựa trên của bản chất của khoa học và hoạt động nghiên cứu khoa học. Đồng thời kết hợp giữa “lý thuyết” của Vũ Cao Đàm về đánh giá KQNC với các ý kiến, quan điểm của các cán bộ, giảng viên, chuyên gia có kinh nghiệm trong đánh giá KQNC đã đảm bảo được tính khoa học, khách quan, chính xác trong đánh giá chất lượng KQNC khoa học xã hội.

“Hệ thống tiêu chí đánh giá KQNC” được xây dựng trong chương 3 mang tính thực tiễn cao, có thể xem như công cụ hữu ích để nhận dạng chất lượng KQNC nhóm ngành khoa học xã hội, để nghiệm thu các đề tài nghiên cứu các cấp của cán bộ, giảng viên tham gia nghiên cứu tại trường ĐHKH, ĐHTN. Đồng thời hệ thống tiêu chí đánh giá KQNC này có thể áp dụng, trao đổi kinh nghiệm với các trường, cơ sở nghiên cứu thuộc khoa học xã hội trong công tác đánh giá chất lượng của KQNC.

Tuy nhiên, hệ thống tiêu chí đánh giá được xây dựng trong luận văn mới chỉ tập trung thống nhất quan điểm trong đánh giá chất lượng KQNC ngành khoa học xã hội. Việc xây dựng các tiêu chí đánh giá để nhận diện chất lượng KQNC của từng ngành cụ thể vẫn còn bỏ ngỏ, cần có những nghiên cứu, khảo sát và đề xuất cụ thể hơn sau này.

KHUYẾN NGHỊ

Để đưa bộ tiêu chí đánh giá KQNC mới vào áp dụng tại trường ĐHKH. Chúng tôi xin đưa ra một số khuyến nghị như sau.

- Đối với Ban lãnh đạo trường ĐHKH: cần phải thấy được hoạt động KH&CN của Trường có những nét đặc thù so với các trường đại học thành viên khác của ĐHTN, hoạt động NCKH của Trường được triển khai thực hiện trên cả hai lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội. Kết quả nghiên cứu của hai lĩnh vực này là có sự khác nhau nên cần phải xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá KQNC khoa học mang tính đặc thù cho từng nhóm ngành là vô cùng cần thiết, giúp nâng cao chất lượng của các công trình nghiên cứu được nghiệm thu ở trường ĐHKH.

Để đưa hệ thống tiêu chí đề xuất ở trên áp dụng vào thực tiễn công tác đánh giá KQNC tại ĐHKH, Ban lãnh đạo trường ĐHKH cần từng bước thể chế hóa các tiêu chí đánh giá này bằng cách xem xét lại các văn bản hướng dẫn thực hiện hoạt động NCKH do cấp trên ban hành, từ đó đưa ra các văn bản hướng dẫn phù hợp với đặc điểm riêng có đối với hoạt đông NCKH của Trường. Trong đó, cần có hẳn một văn bản hướng dẫn thực hiện việc đánh giá, nghiệm thu KQNC khoa học xã hội dựa vào hệ thống tiêu chí đề xuất ở trên. Bước đầu, dùng hệ thống tiêu chí trên thử nghiệm đánh giá, nghiệm thu đối với các đề tài cấp trường thuộc lĩnh vực khoa học xã hội. Việc thử nghiệm các tiêu chí đánh giá này ở cấp cơ sở nhằm làm hoàn thiện hơn hệ thống tiêu chí trước khi trở thành một hệ thống tiêu chí đánh giá chính thức dùng trong công tác đánh giá KQNC của trường ĐHKH.

Bên cạnh đó, trường ĐHKH cần có sự liên kết trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học để trao đổi thông tin, cùng thử nghiệm rút kinh nghiệm nhằm hoàn thiện hơn các tiêu chí đánh giá KQNC khoa học nêu ở trên. Đồng thời, không chỉ dừng lại ở việc cần có những tiêu chí đánh giá phù hợp với từng lĩnh vực nghiên cứu khoa học, cần tiến xa hơn nữa trong việc xây dựng những tiêu chí đánh giá KQNC cho đặc thù từng ngành cụ thể và phải coi đây là nhiệm vụ mang tính cấp thiết nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển

nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời khẳng định được vị thế khoa học của nhà trường ở trong và ngoài nước.

