Yêu cầu về tiêu chí đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học ngành khoa học xã hội tại trường đại học khoa học, đại học thái nguyên (Trang 36)

1.2.2 .Tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học

1.3.2. Yêu cầu về tiêu chí đánh giá

Hiện nay, việc đánh giá KQNC khoa học nói chung đều dựa trên những tiêu chí đánh giá do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, những tiêu chí này được coi là căn cứ pháp lý giúp hoạt động đánh giá KQNC đạt được hiệu quả. Tuy nhiên, các tiêu chí đánh giá đang được áp dụng để đánh giá KQNC như tiêu chí: Ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn của đề tài, những đóp góp mới về mặt lý luận và thực tiễn, những đề xuất, kiến nghị có tính khả thi cho công tác hoạch định chính sách kinh tế, xã hội và văn hóa vẫn chỉ là những tiêu chí mang tính ước lệ, tùy thuộc vào nhãn quan của người đánh giá và thời điểm lịch sử của những điều kiện chính trị - xã hội quy định. Trong quá trình đánh giá, các Hội đồng đánh giá thường sử dụng thang điểm đánh giá 4 mức: Xuất sắc, khá, đạt và không đạt. Việc đánh giá dù ở mức nào đi chăng nữa cũng vẫn mang nặng cảm tính, chưa có tiêu chí cụ thể để sếp hạng đánh giá.

Mặt khác, trong bảng tiêu chí đánh giá do Bộ KH&CN ban hành kèm theo Quyết định số 96/QĐ – BKHCN ngày 23 tháng 01 năm 2006 khi cho điểm ở tiêu chí 5 “tính mới, sáng tạo của kết quả nghiên cứu” chỉ có tối đa là 10/100 điểm. Như vậy, một kết quả nghiên cứu không đạt ở tiêu chí này chỉ mất có 10

điểm trong tổng số 100 điểm của bản tiêu chí, về nguyên tắc thì đề tài vẫn được nghiệm thu trong khi không hề có giá trị nào mang ý nghĩa khoa học.

Với những đặc thù riêng trong hoạt động nghiên cứu KHXH thì yêu cầu về các tiêu chí đánh giá phải rõ ràng, cụ thể, định lượng được là vô cùng quan trọng. Ngoài ra, cũng cần xây dựng những tiêu chí cụ thể trong việc lựa chọn chuyên gia đánh giá KQNC khoa học. Cụ thể:

- Yêu cầu về các tiêu chí đánh giá:

+ Các tiêu chí đánh giá KQNC khoa học xã hội phải thể hiện được tính khách quan, logic và phù hợp với định hướng của nội dung nghiên cứu và đặc điểm riêng của nhóm ngành KHXH. Mỗi tiêu chí đánh giá đưa ra phải mang tính khách quan và phải logic với nhau. Các tiêu chí có thể được xây dựng dựa trên cách tiếp cận phân tích và tổng hợp do Vũ Cao Đàm đưa ra. “Tính mới” là tiêu chí quan trọng nhất để nhận dạng giá trị của một KQNC khoa học xã hội. Vì vậy, cần nâng tỉ trọng điểm của tiêu chí này lên hoặc xây dựng thành một tiêu chí mang tính điều kiện tiên quyết khi đánh giá KQNC.

+ Các tiêu chí dùng để đánh giá KQNC khoa học xã hội phải rõ ràng, cụ thể, định lượng được. Do các tiêu chí đánh giá hiện nay chủ yếu mang tính định tính nên hiệu quả đánh giá chưa cao. Chẳng hạn, với tiêu chí: Ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn của đề tài, cần cụ thể ý nghĩa về mặt lý luận cũng như thực tiễn bằng những chỉ tiêu và mỗi chỉ tiêu đó cần quy định mức điểm cụ thể. Tiêu chí “có khả năng áp dụng” không nên coi đây là một tiêu chí cứng trong bộ tiêu chí đánh giá.

- Các công cụ đánh giá rõ ràng, cụ thể và định lượng được là chưa đủ vì việc đánh giá kết quả còn phục thuộc vào trình độ, chuyên môn và năng lực của người đánh giá. Do vậy, cũng cần có tiêu chí rõ ràng, cụ thể trong việc tuyển lựa người đánh giá kết quả nghiên cứu. Chẳng hạn, tùy thuộc vào hội đồng đánh giá kết quả NCKH ở từng cấp mà quy định về chuyên môn, học hàm, học vị của người đánh giá. Với những hạn chế trong việc đánh giá KQNC khoa học xã hội hiện nay, thì yêu cầu cần có một hệ thống tiêu chí đánh giá nhằm đánh giá đúng chất lượng các

công trình nghiên cứu khoa học xã hội là cần thiết. Việc đưa ra hệ thống tiêu chí đánh giá mang tính chuẩn mực riêng cho nhóm ngành KHXH được đông đảo giới các nhà khoa học công nhận là công việc không hề đơn giản bởi nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó yếu tố chi phối, quyết định là yếu tố chính trị, bởi khoa học xã hội gắn chặt với hoạt động chính trị.

