1.2.2 .Tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học
3.1. Căn cứ xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá KQNC khoa học xã hội ở
3.1.1. Tính mới của KQNC
Một KQNC luôn phải được đánh giá tính mới. Như đã biết, tính mới là một trong những đặc điểm cơ bản của hoạt động NCKH. Đặc điểm này đã làm cho hoạt động NCKH khác với các hoạt động khác trong đời sống xã hội. Tính mới trong nghiên cứu khoa học còn là thước đo giá trị lao động trí tuệ của một nhà nghiên cứu. Một đề tài nghiên cứu không lặp lại mình và không lặp lại người khác là một đề tài hứa hẹn có những đóng góp mới mẻ, có ích cho xã hội. Vì thế, khi xem xét một KQNC, trước hết phải xem xét tính mới của nó, vì “tính mới” là tiêu chí quan trọng để nhận dạng giá trị của một KQNC. Một KQNC sẽ không có giá trị khi bản thân khi KQNC không có tính mới. Do đó, cần xây dựng tiêu chí tính mới thành một tiêu chí mang tính điều kiện tiên quyết khi đánh giá KQNC. Nghĩa là, khi xem xét một KQNC nếu không có tính mới thì ngừng đánh giá các tiêu chí còn lại và không nghiệm thu KQNC đó. Để thấy được quan điểm của các giảng viên tại trường ĐHKH về vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu và điều tra bằng bảng hỏi, kết quả có 71.1% ý kiến (tương ứng
với 32 người) đồng tình giá trị của KQNC trước tiên là tính mới của nghiên cứu đó, cho thấy phần lớn các giảng viên tại ĐHKH tham gia đánh giá KQNC đã nhận thức đúng đắn bản chất của hoạt động nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, trên thực tế giá trị của KQNC thường được xem dưới góc độ tính khả thi, khả năng áp dụng, mức độ đóng góp cho sự tiến bộ của xã hội,.. Tính mới của KQNC không được xem trọng như giá trị thực tiễn của nghiên cứu đó (vốn được đề cao trong nghiên cứu ứng dụng), đây là một trong những lý do dẫn đến thái độ chưa đúng mực đối với nghiên cứu cơ bản hay các nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội ở trường ĐHKH.
Tính mới của KQNC phải được thể hiện trong: sự kiện khoa học; vấn đề khoa học và luận điểm khoa học. Đây là ba chỉ tiêu quan trọng nhất khi xem xét tính mới. (1) Sự kiện khoa học phải mang tính khách quan, nghĩa là việc lựa chọn tên đề tài phải dựa trên sự vật hiện tượng được quan sát khách quan mà không giải thích được bằng kinh nghiệm. Đối với một nghiên cứu khoa học, yêu cầu về việc đặt tên đề tài là phải bộc lộ tư tưởng của nhà nghiên cứu, thể hiện một cách khúc triết sự kiện khoa học mà nhà nghiên cứu quan tâm. Kết quả khảo sát tại trường ĐHKH cho thấy, có tới 89% ý kiến của giảng viên đồng tình với tiêu chí “lựa chọn tên đề tài phải dựa trên sự vật hiện tượng được quan sát khách quan mà không giải thích được bằng kinh nghiệm thực tiễn”. Trên thực tế, lỗi thường gặp đối với tên đề tài chính là tên đề tài không có tính khoa học, chủ đề nghiên cứu không xuất phát từ một sự kiện khoa học.
(2) Vấn đề khoa học phải giải đáp được những nhu cầu thực tiễn. Nhu cầu thực tiễn trong đánh giá nghiên cứu khoa học được hiểu là nhu cầu thỏa mãn nhận thức, nhu cầu giải quyết vấn đề, nhu cầu sáng tạo của nhà nghiên cứu, nhu cầu tự phát triển, nhu cầu xã hội về kết quả của nghiên cứu,… Có 80% ý kiến được khảo sát (tương ứng với 36/45 người) cho rằng “vấn đề nghiên cứu phải cấp thiết và đáp ứng được nhu cầu thực tiễn”. Đánh giá chất lượng KQNC dựa trên khả năng đáp ứng nhu cầu thực tiễn là góp phần làm rõ giá trị của công trình khoa học đó với sự phát triển của xã hội. 20% ý kiến (tương ứng với 9/45 người) cho rằng vấn đề
nghiên cứu không chỉ giải đáp mà còn phải nhận diện được những nhu cầu thực tiễn trong xã hội.
