Quan điểm của Hồ Chí Minh vềđồng thuận xã hội đối với việc tăng cường khố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng đồng thuận xã hội của hồ chí minh đối với việc tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc hiện nay (Trang 53 - 70)

6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn

1.2. Cơ sở hình thành và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh vềđồng thuận xã hội

1.2.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh vềđồng thuận xã hội đối với việc tăng cường khố

cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc

1.2.2.1. Quan điểm Hồ Chí Minh về mục tiêu đồng thuận xã hội

Đồng thuận là cơ sở, nền tảng của đoàn kết thực sự. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh, góp phần làm đổi thay cuộc sống theo chiều hướng tích cực, tiến bộ. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập và rèn luyện Đảng

thuận. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng đã đặc biệt chú trọng chữ “đồng”. Người luôn tìm kiếm, phát hiện và khơi dậy những “cái đồng”. Chữ “đồng” được Người sử dụng với nội dung hết sức phong phú, sinh độngvà biện chứng, như đồng tâm, đồng lòng, đồng mục tiêu, đồng lý tưởng, đồng lợi ích v.v... Người viết: Dân ta xin nhớ chữ đồng: đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh”; "Biết đồng sức/ Biết đồng lòng/ Việc gì khó/ Làm cũng xong" phần nào thể hiện tư tưởng về sự đồng thuận, đồng lòng trong xã hội, từ đó tạo sức mạnh để thực hiện vì mục đích chung.

Hồ Chí Minh đã nhiều lần đề cập đến tính cộng đồng dù những cách diễn đạt đó có khác nhau, nhưng đều thể hiện sâu sắc đầy đủ, trọn vẹn tình cảm cộng đồng của dân tộc. Ngay bản thân Người cũng vậy, luôn luôn gắn bó với dân tộc, đất nước con người Việt Nam. Người viết: "Do nhiều người nhóm lại mà thành làng, do nhiều làng nhóm lại mà thành nước… Người là gốc của nước" .

Đồng thuận xã hội là sự nhất trí cao trong tư tưởng, hành động tạo nên sức mạnh thực hiện mục đích, lý tưởng chung. Theo Hồ Chí Minh, sự đồng thuận xã hội chính là nền tảng của đại đoàn kết toàn dân tộc, là yếu tố căn bản ổn định xã hội và phát triển đất nước.Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, đồng thuận xã hội và đại đoàn kết toàn dân tộc vừa là nét đẹp truyền thống văn hóa Việt Nam, vừa là động lực chủ yếu, nhân tố quyết định thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.

Đồng thuận sẽ là cơ sở then chốt tạo nên đoàn kết và đoàn kết sẽ quyết định thành công cách mạng. Muốn đưa cách mạng đến thắng lợi phải có lực lượng đủ mạnh, muốn có lực lượng phải quy tụ cả dân tộc thành một khối thống nhất. Giữa đồng thuận,đoàn kết và thắng lợi có mối quan hệ chặt chẽ, mức độ và qui mô của đồng thuận sẽ quyết định mức độ và qui mô của đoàn kết, từ đó quyết định quy mô,mức độ của thành công. Chủ tịch Hồ Chí Minh

rất coi trọng vai trò của đồng thuận, đoàn kết dân tộc Người khẳng định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước". Người nói đến đại đoàn kết cũng chính là nói đến đồng thuận xã hội, dù trong bối cảnh nào, với bất cứ đối tượng nào, Người cũng tìm được điểm tương đồng để kêu gọi toàn dân đoàn kết với nhau vì mục tiêu chung. Ngay cả với những người Việt Nam lầm đường lạc lối, Người vẫn coi là “cùng dòng dõi của tổ tiên ta, đều mang dòng máu con Lạc cháu Hồng, nên phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ”[97, tr.247]. Với các tầng lớp nhân dân, Người kêu gọi đoàn kết tất cả những người thật sự yêu Tổ quốc, yêu hòa bình, không phân biệt họ thuộc đảng phái, tôn giáo, tầng lớp nào và trong quá khứ họ đã hợp tác với phe nào.[100, tr.62]. “Chúng ta phải xóa bỏ hết thành kiến, cần phải thật thà đoàn kết với nhau, giúp đỡ lẫn nhau để cùng tiến bộ, để cùng phục vụ nhân dân”.