* Kết luận chƣơng:

Kết thúc chương 1, chúng tôi đã đi làm rõ phần cơ sở lý luận của luận văn. Có thể tóm tắt các nội dung nghiên cứu sau đây:

1. Thống nhất cách hiểu về khái niệm khoa học, nghiên cứu khoa học, kết quả nghiên cứu, đánh giá kết quả nghiên cứu, tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu được sử dụng trong luận văn.

2. Khoa học xã hội có những đặc thù riêng, khác với các khoa học chính xác. Cần phải có một hệ tiêu chí phù hợp với đặc thù của khoa học xã hội để đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học xã hội. Tiêu chí đánh giá phải thể hiện được tính khách quan, logic, phù hợp với định hướng các nội dung nghiên cứu.

3. Nghiên cứu khoa học trong các trường đại học, cao đẳng là để giải quyết những nhiệm vụ cấp thiết về công tác giáo dục và đào tạo, từ đó để nâng cao chất lượng đào tạo, tạo đồng thời tạo uy tín cho các trường đại học, cao đẳng. Các tiêu chí đánh giá KQNC khoa học là cơ sở, chuẩn mực và là “đòn bảy” cho phát triển nghiên cứu khoa học nói chung, phát triển nghiên cứu khoa học trong các trường đại học nói riêng.

Chương 2 và chương 3 tiếp theo đây sẽ trình bày kết quả nghiên cứu về thực trạng đánh giá và đưa ra các tiêu chí đánh giá chất lượng kết quả NCKH nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học tại trường ĐHKH, ĐHTN.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC, ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN 2.1. Khái quát về trƣờng ĐHKH, ĐHTN

Trường ĐHKH, ĐHTN tiền thân là Khoa Khoa học Tự nhiên, được thành lập năm 2002 theo Quyết định số 1286/QĐ-BGD&ĐT-TCCB ngày 28/03/2002 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đến tháng 11/2006, để phù hợp với sự mở rộng của quy mô và ngành đào tạo, Giám đốc Đại học Thái Nguyên đã ký Quyết định số 803/QĐ-TCCB đổi tên Khoa Khoa học Tự nhiên thành Khoa Khoa học Tự nhiên và Xã hội. Tháng 12/ 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1901/QĐ – TTg ngày 23/12/2008 về việc thành lập trường Đại học Khoa học trên cơ sở nâng cấp khoa Khoa học Tự nhiên và Xã hội thuộc Đại học Thái Nguyên.

Trường ĐHKH có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Hiện nay, các ngành đào tạo chính của trường ĐHKH là:

- Đào tào trình độ cử nhân khoa học xã hội: Khoa học xã hội chính thức được đưa vào đào tạo tại trường ĐHKH từ năm 2007 với 03 ngành: Văn, Khoa học quản lý và Lịch sử nhưng đến nay trường ĐHKH đã mở thêm 05 ngành mới, nâng tổng số các ngành đào tạo thuộc khoa học xã hội lên 08 ngành, cụ thể: Cử nhân Văn; Cử nhân Khoa học quản lý; Cử nhân Lịch sử; Cử nhân Việt Nam học; Cử nhân Du lịch; Cử nhân Báo chí và truyền thông; Cử nhân Công tác xã hội và Cử nhân Luật. Có thể nói, các ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội hiện nay của trường ĐHKH đều cho thấy được nhu cầu của người học và xã hội.

- Đào tào trình độ cử nhân khoa học tự nhiên bao gồm: Cử nhân Toán – Tin; Cử nhân Lý; Cử nhân Hoá; Cử nhân Khoa học Môi trường; Cử nhân Sinh; Cử nhân Công nghệ Sinh; Cử nhân Quản trị thư viện và Cử nhân quản lý tài nguyên và môi trường.

