1.2.2 .Tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học
2.2. Hiện trạng công tác tổ chức và quản lý nghiên cứu khoa học tại trường ĐHKH,
ĐHKH, ĐHTN
2.2.1. Tình hình các nguồn lực đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học xã hội của trường ĐHKH hội của trường ĐHKH
Nguồn lực đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học: được hiểu là những yếu tố đầu vào đảm bảo cho hoạt động nghiên cứu khoa học như: nhân lực, tài lực (tài chính); tin lực (thông tin); vật lực (cơ cở vật chất),...Với đặc thù là một trong những trường đại học có lịch sử thành lập còn non trẻ (10 năm) thì các nguồn lực phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học nói chung và khoa học xã hội nói riêng còn tương đối khiêm tốn. Điều đó được chúng tôi trình bày qua các nguồn lực cụ thể dưới đây:
a. Nguồn nhân lực khoa học cho nghiên cứu khoa học
Theo UNESCO: Nhân lực KH&CN là "những người trực tiếp tham gia vào hoạt động khoa học và công nghệ trong một cơ quan, tổ chức và được trả lương hay thù lao cho lao động của họ, bao gồm các nhà khoa học và kỹ sư, kỹ thuật viên và nhân lực phù trợ".-> Theo khái niệm này về nhân lực khoa học, ta thấy nhân lực khoa học có một số đặc điểm sau:
- Được tổ chức/cơ quan tuyển dụng và trả lương (tổ chức KH&CN; trường đại học (bộ phận R&D), doanh nghiệp (bộ phận R&D);
- Làm việc ở vị trí nghiên cứu khoa học; triển khai; dịch vụ KH&CN (cung cấp thông tin, tư liệu; đào tạo khoa học (từ ≥90% thời gian làm việc toàn phần)
- Có thể có bằng cấp hoặc không bằng cấp.
Còn theo OECD: Nhân lực KH&CN là những người đã tốt nghiệp hệ đào tạo chuyên môn có bằng trở lên. (ở VN: hệ cao đẳng, cao đẳng nghề trở lên). Hoặc không có bằng nhưng làm việc trong lĩnh vực KH&CN ở vị trí đòi hỏi có trình độ tương đương với 1 bằng cấp nào đó.-> Theo khái niệm này thì nhân lực khoa học được hiểu là: là toàn bộ những người có khả năng và nhu cầu lao động
có bằng chuyên môn về một lĩnh vực khoa học và những người làm việc có trình độ kỹ năng thực tế tương đương với một trình độ bằng chuyên môn.
Trong khuôn khổ luận văn này, nhân lực khoa học được hiểu là những người trực tiếp tham gia vào hoạt động nghiên cứu khoa học trong một cơ quan (trường đại học) và được cơ quan (trường đại học) đó trả lương hay thù lao cho hoạt động nghiên cứu của họ.
Như vậy, nguồn nhân lực khoa học phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học xã hội tại trường ĐHKH hiện nay bao gồm toàn những cán bộ, giảng viên vừa thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và vừa thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu về lĩnh vực khoa học xã hội. Theo số liệu thống kê thì số lượng nhân lực khoa học này gồm có 89 người, trong đó: GS, PGS: 0; Tiến sĩ: 06; Đang học nghiên cứu sinh: 13; Thạc sỹ: 18; Đang học cao học: 34 và Cử nhân: 18.
Được thể hiện cụ thể ở bảng biểu dưới đây:
Bảng 2.1: Trình độ chuyên môn của nhân lực thuộc lĩnh vực khoa học xã hội tại trường ĐHKH STT Trình độ, học vị và học hàm Số lƣợng 1 GS, PGS 0 2 Tiến sĩ 06 3 Đang học NCS 13 4 Thạc sỹ 18 5 Đang học thạc sỹ 34 6 Cử nhân 18 Tổng 89 (Nguồn: Phòng Hành chính – Tổ chức – ĐHKH)
Qua bảng số liệu thống kê, có thể nhận thấy số lượng nhân lực khoa học phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học xã hội còn khá khiêm tốn với 89/287/ tổng số nhân lực của trường ĐHKH. Lí do, vì khoa học xã hội mới chính thức được đào tạo tại trường ĐHKH cách đây 5 năm và đây cũng là khoảng thời gian trường ĐHKH thực hiện việc tuyển dụng đội ngũ nhân lực này.