Hồ Chí Minh cũng đã giải quyết rất triệt để sự đồng thuận khi nhận thức và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào việc tìm mẫu số chung mà mỗi giai cấp trong dân tộc Việt Nam đều có. Người từng đánh giá : “ Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lí nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào ? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì ? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại”. Người đặt vấn đề về sự cần thiết phải vận dụng quan điểm và phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác để xem xét sự khác nhau cơ bản giữa kết cấu kinh tế và kết cấu xã hội – giai cấp giữa phương Đông và phương Tây. Nếu phân hóa giai cấp đã trở nên rõ rệt và đối kháng giai cấp từ sự phân hóa ấy là sâu sắc và gay gắt (tư sản và vô sản) ở phương Tây trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa thì ở phương Đông và Việt Nam lại không hẳn là như vậy. Ở đây, nổi bật lên mâu thuẫn dân tộc và xã hội với chủ nghĩa tư

bản, chủ nghĩa thực dân từ bên ngoài xâm lược và bè lũ tay sai bán nước và đó là mâu thuẫn chủ yếu, nổi bật do tình trạng sản xuất lạc hậu ở đây chưa làm chín muồi cái tất yếu kinh tế dẫn tới sự phân hóa giai cấp như trong xã hội phương Tây. Do đó, ở phương Đông, trong đó có Việt Nam nổi bật đặc trưng, đó là giải phóng dân tộc, là giải quyết mâu thuẫn dân tộc với chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa thực dân xâm lược để giành độc lập, xóa bỏ tình trạng thuộc địa và phụ thuộc dưới ách đô hộ, thống trị của thực dân. Đó là lý do giải thích vì sao, Người chủ trương đoàn kết tất cả các giai cấp trong dân tộc để tạo ra sức mạnh giải phóng. Trong khi tin tưởng chắc chắn rằng, lý luận của chủ nghĩa Mác là đúng đắn không chỉ ở phương Tây mà còn ở phương Đông, Người còn có dự báo đầy mẫn cảm rằng, chủ nghĩa cộng sản thích ứng dễ hơn chính trong thực tiễn phương Đông, châu Á và Việt Nam. Một trong những cơ sở luận chứng cho giả thuyết đó là sức mạnh đoàn kết dân tộc, truyền thống cộng đồng đã tỏ ra rất gần gũi với bản chất của chủ nghĩa cộng sản.

Trong quá trình đấu tranh bảo vệ đất nước, các dân tộc cùng sát cánh bên nhau để giữ gìn non sông. Lịch sử Việt Nam chưa hề có chiến tranh giữa các tộc người như đã từng xảy ra ở một số nước. Hồ Chí Minh đã từng viết: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau... Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt. Chúng ta quyết góp chung lực lượng lại để giữ vững quyền tự do, độc lập của chúng ta”.

Trên cơ sở những điểm tương đồng, mọi giai tầng có thể gắn kết với nhau thành một khối thống nhất. Đó chính là khối đại đoàn kết dân tộc. Trong khối đại đoàn kết đó, mỗi cá nhân, mỗi giai tầng sẽ đóng góp trí tuệ, của cải để thực hiện mục tiêu phát triển đất nước. Đây là một sự nghiệp cực kỳ khó

khăn. Đúng như Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Trong việc phá hoại chống kẻ thù đòi độc lập thì dễ dàng kéo cả toàn dân. Trong việc kiến thiết thì khó kéo hơn vì nó đụng chạm đến quyền lợi riêng của một đôi giai tầng trong nước". Vì thế, chỉ trên cơ sở đồng thuận xã hội mới có thể xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc một cách bền vững.

Đồng thuận xã hội vì mục tiêu giành độc lập cho dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Đồng thuận xã hội để phát triển đất nước, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

1.2.2.2. Quan điểm Hồ Chí Minh về biện pháp tạo đồng thuận xã hội

Dù cách mạng Việt Nam trải qua những thời kỳ lịch sử khác nhau, song chiến lược đồng thuận xã hội để tạo nên khối đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh luôn được xây dựng, hoàn thiện và tuân theo những nguyên tắc nhất quán sau.

