Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng đồng thuận xã hội của hồ chí minh đối với việc tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc hiện nay (Trang 81 - 89)

Chƣơng 2 TĂNG CƢỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC THEO

2.1. Thực trạng việc xây dựng đồng thuận xã hội trong tăng cƣờng khối đại đoàn

2.1.1. Những kết quả đạt được

Xuyên suốt công cuộc xây dựng đồng thuận xã hội trong tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc đã đạt được nhiều thành tựu hết sức ý nghĩa. Đó là xây dựng được sự đồng thuận trong nhận thức và hành động của các tổ chức trong hệ thống chính trị về con đường, mục tiêu đổi mới. Đó là xây dựng được sự đồng thuận trong những góp ý, đóng góp của nhân dân với chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống chính trị - xã hội. Đó là xây dựng được sự đồng thuận trong cách thức tổ chức và hoạt động, nội dung hoạt động của Đảng và Nhà nước trước nhân dân.

Trong suốt quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng đã có sự nhận thức đúng đắn về vai trò của đồng thuận xã hội và luôn chủ trương xây dựng sự đồng thuận dựa trên những cơ sở, điều kiện nhất định. Về cơ sở lý luận, đồng thuận xã hội là nhằm giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng, khác biệt của các nhóm lợi ích khác nhau trong xã hội. Cách thức giải quyết hiện nay không phải bằng con đường bạo lực mà bằng đàm phán, đối thoại, hiệp thương, tuyên truyền, vận động, tức là sự thuyết phục lẫn nhau để tìm ra mẫu số chung, thống nhất trong hành động chung, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.Thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh, trong quá trình đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam

luôn tập hợp lực lượng phù hợp với thực tế phát triển của đất nước và thời đại nhằm phục vụ cho mục tiêu chung. Nghị quyết số 07 năm 1993 của Bộ Chính trị về tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc đã đưa ra mục tiêu chung là: Giữ vững độc lập, thống nhất, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, phấn đấu sớm thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, tiến lên dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Đại hội VIII và Đại hội IX, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục kế thừa, phát triển tư tưởng về đồng thuận xã hội. Nghị quyết Đại hội IX bổ sung vào mục tiêu chung nội dung: “dân chủ”, coi dân chủ là một mục tiêu quan trọng mà chúng ta phải phấn đấu trong quá trình xây dựng đất nước. Đặc biệt để đưa tư tưởng đó vào cuộc sống, Hội nghị Trung ương 7 (khóa IX) ra Nghị quyết về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nghị quyết này chính thức đặt vấn đề xây dựng sự đồng thuận xã hội. Đại hội XI khẳng định: “Lấy mục tiêu giữ vững độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các dân tộc, các tôn giáo, các tầng lớp nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài; xóa bỏ mọi mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần giai cấp. Tôn trọng những ý kiến khác nhau không trái với lợi ích của dân tộc”. Nghị quyết chỉ rõ: “Cần đề cao truyền thống nhân nghĩa, khoan dung, một yếu tố quan trọng để đạt được sự đồng thuận xã hội”.

Trên phương diện chính trị Đảng đã khẳng định cơ sở để xây dựng sự đồng thuận xã hội ở Việt Nam là mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Đây là mục tiêu cơ bản mà toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phấn đấu thực hiện trong suốt quá trình đổi mới đất nước. Đó cũng chính là mục tiêu của xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc

trên tinh thần “không có gì quý hơn độc lập, tự do” luôn luôn là mục tiêu và nguồn sức mạnh của dân tộc ta. Hiện nay, để hiện thực hóa mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, Đảng và Nhà Việt Nam chủ trương xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân nhân. Đây vừa là yêu cầu, đồng thời cũng là điều kiện để xây dựng sự đồng thuận xã hội ở Việt Nam.

Trên phương diện kinh tế, bước vào thời kỳ đổi mới, Việt Nam chủtrương xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh hội nhập khu vực và quốc tế. Thực hiện đường lối kinh tế mới của Đảng với nhiều chủ trương chính sách cụ thể đã tạo điều kiện phát huy mọi năng lực sản xuất, tài năng kinh doanh, nguyện vọng làm giàu của mọi tầng lớp nhân dân. Trong nền kinh tế đó, mỗi cá nhân, doanh nghiệp đều tìm thấy cơ hội và lợi ích cho mình. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta coi trọng sự phát triển hài hòa các lợi ích (cá nhân, tập thể, cộng đồng, xã hội) vì sự phát triển chung của đất nước. Đưa ra chủ trương đó chính là biểu hiện sự tôn trọng quyền dân chủ về kinh tế của các tầng lớp nhân dân, là sự tôn trọng lợi ích của nhân dân cũng như lợi ích của dân tộc. “Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, v.v.. Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế”. Chủ trương này khơi dậy nguồn lực trong nhân dân, góp phần tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống, tạo sự ổn định chính trị - xã hội để phát triển đất nước. Chủ trương đó cũng thể hiện việc coi trọng lợi ích kinh tế.