Về đội ngũ cán bộ giảng viên: Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ giảng viên của trường ĐHKH không ngừng tăng lên về số lượng cũng như chất lượng. Nếu năm 2006 tổng số lượng cán bộ, giảng viên là 93 người thì tới năm 2012 mức này tăng lên 287 cán bộ, giảng viên, trong đó hợp đồng là 86 và biên chế là 201, đa phần cán bộ, giảng viên của trường có tuổi đời còn rất trẻ, nhiệt tình, năng động tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp thu những tiến bộ khoa học kĩ thuật. Có nhiều giảng viên được cử đi học sau đại học, nghiên cứu sinh ở trong và ngoài nước. Tuy nhiên, so với quy mô đào tạo của trường ĐHKH thì mức tăng qua các năm về số lượng cán bộ giảng viên là tương đối chậm.

Về cơ sở vật chất: Với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại bao gồm giảng đường được trang bị đầy đủ máy chiếu, loa, míc; Thư viện gồm nhiều giáo trình, sách tham khảo, tạp chí chuyên ngành thuộc các ngành đang được đào tạo tại trường… Ngoài ra, còn có một nguồn tài liệu tham khảo phong phú như các luận văn thạc sĩ, nghiên cứu khoa học của sinh viên, cán bộ, giảng viên. Phòng thí nghiệm được trang trị máy móc hiện đại đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy, nghiên cứu và học tập của cán bộ, giảng viên và sinh viên.

Hiện nay, trường ĐHKH có 04 hệ đào tạo chính là: chính quy, địa chỉ, liên thông, vừa học vừa làm với tổng số sinh viên lên tới hơn 6000 sinh viên. Năm học 2008- 2009 trường ĐHKH đã triển khai, áp dụng hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ - một phương thức đào tạo giúp làm tăng tính chủ động, khả năng tự tìm tòi, nghiên cứu, phân tích và giải quyết vấn đề của người học.

Cùng với công tác đào tạo, trường ĐHKH trong thời gian qua cũng đã làm tốt công tác nghiên cứu khoa học thể hiện ở việc triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và đất nước. Rất nhiều đề tài NCKH của cán bộ, giảng viên và sinh viên được thực hiện thành công, hơn 200 bài báo khoa học được đăng tải trên các tạp chí trong và ngoài nước, nhiều giáo trình đã được xuất bản, hơn 20 tài liệu tham khảo được biên soạn, đã và đang được áp dụng trong thực tế giảng dạy tại trường

ĐHKH. Điều đó cũng cho thấy khả năng chuyển giao công nghệ, hợp tác đào tạo cũng là một mũi nhọn của trường ĐHKH.

2.2. Hiện trạng công tác tổ chức và quản lý nghiên cứu khoa học tại trường ĐHKH, ĐHTN ĐHKH, ĐHTN

2.2.1. Tình hình các nguồn lực đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học xã hội của trường ĐHKH hội của trường ĐHKH

Nguồn lực đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học: được hiểu là những yếu tố đầu vào đảm bảo cho hoạt động nghiên cứu khoa học như: nhân lực, tài lực (tài chính); tin lực (thông tin); vật lực (cơ cở vật chất),...Với đặc thù là một trong những trường đại học có lịch sử thành lập còn non trẻ (10 năm) thì các nguồn lực phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học nói chung và khoa học xã hội nói riêng còn tương đối khiêm tốn. Điều đó được chúng tôi trình bày qua các nguồn lực cụ thể dưới đây:

a. Nguồn nhân lực khoa học cho nghiên cứu khoa học

Theo UNESCO: Nhân lực KH&CN là "những người trực tiếp tham gia vào hoạt động khoa học và công nghệ trong một cơ quan, tổ chức và được trả lương hay thù lao cho lao động của họ, bao gồm các nhà khoa học và kỹ sư, kỹ thuật viên và nhân lực phù trợ".-> Theo khái niệm này về nhân lực khoa học, ta thấy nhân lực khoa học có một số đặc điểm sau:

- Được tổ chức/cơ quan tuyển dụng và trả lương (tổ chức KH&CN; trường đại học (bộ phận R&D), doanh nghiệp (bộ phận R&D);

- Làm việc ở vị trí nghiên cứu khoa học; triển khai; dịch vụ KH&CN (cung cấp thông tin, tư liệu; đào tạo khoa học (từ ≥90% thời gian làm việc toàn phần)

- Có thể có bằng cấp hoặc không bằng cấp.