Với nguyên tắc: Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết, Người chủ trương: đoàn kết rộng rãi, đoàn kết chặt chẽ, đoàn kết lâu dài với tất cả những ai có thể đoàn kết được vì mục tiêu chung. Nhờ vậy, đã tập hợp được sức mạnh to lớn của sự đồng thuận xã hội, đã quy tụ được mọi thành phần xã hội thuộc các giai cấp, tầng lớp, các dân tộc, tôn giáo, kể cả những người bóc lột và bị bóc lột, những người trước đây từng là kẻ thù của nhân dân nhưng nay đã thực sự ăn năn, hối cải... dưới ngọn cờ cách mạng, nhằm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tạo nên sức mạnh tổng hợp để cùng nhau tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng giải phóng dân tộc. Người chủ trương: Mặt trận sẵn sàng đoàn kết tất cả những người yêu nước không phân biệt xu hướng chính trị, tín ngưỡng, tôn giáo; không phân biệt họ thuộc đảng phái nào... và quá khứ của họ đã hợp tác với phe nào; Bất kỳ ai mà

đó trước đây chống chúng ta, bây giờ chúng ta cũng thật thà đoàn kết với họ. Tư tưởng ấy xuất phát từ tinh thần biện chứng và nhân văn sâu sắc trong nhân cách văn hóa Hồ Chí Minh. Nhờ đó, đã tạo ra sự đồng thuận xã hội rộng lớn, có đủ sức mạnh trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Đầu năm 1951, tại hội nghị đại biểu Mặt trận Liên – Việt toàn quốc, Người chỉ rõ: “Tôi rất sung sướng được lãnh cái trách nhiệm kết thúc lễ khai mạc của Đại hội thống nhất Việt Minh – Liên Việt. Lòng sung sướng ấy là của chung toàn dân, của cả Đại hội, nhưng riêng cho tôi là một sự sung sướng không thể tả, một người đã cùng các vị tranh đấu trong bấy nhiêu năm cho khối đại đoàn kết toàn dân. Hôm nay, trông thấy rừng cây đại đoàn kết ấy đã nở hoa kết quả và gốc rễ của nó đang ăn sâu lan rộng khắp toàn dân, và nó có một cái tương lai “trường xuân bất lão”. Vì vậy cho nên lòng tôi sung sướng vô cùng”. Người đã nói lên không chỉ niềm vui vô hạn trước sự lớn mạnh của Mặt trận dân tộc thống nhất, mà còn là sự cần thiết phải mở rộng và củng cố Mặt trận cũng như niềm tin vào sự phát triển bền vững của khối đại đoàn kết dân tộc lâu dài về sau. Điều này được thể hiện trong toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam.

Đồng thuận xã hội trong tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc phải được xây dựng trên cơ sở bảo đảm những lợi ích tối cao của dân tộc, lợi ích của nhân dân lao động và quyền thiêng liêng của con người: Trong mỗi quốc gia dân tộc bao giờ cũng tồn tại những tầng lớp, giai cấp khác nhau. Mỗi giai cấp, mỗi tầng lớp lại có lợi ích khác nhau nhưng tất cả các lợi ích khác nhau đó đều có một điểm chung là lợi ích dân tộc. Quyền lợi của các tầng lớp, giai cấp có thực hiện được hay không còn phụ thuộc vào dân tộc đó có được độc lập tự do, có đoàn kết hay không và việc nhận thức, giải quyết đúng đắn các quan hệ lợi ích đó như thế nào.