Về trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân lực KHXH đã đáp ứng được yêu cầu của công tác đào tạo với 06 tiến sĩ (chiếm 6.7%); 13 nghiên cứu sinh (chiếm 14.6%); 18 thạc sỹ (chiếm 20.2%); 34 đang học cao học (chiếm 38%) và 18 cử nhân (chiếm 20.5%). Tuy nhiên, với 58.5% đội ngũ nhân lực đang học thạc sỹ hoặc chưa học thạc sỹ đã có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác đào tạo và giảng dạy của ĐHKH do phải mời giảng viên ngoài trường để giảng dạy cho sinh viên chủ yếu theo hình thức cuốn chiếu 3 ngày hay 4 ngày/học phần làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Số giảng viên đang học cao học, do chỉ chú trọng vào công việc học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nên những đối tượng này thường ít quan tâm hoặc không tham gia vào hoạt động NCKH. Đối với những giảng viên là cử nhân, do mới ra trường nên cũng chỉ được phân công soạn giảng, lên lớp một số chuyên đề nhỏ trong một số học phần. Bên cạnh đó, cũng vì mới ra trường nên thường có ít hoặc không có kinh nghiệm nghiên cứu, do vậy các đề tài nghiên cứu mà các đối tượng này đề xuất ít được chấp nhận. Vì những lí do trên mà trong những năm qua, so với lĩnh vực khoa học tự nhiên, số đề tài nghiên cứu KHXH ở các cấp luôn chiếm với một con số rất nhỏ trên tổng số các đề tài NCKH được thực hiện ở trường ĐHKH.
* Về độ tuổi: Nguồn nhân lực khoa học thuộc lĩnh vực KHXH tại trường ĐHKH chủ yếu có độ tuổi còn rất trẻ. Cụ thể:
- Độ tuổi từ 40 – 45 tuổi: 03 (chiếm 3.5%) - Độ tuổi từ 35 – 40 tuổi: 04 (chiếm 4.7%) - Độ tuổi từ 30 – 35 tuổi: 18 (chiếm 21.2%) - Độ tuổi từ 25 – 30 tuổi: 41 (chiếm 43.5%) - Độ tuổi dưới 25 tuổi: 23 (chiếm 27.1%)
Có thể nói, với nguồn nhân lực khoa học trẻ, năng động, nhiệt tình, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu những tiến bộ của khoa học kĩ thuật, thích ứng nhanh nhạy với sự đổi mới và đây còn là một nguồn nhân lực kế cận tuyệt vời trong tương lai. Tuy nhiên, với tuổi đời còn rất trẻ, đồng nghĩa với việc kinh nghiệm về NCKH còn ít. Với đặc điểm về độ tuổi của nguồn nhân lực nêu trên
vừa là thuận lợi nhưng cũng là những khó khăn gây ảnh hưởng đến hoạt động NCKH của ĐHKH do số đề tài được duyệt chủ yếu thuộc về những người có kinh nghiệm nghiên cứu và vị trí nhất định trong giới nghiên cứu khoa học.
* Về giới tính: Nhân lực KHXH của trường ĐHKH chủ yếu là nữ, đây cũng làm một đặc trưng cơ bản của lĩnh vực khoa học xã hội. Cụ thể: Nữ giới: 72 (chiếm 80.9%; nam giới: 17 (chiếm 19.1%). Với tỉ lệ nhân lực nữ cao lại đang trong độ tuổi sinh nở nên có ảnh hưởng ít nhiều đến việc thực hiện hoạt động NCKH của nhóm nhân lực này.
Tóm lại, nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động NCKH xã hội của trường ĐHKH là tương đối dồi dào, nhưng do số lượng cán bộ, giảng viên chưa thực sự nhận thức được vai trò của hoạt động NCKH nên chưa làm tốt được nhiệm vụ này, biểu hiện trong những năm qua, số đề tài các cấp thuộc KHXH luôn chiếm một tỉ lệ rất nhỏ và chủ yếu tập trung vào một số cá nhân, thậm chí có nhiều giảng viên chưa một lần thực hiện một đề tài NCKH.
b. Các nguồn lực khác - Nguồn lực tài chính
Nguồn lực tài chính: được hiểu là khoản tiền được sử dụng đầu tư cho hoạt động NCKH của trường ĐHKH. Nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động NCKH của ĐHKH chủ yếu được lấy từ ngân sách nhà nước, từ cơ quan chủ quan cấp trên là ĐHTN và một số nguồn khác.