Trên phương diện tinh thần, tư tưởng thì những tiền đề về tinh thần,tư tưởng góp phần xây dựng sự đồng thuận xã hội, đó là các giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết và chủ nghĩa nhân văn - những giá trị trường tồn của dân tộc vẫn sẽ mãi là điểm tương đồng cơ bản để gắn kết các cá nhân trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Vì vậy xây dựng đồng thuận xã hội cũng chính là phát huy truyền thống đó trong điều kiện lịch sử mới. Đó là lòng yêu quê hương, tư tưởng gắn bó cộng đồng, lòng nhân ái, trọng đạo đức, trọng học thức và yêu cái đẹp, khát vọng dân chủ, tư tưởng lấy dân làm gốc, tư tưởng bình đẳng và công bằng xã hội... của người Việt Nam. Chính những giá trị tư tưởng này khi được đề cao, được phát huy sẽ góp phần xây dựng, củng cố sự đồng thuận xã hội của đất nước trong thời kỳ đổi mới.

Trên phương diện văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh thì đó là sựhướng thiện, tôn trọng những giá trị văn hóa, đạo đức mang tinh nhân bản; là sự giữ gìn và phát huy truyền thống tổ tiên; tôn vinh và nhớ ơn những người có công với Tổ quốc, với dân tộc và cộng đồng; là sự tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo và không tín ngưỡng tôn giáo.

Về chính trị, thực hiện nhất quán quan điểm xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Mục tiêu đó cũng chính là mục tiêu của xã hội xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện, Đảng chủ trương xoá bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần giai cấp, tôn trọng những ý kiến khác nhau không trái với lợi ích của dân tộc, đề cao truyền thống nhân nghĩa, khoan dung. Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thấy lợi ích chính đáng của quần chúng nhân dân đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, do vậy cần phải có chính sách phù hợp với từng đối tượng. Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986) đã lựa chọn phương án cải cách mang tính cách mạng, đặc biệt nhìn từ phương diện

tư duy, đánh dấu sự đổi mới toàn diện và đồng bộ cả về nhận thức, quan điểm về tổ chức và chỉ đạo thực hiện. Trên tinh thần đổi mới tư duy, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “... Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, tất cả đều do dân và vì dân, có thật sự do dân mới thật sự vì dân một cách đầy đủ, nguyên lý cơ bản đó được thực hiện từng bước vững chắc là điều kiện quyết định cho mọi thắng lợi của cách mạng”. Với chủ trương xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng do Đảng Cộng sản lãnh đạo, Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh: “Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân, nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hoà các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội”.

Con người có nhiều lợi ích: Kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá - xã hội, nhưng trong đó lợi ích kinh tế giữ vai trò quyết định, chi phối các lợi ích khác. Bởi vì lợi ích kinh tế gắn liền với nhu cầu vật chất, nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất là nhu cầu đầu tiên, cơ bản nhất cho sự tồn tại, phát triển của con người và xã hội. Khi lợi ích kinh tế được thực hiện thì cũng tạo cơ sở, tiền đề để thực hiện các lợi ích khác. Chính vì vậy, lợi ích kinh tế giữ vai trò quan trọng nhất, quyết định nhất, là cơ sở, là nền tảng cho sự phát triển của mỗi con người nói riêng, cũng như xã hội nói chung. Lợi ích kinh tế là động lực của các hoạt động kinh tế của sự phát triển xã hội. Nhưng coi trọng lợi ích kinh tế không có nghĩa là hạ thấp vai trò của lợi ích chính trị, tư tưởng, văn hoá - xã hội, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. Quá trình đổi mới, Đảng đã chú trọng vấn đề này. Những chủ trương đó được thể hiện qua các Nghị quyết Đại hội: “Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, trước hết phải thể hiện ở các chính sách cụ thể, thiết thực, đáp ứng lợi ích hợp pháp

của các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc, các tôn giáo, tạo ra động lực mới thúc đẩy phong trào cách mạng”; “Chăm lo và bảo vệ lợi ích của các tầng lớp nhân dân”; “Mỗi người, mỗi hộ đều phấn đấu làm giàu cho mình, cho cộng đồng và đất nước, thu nhập chính đáng, nâng cao đời sống”.