Như vậy, với kết quả điều tra từ các giảng viên có được cho thấy tiêu chí lựa chọn tên đề tài từ việc đáp ứng nhu cầu thực tiễn là một chuẩn mực quan trọng trong việc đánh giá một đề tài có giá trị khoa học.
(3) Luận điểm khoa học phải thể hiện rõ được tính mới trong tư tưởng của nhà nghiên cứu biểu trưng cho tính độc lập và tính chân thực của một nghiên cứu. Luận điểm khoa học mới mẻ không đơn giản là cách tổng hợp thực tiễn khách quan, càng không chấp nhận sự sao chép gian lận kết quả nghiên cứu của đồng nghiệp. Nó phải thể hiện được sự đóng góp về mặt lý thuyết hoặc thực tiễn của tác giả đối với xây dựng tri thức và biến đổi thế giới. Đã có tới 91.1% ý kiến của người được hỏi (tương ứng 41/45 người) đồng ý với tiêu chí “kết quả sơ bộ phải dẫn đến một luận điểm khoa học mới mẻ, không sao chép của đồng nghiệp” là một bằng chứng rõ ràng về sự đổi mới và thống nhất trong nhận thức và hành động của các giảng viên khi đánh giá một công trình khoa học. Tầm quan trọng của tiêu chí này được thừa nhận cho thấy sự đánh giá cao của các nhà khoa học đối với tính mới trong giải quyết vấn đề nghiên cứu, sự đề cao tính chủ động và sáng tạo của người làm nghiên cứu trong lỗ lực tự thân.
Nghiên cứu khoa học là một công việc mang tính kế thừa và phát triển, là sự xâu chuỗi các quan điểm, lý thuyết, luận cứ từ quá khứ tới hiện tại trong các hình thức đa dạng để chứng minh sự tồn tại của một sự vật, hiện tượng, quy luật hay tính đúng đắn của các giải pháp,…. Do đó, một KQNC vẫn được xem là mới khi tác giả vẫn sử dụng luận cứ cũ của tác giả khác nhưng để chứng minh cho luận điểm mới của mình. Có tới 82.2% (tương ứng với 37 người ) ý kiến được điều tra tại trường ĐHKH đồng tình với quan điểm trên. Những ý kiến đồng tình với luận điểm biểu hiện một nhận thức đúng đắn về bản chất của nghiên cứu khoa học là khám phá và lý giải cái mới trên nền tảng của yếu tố đã được chứng minh là đúng đắn và xác thực.
Phủ nhận những luận cứ đã được kiểm định tính chân xác trong việc đánh giá KQNC là bác bỏ nền tảng tồn tại của tính mới đó. Xem xét góc độ này của tính mới có tới 17.8% ý kiến không đồng tình vì có sự đồng nhất giữa nguồn gốc của tính mới với việc chứng minh tính mới. Theo họ những tư tưởng mới xuất phát từ tự thân nhà nghiên cứu không phụ thuộc vào bất kỳ tư tưởng nào trước đó. Các công trình nghiên cứu có giá trị, nhất là nghiên cứu cơ bản không nhất thiết phải thể hiện ngay những đóng góp của mình mà quan trọng trước tiên cần đề cao là tính mới trong nghiên cứu đó (có thể hữu dụng hoặc chưa hữu dụng trong thời điểm hiện tại). Nhận thức rõ điều này đưa đến sự thống nhất về quan điểm trong đánh giá chất lượng nghiên cứu khoa học, ghi nhận sự đóng góp cho xã hội ở tính mới của nghiên cứu.
Từ những phân tích trên, tính mới của KQNC cần được đánh giá thông qua các chỉ tiêu cụ thể đó là; sự kiện khoa học (sự kiện khoa học có mang tính khách quan hay không? có thể hiện ý tưởng nghiên cứu của tác giả hay không?); vấn đề nghiên cứu (đáp ứng được nhu cầu thực tiễn hay không?); luận điểm khoa học (thể hiện được sự đóng góp về mặt lý thuyết hoặc thực tiễn của tác giả đối với xây dựng tri thức và biến đổi thế giới). Ngừng đánh giá các tiêu chí còn lại khi KQNC không có tính mới.