Còn theo OECD: Nhân lực KH&CN là những người đã tốt nghiệp hệ đào tạo chuyên môn có bằng trở lên. (ở VN: hệ cao đẳng, cao đẳng nghề trở lên). Hoặc không có bằng nhưng làm việc trong lĩnh vực KH&CN ở vị trí đòi hỏi có trình độ tương đương với 1 bằng cấp nào đó.-> Theo khái niệm này thì nhân lực khoa học được hiểu là: là toàn bộ những người có khả năng và nhu cầu lao động

có bằng chuyên môn về một lĩnh vực khoa học và những người làm việc có trình độ kỹ năng thực tế tương đương với một trình độ bằng chuyên môn.

Trong khuôn khổ luận văn này, nhân lực khoa học được hiểu là những người trực tiếp tham gia vào hoạt động nghiên cứu khoa học trong một cơ quan (trường đại học) và được cơ quan (trường đại học) đó trả lương hay thù lao cho hoạt động nghiên cứu của họ.

Như vậy, nguồn nhân lực khoa học phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học xã hội tại trường ĐHKH hiện nay bao gồm toàn những cán bộ, giảng viên vừa thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và vừa thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu về lĩnh vực khoa học xã hội. Theo số liệu thống kê thì số lượng nhân lực khoa học này gồm có 89 người, trong đó: GS, PGS: 0; Tiến sĩ: 06; Đang học nghiên cứu sinh: 13; Thạc sỹ: 18; Đang học cao học: 34 và Cử nhân: 18.

Được thể hiện cụ thể ở bảng biểu dưới đây:

Bảng 2.1: Trình độ chuyên môn của nhân lực thuộc lĩnh vực khoa học xã hội tại trường ĐHKH STT Trình độ, học vị và học hàm Số lƣợng 1 GS, PGS 0 2 Tiến sĩ 06 3 Đang học NCS 13 4 Thạc sỹ 18 5 Đang học thạc sỹ 34 6 Cử nhân 18 Tổng 89 (Nguồn: Phòng Hành chính – Tổ chức – ĐHKH)

Qua bảng số liệu thống kê, có thể nhận thấy số lượng nhân lực khoa học phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học xã hội còn khá khiêm tốn với 89/287/ tổng số nhân lực của trường ĐHKH. Lí do, vì khoa học xã hội mới chính thức được đào tạo tại trường ĐHKH cách đây 5 năm và đây cũng là khoảng thời gian trường ĐHKH thực hiện việc tuyển dụng đội ngũ nhân lực này.

Về trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân lực KHXH đã đáp ứng được yêu cầu của công tác đào tạo với 06 tiến sĩ (chiếm 6.7%); 13 nghiên cứu sinh (chiếm 14.6%); 18 thạc sỹ (chiếm 20.2%); 34 đang học cao học (chiếm 38%) và 18 cử nhân (chiếm 20.5%). Tuy nhiên, với 58.5% đội ngũ nhân lực đang học thạc sỹ hoặc chưa học thạc sỹ đã có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác đào tạo và giảng dạy của ĐHKH do phải mời giảng viên ngoài trường để giảng dạy cho sinh viên chủ yếu theo hình thức cuốn chiếu 3 ngày hay 4 ngày/học phần làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Số giảng viên đang học cao học, do chỉ chú trọng vào công việc học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nên những đối tượng này thường ít quan tâm hoặc không tham gia vào hoạt động NCKH. Đối với những giảng viên là cử nhân, do mới ra trường nên cũng chỉ được phân công soạn giảng, lên lớp một số chuyên đề nhỏ trong một số học phần. Bên cạnh đó, cũng vì mới ra trường nên thường có ít hoặc không có kinh nghiệm nghiên cứu, do vậy các đề tài nghiên cứu mà các đối tượng này đề xuất ít được chấp nhận. Vì những lí do trên mà trong những năm qua, so với lĩnh vực khoa học tự nhiên, số đề tài nghiên cứu KHXH ở các cấp luôn chiếm với một con số rất nhỏ trên tổng số các đề tài NCKH được thực hiện ở trường ĐHKH.

* Về độ tuổi: Nguồn nhân lực khoa học thuộc lĩnh vực KHXH tại trường ĐHKH chủ yếu có độ tuổi còn rất trẻ. Cụ thể:

- Độ tuổi từ 40 – 45 tuổi: 03 (chiếm 3.5%) - Độ tuổi từ 35 – 40 tuổi: 04 (chiếm 4.7%) - Độ tuổi từ 30 – 35 tuổi: 18 (chiếm 21.2%)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học ngành khoa học xã hội tại trường đại học khoa học, đại học thái nguyên (Trang 36)