Việc sử dụng, phân bổ nguồn lực tài chính cho hoạt động NCKH ở trường ĐHKH trong 5 năm qua (2007 – 2011), được thể hiện cụ thể ở bảng biểu dưới đây:
Bảng 2.2: Tình hình phân bổ nguồn lực tài chính cho hoạt NCKH của trường ĐHKH giai đoạn 2007 – 2011
(Đơn vị: triệu đồng)
STT Năm Nội dung chi Kinh phí Tổng kinh phí
1 2007 - Chương trình dự án cấp Bộ 120,00 300,00
- Đề tài KHCN cấp Bộ 131,00
- Đề tài KHCN cơ sở 35,00
- Đề tài SV NCKH 15,00
- Hội nghị, hội thảo, quản lý 9,00
2 2008 - Chương trình dự án cấp Bộ 0 351,50
- Đề tài KHCN cấp Bộ 300,00
- Đề tài KHCN cơ sở 27,500
- Đề tài SV NCKH 15,00
- Hội nghị, hội thảo, quản lý 8,500
3 2009 - Chương trình dự án cấp Bộ 0 559,50
- Đề tài KHCN cấp Bộ 399,00
- Đề tài KHCN cơ sở 111,50
- Đề tài SV NCKH 13,00
- Hội nghị, hội thảo, quản lý 36,00
4 2010 - Chương trình dự án cấp Bộ 0 2.027,00
- Đề tài KHCN cấp Bộ 470,00
- Đề tài KHCN cơ sở 28,00
- Đề tài SV NCKH 13,00
- Hội nghị, hội thảo, quản lý 16,00 - Tăng cường trang thiết bị 1.500,00
5 2011 - Đề tài cấp nhà nước 1.000,00 3.406,00
- Chương trình dự án cấp Bộ 160,00
- Đề tài KHCN cấp Bộ 500,00
- Đề tài KHCN cơ sở 30,00
- Đề tài SV NCKH 50,00
- Hội nghị, hội thảo, quản lý 160,00 - Tăng cương trang thiết bị 1.500,00
Có thể thấy nguồn lực tài chính đầu tư cho hoạt động NCKH của trường ĐHKH tăng hàng năm, nhất là trong năm 2010 và năm 2011. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy số kinh phí phân bổ cho hoạt động nghiên cứu KHXH (bao gồm đề tài NCKH các cấp và cả đề tài SV NCKH) ở trường ĐHKH thường chiếm một tỉ lệ rất nhỏ so với số kinh phí đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên. Nguyên nhân do các đề tài nghiên cứu khoa học của KHXH chủ yếu là đề tài cấp cơ sở có kinh phí khoảng 5 – 10 triệu đồng. Có thể thấy qua biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ kinh phí phân bổ cho hoạt động NCKH ở lĩnh vực khoa học xã hội và khoa học tự nhiên tại trường ĐHKH (2007 – 2011)
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2007 2008 2009 2010 2011
Kinh phí phân bổ cho khoa học xã hội Kinh phí phân bổ cho khoa học tự nhiên % 10.2% 78.3% 21.7% 89.8% 13.2% 89.7% 10.3% 86.8% 89.7% 10.2% 21.7%
- Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy cơ sở vật chất của trường ĐHKH nhìn chung cũng đã đáp ứng được phần nào nhu cầu nghiên cứu của cán bộ, giảng viên và sinh viên trong trường ĐHKH. Với 9 phòng thí nghiệm với trang thiết bị tương đối hiện đại. Thư viện của trường ĐHKH hiện có 14 000 cuốn với 1000 đầu sách, 450 đầu sách giáo trình có liên quan đến các ngành đào tạo của
92.3%
Trường. Cùng với 710 luận văn thạc sĩ và NCKH, 27 đầu sách của cán bộ, giảng viên thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau và nhiều tài liệu tham khảo khác. Thư viện còn được trang bị đầy đủ hệ thống máy tính có kết nội mạng internet, máy in, máy photo phục vụ nhu cầu in, photo của cán bộ giảng viên. Hầu hết các giảng đường cũng đã được trang bị máy chiếu, phông chiếu phục vụ cho công tác giảng dạy, hệ thống máy tính của Trường được kết nối mạng, các cán bộ, giảng viên có thể truy cập để tìm thông tin bất cứ lúc nào.
Ngoài ra, trường ĐHKH có vị trí đặt gần với Trung tâm học liệu của Đại học Thái Nguyên – một trong những trung tâm thư viện lớn nhất hiện nay ở khu vực trung du miền núi phía Bắc với trên 50.000 sách và khoảng 20 cơ sở dữ liệu (với trên 100.000 bài báo, tạp chí, báo cáo, luận văn, luận án…) và các tài liệu điện tử khác. Các loại ấn phẩm định kỳ như báo, tạp chí; Bộ sưu tập tài liệu tham khảo cho 85 ngành học của ĐHTN (bao gồm cả giáo trình các môn học).
Như vậy, có thể thấy các nguồn lực đầu tư cho hoạt động NCKH khoa học xã hội của ĐHKH đã đáp ứng được phần nào đòi hỏi của nhu cầu nghiên cứu. Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố thuận lợi vẫn còn tồn tại một số khó khăn như đã trình bày ở trên có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động NCKH khoa học xã hội tại trường ĐHKH.
