Giá trị của kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học ngành khoa học xã hội tại trường đại học khoa học, đại học thái nguyên (Trang 70 - 74)

1.2.2 .Tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học

3.1. Căn cứ xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá KQNC khoa học xã hội ở

3.1.2. Giá trị của kết quả nghiên cứu

Bản chất của khoa học và sản phẩm khoa học hay kết quả nghiên cứu khoa học là giá trị của chúng. Do đó, Vũ Cao Đàm cho rằng đánh giá KQNC là lượng định giá trị của KQNC. Giá trị của KQNC có thể được hiểu là mức độ quan trọng trong tính hữu ích về số lượng và chất lượng của những thông tin chứa đựng trong KQNC đó. Nhận dạng giá trị của một KQNC, người ta thường nhận dạng thông qua nhận dạng giá trị trong và giá trị ngoài. Trong đó:

- Giá trị trong, được hiểu là giá trị của bản thân KQNC, chưa xét tới những giá trị phái sinh, xuất hiện trong và sau một giai đoạn đưa vào áp dụng. Có thể nhận dạng 3 giá trị trong sau:

+ Giá trị thông tin chứa đựng trong các tri thức khoa học mới. Hiện nay, chưa có chỉ tiêu định lượng để đánh giá, chỉ có thể đánh giá bằng sự cảm nhận của các chuyên gia.

+ Giá trị nhận thức thế giới. Giá trị này cũng chỉ có thể đánh giá bằng sự cảm nhận của các chuyên gia. Chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá là: KQNC có chứa đựng các nhận thức mới về thế giới so với các KQNC trước đó không.

+ Giá trị về các giải pháp bao gồm có thể là công thức mới, giải pháp công nghệ mới, giải pháp về tổ chức và quản lý,…

- Giá trị ngoài được hiểu là giá trị xuất hiện sau khi áp dụng KQNC và những giá trị phái sinh, tiếp tục xuất hiện sau một giai đoạn đưa vào áp dụng. Có thể nhận dạng các loại giá trị ngoài sau:

+ Giá trị kinh tế. Đây là lợi ích kinh tế dự kiến có thể đưa lại sau khi áp dụng KQNC vào sản xuất.

+ Giá trị môi trường bao gồm những thông số khá đa dạng tùy thuộc vào cách tiếp cận xem xét vấn đề môi trường: nguy cơ chung gây ô nhiễm do áp dụng KQNC,..

+ Giá trị văn hóa. Giá trị văn hóa của KQNC xuất hiện trong sự tương tác giữa các khả năng áp dụng KQNC với sự biến đổi các truyền thống văn hóa – có thể tốt lên, có thể xấu đi, có thể mang tính trung lập,

+ Giá trị xã hội. Là sự xem xét tổng thể những hậu quả xã họi có thể xuất hiện liên quan đến việc áp dụng kết quả nghiên cứu này.

Khi đánh giá KQNC, người ta thường lượng định cả giá trị trong và giá trị ngoài. Tuy nhiên, trong khuôn khổ quản lý một đề tài nghiên cứu trong các nhà trường nói chung và các tổ chức R&D nói riêng, đòi hỏi lượng định giá trị trong là chủ yếu.

Căn cứ vào bản chất của khoa học, khi đánh giá kết quả nghiên cứu, chúng ta phải đánh giá được giá trị của kết quả nghiên cứu. Các giá trị này được thể hiện ở hai dạng: Đóng góp cho khoa học và đóng góp cho thực tiễn.

Vũ Cao Đàm cho rằng giá trị của KQNC trước hết ở giá trị tri thức. KQNC phải được đánh giá trước hết ở những tri thức mới mà nó đem lại. Như vậy, khi

lượng định những tri thức mới chứa đựng trong KQNC không thể dựa vào số trang báo cáo khoa học hay số “bít”thông tin. Do tri thức khoa học mới không phụ thuộc vào số trang hay số “bít” thông tin nhiều hay ít chứa trong công trình nghiên cứu.

Ngoài ra, tiêu chuẩn “đã được áp dụng” cũng không thể dùng để đánh giá KQNC. Vì, KQNC không thể đánh giá một cách đơn giản chỉ dựa trên việc có được áp dụng hay là không, nhất là trong nghiên cứu cơ bản. Điều này cũng phù hợp trong đánh giá các công trình nghiên cứu khoa học xã hội. Bởi đặc trưng của NCKH trong lĩnh vực khoa học xã hội là “độ trễ” của kết quả nghiên cứu, rất ít KQNC có thể được đem ra ứng dụng ngay trong thực tiễn sản xuất như các lĩnh vực khác. Không giống như hoạt động sản xuất kĩ nghệ với những sản phẩm vật chất cụ thể mà công chúng có thể sử dụng được cho cuộc sống hàng ngày, sản phẩm của nghiên cứu khoa học – nhất là nghiên cứu khoa học cơ bản thường mang tính trừu tượng. Trong nhiều trường hợp, thành tựu của nghiên cứu khoa học chỉ được thừa nhận sau vài ba chục năm sau khi công trình nghiên cứu hoàn tất và thậm chí có thể lâu hơn nữa. Do vậy, việc đo lường và đánh giá KQNC ở đây xét dưới khía cạnh đạo đức hay chuẩn mực xã hội, tính khả thi, tính hợp lý hay mức độ đóng góp chỉ mang tính chất tương đối.