- Đối với Phòng Đào tạo, NCKH và Quan hệ quốc tế: đây là phòng chức năng chịu trách nhiệm triển khai, thực hiện những chiến lược, kế hoạch phát triển và quản lý hoạt động NCKH của trường ĐHKH. Để đưa hệ thống tiêu chí mới áp dụng vào trong công tác đánh giá KQNC tại trường ĐHKH, Phòng cần soạn thảo một văn bản hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí đánh giá KQNC mới này tới các cán bộ, giảng viên, chuyên gia làm công tác đánh giá KQNC tại trường ĐHKH. Thông qua các KQNC được đánh giá dựa trên hệ thống tiêu chí đề xuất trên, Phòng lấy ý kiến nhận xét của các giảng viên, chuyên gia khi họ thực hiện việc đánh giá KQNC theo hệ thống tiêu chí mới.Dựa vào các ý kiến của các chuyên gia đã từng đánh giá KQNC theo hệ thống tiêu chí này để có thể đề xuất với Ban lãnh đạo nhà trường quyết định dùng hoặc không dùng hệ thống tiêu chí đánh giá KQNC ở trường ĐHKH.

Cùng với đó, Phòng cần xây dựng một kết hoạch quản lý hoạt động NCKH mang tính khoa học, hiệu quả, sát với thực tế hơn. Hiện nay, quy trình quản lý hoạt động NCKH của Phòng còn thể hiện sự bất cập. Chẳng hạn, việc lập kế hoạch triển khai nhiệm vụ nghiên cứu NCKH còn chậm, thời gian thông báo đăng ký đề xuất đề tài NCKH các cấp cho đến thời gian nộp là rất ngắn, khiến người nghiên cứu rơi vào tình thế bị động, kết quả số lượng các đề tài được duyệt không nhiều. Việc tổ chức duyệt đề cương nghiên cứu, đánh giá và nghiệm thu KQNC còn có tính hình thức.

- Đối với các cán bộ, giảng viên, chuyên gia trực tiếp làm công tác đánh giá KQNC khoa học xã hội tại trường ĐHKH cần phải thống nhất quan điểm trong đánh giá KQNC, từ đó mới có sự đồng thuận trong việc đưa ra các ý kiến đánh giá nhận xét đối với một KQNC. Mặc dù, hệ thống tiêu chí đánh giá KQNC được đề xuất trên những ý kiến của các cán bộ, giảng viên, chuyên gia đã từng tham gia đánh giá KQNC khoa học xã hội tại trường ĐHKH, kết hợp với lý thuyết đánh giá KQNC của Vũ Cao Đàm nhưng khi áp dụng bộ tiêu chí này

vào thực tiên cũng sẽ không tránh khỏi được những yếu tố xã hội có ảnh hưởng, chi phối đến quá trình chấm điểm của các cán bộ, giảng viên, chuyên gia đánh giá. Do vậy, bản thân mỗi cán bộ, giảng viên, chuyên viên khi tham gia đánh giá một đề tài nghiên cứu khoa học hãy làm việc một cách khách quan, công minh để đưa ra những ý kiến nhận xét chính xác nhất, nhằm đánh giá đúng chất lượng các công trình nghiên cứu khoa học. Có như vậy, mới góp phần thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học của trường ĐHKH, lựa chọn được những nhà nghiên cứu có năng lực thực sự để tôn vinh.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn An: Một số vấn đề trong đánh giá và nghiệm thu kết quả nghiên cứu khoa học tạp chí “Hoạt động khoa học” số 4/2005;

2. Hồ Tú Bảo: Đánh giá định lượng kết quả nghiên cứu khoa học tạp chí “Hoạt động khoa học”, số 7/2010;

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Quyết định số 19/2005/QĐ-BGD&ĐT Quy định về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học ngành khoa học xã hội tại trường đại học khoa học, đại học thái nguyên (Trang 82 - 114)