2.2.2. Tình hình triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc nhóm ngành khoa học xã hội tại trường ĐHKH khoa học xã hội tại trường ĐHKH
Trường ĐHKH, ĐHTN trong những năm qua đã đạt được một số kết quả nhất định về công tác NCKH thể hiện ở việc trường ĐHKH đã triển khai được nhiều đề tài NCKH thuộc các cấp, có hàng trăm bài báo được đăng trên các tập chí trong và ngoài nước. Để thấy rõ hơn những thành tựu, kết quả của hoạt động này trong những năm qua. Chúng tôi đã tiến hành thống kê ở bảng biểu dưới đây.
Bảng 2.3 Kết quả thực hiện đề tài NCKH các cấp của trường ĐHKH giai đoạn 2007 – 2011 STT Thời gian Đề tài NCKH cấp cơ sở Đề tài NCKH cấp Đại học Đề tài NCKH cấp Bộ, dự án cấp Bộ Đề tài NCKH cấp Nhà nƣớc Tổng Cộng 1 2007 8 5 13 2 2008 12 8 20 3 2009 26 10 1 37 4 2010 12 9 21 5 2011 41 18 2 3 64 Tổng cộng 99 18 33 4
(Nguồn: Phòng Đào tạo NCKH & QHQT,ĐHKH)
Qua bảng số liệu có thể thấy các đề tài được triển khai thực hiện ở các cấp. Tuy nhiên, số lượng các đề tài chủ yếu được thực hiện ở cấp cơ sở và cấp Bộ, số đề tài cấp Nhà nước rất ít. Chẳng hạn từ 08 đề tài cấp cơ sở năm 2007 đã tăng lên 41 năm 2011. Số đề tài cấp Bộ được triển khai thực hiện ở các năm nhưng số lượng đề tài qua các năm là không ổn định. Nếu năm 2007 có 05 đề tài cấp Bộ thì đến năm 2011 chỉ còn 02 đề tài. Lí do, từ năm 2011 những đề tài cấp Bộ sẽ không do ĐHTN quản lý mà được chuyển về Bộ. ĐHTN có nhiệm vụ thực hiện tuyển chọn, quản lý các đề tài thuộc cấp Đại học. Kinh phí cho một đề tài cấp Đại học khoảng 40 – 100 triệu đồng, tùy từng lĩnh vực nghiên cứu, riêng năm 2011 đã có 18 đề tài cấp Đại học được thực hiện. Số đề tài cấp Nhà nước chiếm một con số rất khiêm tốn (năm 2009 có 01 đề tài và 02 đề tài năm 2011 nâng tổng số đề tài cấp Nhà nước được thực hiện trong 5 năm lên 03 đề tài). Với con số 03 đề tài cấp Nhà nước được thực hiện không có một đề tài nào của khoa học xã hội. Điều đó được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.4 Số lượng các đề tài được thực hiện thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội qua các năm (2007 – 2011)
STT Năm Tổng số đề tài được thực hiện Đề tài thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên Đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội 1 2007 13 11 đề tài, trong đó: - 07 đề tài cấp cơ sở - 04 đề tài cấp Bộ 02 đề tài, trong đó: - 01 đề tài cấp cơ sở - 01 đề tài cấp Bộ 2 2008 20 19 đề tài, trong đó: - 12 đề tài cấp cơ sở - 07 đề tài cấp Bộ 01 đề tài, trong đó: - 0 đề tài cấp cơ sở - 01 đề tài cấp Bộ 3 2009 37 31 đề tài, trong đó: - 23 đề tài cấp cơ sở - 07 đề tài cấp Bộ - 01 đề tài cấp Nhà nước 06 đề tài, trong đó: - 03 đề tài cấp cơ sở - 03 đề tài cấp Bộ 4 2010 21 17 đề tài, trong đó: - 09 đề tài cấp cơ sở - 8 đề tài câp Bộ 4 đề tài, trong đó: - 03 đề tài cấp cơ sở - 01 đề tài cấp Bộ 5 2011 64 54 đề tài, trong đó: - 33 đề tài cấp cơ sở - 16 đề tài cấp Đại học - 02 đề tài cấp Bộ - 03 đề tài cấp Nhà nước 10 đề tài, trong đó: - 08 đề tài cấp cơ sở - 02 đề tài cấp Đại học
(Nguồn: Phòng Đào tạo NCKH & QHQT, ĐHKH)
Nhìn vào số liệu thống kê, có thể thấy đề tài NCKH các cấp của khoa học xã hội luôn chiếm một con số rất khiêm tốn so với đề tài NCKH các cấp của khoa học tự nhiên. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do đội ngũ nhân lực