Đặc biệt, theo Vũ Cao Đàm, chúng ta không dựa theo cấp hành chính để đánh giá KQNC của đề tài. “Đề tài cấp Nhà nước”; “Đề tài cấp Bộ” và “Đề tài cấp cơ sở” là những sản phẩm của hệ thống quản lý khoa học được thực hiện theo đơn đặt hàng của Nhà nước; Bộ và cơ sở. Những đề tài này có tầm quan trọng trên ý nghĩa ứng dụng, khác với giá trị khoa học mà đề tài mang lại. Bởi có những đề tài có thể rất quan trọng về mặt xã hội, nhưng lại không quan trọng bằng các đề tài khác xét về mặt đóng góp vào sự phát triển lý thuyết khoa học. Chẳng hạn, đề tài “cấp” nhà nước về xây dựng hệ phần mền phục vụ chương trình tin học hóa quản lý hành chính của Nhà nước, có thể mang tầm quan trọng rất cao về mặt xã hội nhưng không thể so sánh về ý nghĩa khoa học với đề tài “cấp” cá nhân của Georges về Đại số Boole – cơ sở lý thuyết toán học cho việc thiết kế hệ đảm bảo

toán học về thiết kế phần cứng và cả cho việc xây dựng mền cho máy tính. Qua dẫn chứng trên, có thể thấy đề tài nghiên cứu ở mọi cấp hành chính có thể có ý nghĩa và tầm quan trọng về mặt xã hội khác nhau nhưng cần được đánh giá về mặt chất lượng khoa học theo một hệ thống chỉ tiêu và một hệ giá trị hoàn toàn như nhau.

Như vậy, căn cứ vào bản chất của khoa học để xây dựng tiêu chí đánh giá KQNC nêu trên cho thấy đánh giá KQNC của một công trình nghiên cứu khoa học chính là lượng định được những giá trị mà trước hết là giá trị tri thức mới chứa đựng trong KQNC của công trình đó. Giá trị tri thức mới chứa đựng trong KQNC có thể tồn tại dưới nhiều dạng như một khái niệm mới, một công nghệ mới, một giải pháp mới, vật liệu mới, một sản phẩm mới,….Một công trình nghiên cứu sẽ bị ngừng đánh giá khi bản thân KQNC của công trình nghiên cứu không chứa đựng những tri thức mới.

Tiếp đến là phải lượng định giá trị khoa học và giá trị thực tiễn của KQNC. Giá trị khoa học của KQNC được thể hiện ở những phát hiện mới, hệ thống dữ liệu mới, phương pháp nghiên cứu mới, những đóng góp mới cho lý thuyết khoa học. Bên cạnh giá trị về khoa học, KQNC cũng cần được đánh giá thông qua giá trị thực tiễn của nó. Giá trị thực tiễn của KQNC được thể hiện ở lĩnh vực công nghệ, kinh tế, giáo dục và đào tạo, văn hóa – xã hội và môi trường.

Ở lĩnh vực công nghệ, giá trị thực tiễn của kết quả nghiên cứu được thể hiện và đo lường bởi các giải pháp mới, vật liệu mới, sản phẩm mới, công nghệ mới,..).

Ở lĩnh vực kinh tế, giá trị thực tiễn của kết quả nghiên cứu được đánh giá và đo lường bằng sản phẩm mới về giá trị kinh tế, triển vọng làm biến đổi cơ cấu một ngành kinh tế, triển vọng phát triển một ngành kinh tế mới; phương án cụ thể làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng quy hoạch, đề án phát triển kinh tế - xã hội).

Ở lĩnh vực giáo dục và đào tạo, giá trị thực tiễn của kết quả nghiên cứu được đánh giá và đo lường bởi những tri thức mới trong bài giảng, nội dung mới trong chương trình đào tạo, phương pháp mới trong công nghệ giáo dục, công cụ, phương tiện mới trong giảng dạy, nâng cao năng lực nghiên cứu của những người

tham gia nghiên cứu (sinh viên, học viên sau đại học và đội ngũ cán bộ khoa học), bổ sung trang thiết bị thí nghiệm, sách tham khảo,…cho đơn vị.

Ở lĩnh vực văn hóa – xã hội, giá trị thực tiễn của kết quả nghiên cứu thể hiện ở những tác độngt ích cực của kết quả nghiên cứu đến văn hóa truyền thống, nâng cao dân trí, xóa đói giảm nghèo, khắc phục bất bình đẳng xã hội, sức khỏe cộng đồng,…).

Ở lĩnh vực môi trường, kết quả nghiên cứu được đánh giá và đo lường bởi khả năng cải tạo môi trường do công nghệ hoặc thái độ và hành vi của con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học ngành khoa học xã hội tại trường đại học khoa học, đại học thái nguyên (Trang 70 - 74)