Giá trị thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng đồng thuận xã hội của hồ chí minh đối với việc tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc hiện nay (Trang 76 - 81)

6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn

1.3. Giá trị lý luận và thực tiễn của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh vềđồng thuận xã hội đố

1.3.2. Giá trị thực tiễn

Đánh giá về vai trò của Hồ Chí Minh đối với lịch sử nhân loại trong thế kỷ XX, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người, tổ chức UNESCO đã khái quát: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”. Sự đóng góp của Người đối với nhân loại và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau.

Ngay từ những thập niên đầu của thế kỷ XX, hoạt động thực tiễn đã giúp Hồ Chí Minh hiểu rõ hơn các khái niệm thế nào là thuộc địa, đế quốc, giai cấp vô sản… Người cũng trực tiếp tham gia vào cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của các dân tộc trên thế giới, tìm hiểu cách mạng Mỹ (1776), cách mạng Pháp (1789), Cách mạng Tháng Mười Nga (1917). Vì vậy, sau khi tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, Người đã phân tích, so sánh toàn diện các con đường cứu nước và khẳng định nhất quán muốn giải phóng dân tộc không còn con đường nào khác là đi theo con đường của Cách mạng Tháng Mười - cách mạng vô sản. Theo Người, các nước như Mỹ, Pháp tuy làm cách mạng nhưng không “đến nơi”, nghĩa là nhân dân vẫn phải chịu khổ, vẫn phải toan tính làm cách mạng lần nữa mới mong thoát khỏi sự áp bức. Còn cách mạng Tháng Mười Nga là cách mạng “đến nơi”, vì thắng lợi của nó đưa lại kết quả “nhân

dân lao động đã làm chủ nước nhà, những dân tộc nhỏ yếu giành được độc lập, ruộng đất trở về tay người cày”.

Thực tế cho thấy, Hồ Chí Minh luôn chủ động kết hợp hài hoà mục tiêu giải phóng dân tộc với mục tiêu cách mạng thế giới phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể trong từng giai đoạn. Đây là cống hiến quan trọng của Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới trong việc khắc phục khủng hoảng về đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc, xác định hướng đi đúng đắn cho các dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do và tiến bộ xã hội. Tiến trình cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới trong thế kỷ XX đã chứng minh cho cống hiến trên của Người, thừa nhận Hồ Chí Minh là người chỉ đường thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc thế giới.

Người nói: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”. Do đó cách mạng muốn thành công, đạt được nhiều thành tựu lớn lao thì phải xây dựng nền tảng từ nhân dân: “Gốc có vững, cây mới bền, Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”. Hồ Chí Minh đã kết luận: “kinh nghiệm trong nước và các nước cho chúng ta biết: có lực lượng dân chúng việc to tát mấy, khó khăn mấy cũng làm được. Không có, thì việc gì làm cũng không xong”. Do đó, cần phải nhận thức rõ công tác vận động, giác ngộ quần chúng là công tác quan trọng quyết định thành bại của cách mạng. Với nhận định ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa vị trí của sức mạnh đồng thuận, đoàn kết nhân dân lên hàng tối thượng, khẳng định sức mạnh vô địch của quần chúng nhân dân trong lịch sử cách mạng Việt Nam.

Ngày nay, tình hình thế giới và trong nước có nhiều chuyển biến mau lẹ và khó lường. Xu thế toàn cầu hoá, hội nhập đang lôi cuốn nhiều quốc gia tham gia liên kết, hợp tác, đấu tranh trong các quan hệ đa phương, song phương. Đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các quốc gia dân tộc, nhất là những nước có nền kinh tế kém hoặc đang phát triển. Làm thế nào để

tranh thủ được thời cơ, vượt qua mọi thách thức đang trở thành câu hỏi lớn cho nhiều quốc gia trên con đường phát triển. Tình hình trên đặt ra cho Đảng và nhân dân ta những vấn đề lớn nhằm đưa đất nước đi lên trong xu thế chung của thế giới. Do vậy, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đồng thuận xã hội một cách sáng tạo và phù hợp trong giai đoạn hiện nay trở thành một nội dung rất quan trọng và cần thiết.

Mặc dù Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa, nhưng những tư tưởng của Người về xây dựng đồng thuận xã hội còn nguyên giá trị. Giá trị trường tồn của những luận điểm đó không chỉ soi sáng mà còn là sự tiếp sức để quyết tâm của Đảng và Nhà Việt Nam vững tin trong tiến trình xây dựng Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa - một bộ máy quản lý gọn nhẹ, năng động, “một Chính phủ chú trọng thực tế và sẽ ra sức làm việc” đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân, nhằm thực hiện mục tiêu, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Có thể nói, cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh gắn liền với những biến cố thăng trầm của cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới. Với hành trang là truyền thống dân tộc, với cuộc đời hoạt động cách mạng đầy vẻ vang và anh dũng của Người, trên cơ sở thấm nhuần đường lối của chủ nghĩa Mác - Lênin, Người đã đúc kết nhiều nguyên lý, quan điểm không chỉ soi sáng con đường cách mạng Việt Nam mà còn có giá trị phổ quát tới toàn nhân loại trong cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc bị áp bức, cho hoà bình, dân chủ và tiến bộ xã hội. Vì vậy, tư tưởng đồng thuận xã hội đã thành chiến lược cách mạng và hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh, là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta cũng như nhân dân tiến bộ trong thế giới ngày nay.

Những quan điểm cơ bản của chiến lược đồng thuận xã hội mà Hồ Chí Minh nêu ra đến nay vẫn còn nguyên giá trị, là những bài học quý cần nhận

thức và vận dụng sáng tạo cho phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới trong giai đoạn hiện nay.

Tiểu kết Chƣơng 1

Đồng thuận xã hội là một khái niệm được sử dụng chính thức lần đầu tiên trong văn kiện của Đảng tại Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (khoá IX). Khi đề ra chủ trương phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức đặt vấn đề xây dựng sự đồng thuận xã hội. Có thể quan niệm, đồng thuận xã hội là sự đồng tình nhất trí của xã hội về một vấn đề nào đó trên cơ sở những điểm tương đồng trong lúc vẫn thừa nhận những điểm khác biệt với điều kiện những điểm khác biệt đó

không làm tổn hại đến mục tiêu chung, hành động chung. Lịch sử cũng như

hiện tại đã minh chứng cho vai trò quan trọng của đồng thuận xã hội đối với sự phát triển của quốc gia dân tộc.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đồng thuận xã hội đối với việc tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc là một hệ thống quan điểm có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, được hình thành và phát triển từ cội nguồn lịch sử văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam trên cơ sở thấm nhuần chủ nghĩa Mác – Lênin cùng nhân tố chủ quan Hồ Chí Minh với thực tiễn hoạt động cách mạng sôi nổi của Người.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đồng thuận xã hội đối với việc tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc còn có ý nghĩa thời sự, là sự chỉ dẫn quan trọng trong nhận thức và giải quyết những vấn đề đặt ra trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng đồng thuận xã hội của hồ chí minh đối với việc tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc hiện nay (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)