Đồng thuận xã hội trong tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh là tìm kiếm, trân trọng và phát huy những yếu tố tương đồng, thu hẹp đến mức thấp nhất những yếu tố khác biệt, mâu thuẫn và Người bao giờ cũng tìm ra những yếu tố của đoàn kết dân tộc thay cho sự đào sâu tách biệt, thực hiện sự quy tụ thay cho việc loại trừ những yếu tố khác nhau về lợi ích. Theo Hồ Chí Minh, lợi ích tối cao của dân tộc là độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, là bình đẳng, dân chủ, tự do. Lợi ích tối cao này là ngọn cờ đoàn kết, là sức mạnh dân tộc và là nguyên tắc bất di bất dịch của cách mạng Việt Nam. Đó cũng là sự bất biến trong tư tưởng Hồ Chí Minh để Người tìm ra những phương pháp để thực hiện nguyên tắc đó trong chiến lược đại đoàn kết dân tộc của mình.

Biện pháp tạo đồng thuận xã hội trong tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh còn là tin vào dân, dựa vào dân, phấn đấu vì quyền lợi của dân. Đây là nguyên tắc xuất phát từ tư tưởng lấy dân làm gốc của ông cha ta được Người kế thừa và nâng lên một bước trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử. Tin vào dân, dựa vào dân và lấy dân làm gốc có nghĩa là phải tin tưởng vững chắc vào sức mạnh to lớn và năng lực sáng tạo của nhân dân, phải đánh giá đúng vai trò của lực lượng nhân dân. Người viết: “Có lực lượng dân chúng việc to tát mấy, khó khăn mấy cũng làm được. Không có thì việc gì làm cũng không xong. Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn nghĩ mãi không ra”. Đồng thuận chính là nhiệm vụ của quần chúng, do quần chúng, vì quần chúng. Đảng có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, đoàn kết quần chúng tạo thành sức mạnh vô địch trong cuộc đấu tranh vì độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, hạnh phúc cho con người.

Đồng thuận xã hội trong tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh chính là đồng thuận một cách tự giác, có tổ chức, có lãnh đạo; tạo nên khối đại đoàn kết rộng rãi, lâu dài, bền vững.Theo Hồ Chí Minh, có đồng thuận xã hội mới xây dựng được đoàn kết, có đoàn kết mới tạo nên sức mạnh của cách mạng. Muốn đồng thuận thì trước hết phải có Đảng cách mạng để trong thì vận động, tổ chức dân chúng, ngoài thì liên minh với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản ở mọi nơi. Như vậy, để đồng thuận, đoàn kết và lãnh đạo cách mạng, điều kiện tiên quyết là phải có một Đảng cách mạng với tính cách là Bộ tham mưu, là hạt nhân để tập hợp quần chúng trong nước và tổ chức, giữ mối liên hệ với bè bạn ở ngoài nước. Đảng cách mạng muốn thống nhất về chính trị và tư tưởng, đảm bảo được vai trò đó, thì phải giữ vững bản chất của giai cấp công nhân, phải được vũ trang bằng chủ nghĩa chân chính, khoa học và cách mạng nhất là chủ nghĩa Mác – Lênin: “Để làm trọn trách nhiệm người lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam phải dựa vào giai cấp công nhân, lấy liên minh công nông làm nền tảng vững chắc để đoàn kết các tầng lớp khác trong nhân dân. Có như thế mới phát triển và củng cố được lực lượng cách mạng và đưa cách mạng đến thắng lợi cuối cùng”. Đồng thuận xã hội một cách tự giác là một tập hợp bền vững của các lực lượng xã hội có định hướng, tổ chức và có lãnh đạo. Đây là sự khác biệt mang tính nguyên tắc của tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến lược đồng thuận xã hội trong tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh. Đi vào quần chúng, thức tỉnh quần chúng, đoàn kết quần chúng vào cuộc đấu tranh tự giải phóng mình là mục tiêu nhất quán của Hồ Chí Minh.

Đồng thuận xã hội trên biện pháp tự phê bình, phê bình vì sự thống nhất bền vững. Giữa các bộ phận của khối đại đoàn kết dân tộc, bên cạnh những điểm tương đồng còn có những điểm khác nhau cần phải giải quyết theo con đường đối thoại, bàn bạc để đi đến sự nhất trí; bên cạnh những nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng đồng thuận xã hội của hồ chí minh đối với việc tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc hiện nay (Trang 53 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)