Trong hệ thống lợi ích kinh tế của cá nhân, tập thể, xã hội, Đảng chủ trương phát triển hài hoà vì sự phồn thịnh chung của đất nước. Trong hệ thống lợi ích nói trên, lợi ích cá nhân là lợi ích thiết thực nhất. Ở đâu và khi nào lợi ích cá nhân được bảo đảm thì ở đó sẽ tạo ra được động lực mạnh mẽ nhất, kích thích người lao động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Nếu lợi ích kinh tế của cá nhân được đảm bảo thì cũng tạo điều kiện để thực hiện và nâng cao lợi ích văn hoá, tinh thần. Lợi ích kinh tế cá nhân cũng là cơ sở thực hiện lợi ích kinh tế tập thể và lợi ích xã hội. Khi lợi ích của mình được tôn trọng, người dân sẽ hăng say, tích cực sản xuất để thực hiện nghĩa vụ của mình với Nhà nước, tập thể thì lợi ích kinh tế của Nhà nước, tập thể cũng mới thực hiện được. Dân có giàu thì nước mới mạnh. Tuy nhiên, không thể tuyệt đối hoá vai trò của lợi ích cá nhân mà phải phát triển hài hoà với lợi ích tập thể, xã hội. Chú trọng lợi ích kinh tế, lợi ích cá nhân chính là một sự đổi mới trong nhận thức của Đảng. Nhân dân khó có thể đồng tình hiệp lực cùng Đảng, Nhà nước để đưa đất nước tiến lên nếu như đời sống của họ không được bảo đảm, không ngừng được nâng cao.

Về tinh thần, tư tưởng, lấy chủ nghĩa yêu nước làm cơ sở tinh thần, của xã hội. Mỗi người Việt Nam nếu có lòng yêu nước, mong muốn xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh thì chúng ta sẵn sàng đón nhận, dù quá khứ của họ đã từng có những lỗi lầm. Nếu như trước đây, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương đưa chủ nghĩa Mác - Lênin trở thành tư tưởng thống trị trong đời sống tinh thần xã hội, thì hiện nay, quan điểm chỉ đạo đối với công

tác tư tưởng của Đảng được nêu trong Nghị quyết Trung ương 5 khoá X là: làm cho hệ tư tưởng của Đảng, của giai cấp công nhân, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, những giá trị tốt đẹp trong truyền thống văn hoá dân tộc, những tinh hoa văn hoá thế giới chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội.

Về văn hoá, chủ trương xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hoá của nhân loại, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của các dân tộc. Những phong tục, tập quán tốt đẹp của các dân tộc thiểu số cần được bảo vệ, giữ gìn. Phát hành sách báo, đài phát thanh bằng tiếng dân tộc. Mở lớp dạy chữ viết, tiếng nói dân tộc cho cán bộ công tác ở vùng dân tộc thiểu số.

Về tín ngưỡng tôn giáo, Đảng nêu quan điểm tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đoàn kết dân tộc, tôn giáo không đối lập với chủ nghĩa xã hội. Với cách nhìn nhận như vậy, đồng bào tôn giáo rất phấn khởi, tin tưởng, ra sức thực hiện “Đạo pháp, dân tộc và Chủ nghĩa xã hội”, “Sống tốt đời đẹp đạo”, “Kính chúa yêu nước”. Với quan điểm đó, Đảng chủ trương thực hiện nhất quán tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật. Trên cơ sở chủ trương của Đảng, ngày 29/6/2004 Chính phủ ban hành Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo. Điều 1 Pháp lệnh quy định “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo theo hoặc không theo một tôn giáo nào”[114, tr.7]. Điều 5 quy định “Nhà nước bảo đảm quyền hoạt động tôn giáo theo đúng quy định của Pháp luật; tôn trọng giá trị văn hoá, đạo đức tôn giáo; giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng... đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân” [114, tr.10]. Toàn bộ 6 chương với

41 điều của bản Pháp lệnh thể hiện rất rõ quan điểm của Đảng, Nhà Việt Nam tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Về vấn đề dân tộcvà đoàn kết dân tộc,đây là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của chúng ta. Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: “Lấy đại nghĩa dân tộc làm điểm tương đồng, đồng thời chấp nhận những điểm khác nhau mà không trái với lợi ích chung, cùng nhau xoá bỏ mặc cảm, hận thù, hướng về tương lai. Tư tưởng đại đoàn kết phải thể hiện trong mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước. Hoàn thiện các chính sách bảo đảm lợi ích và phát huy vai trò của công nhân, nông dân, trí thức. Bồi dưỡng, phát huy lực lượng thanh niên, phụ nữ. Bổ sung và thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc, các tôn giáo, các nhà công thương, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài”; Và nhấn mạnh rằng, đồng thuận, đoàn kết phải xây dựng trên cơ sở đảm bảo những lợi ích tối cao của dân tộc và những quyền lợi cơ bản của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng đồng thuận xã hội của hồ chí minh đối với việc tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc hiện nay (Trang 81 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)