Giá trị lý luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng đồng thuận xã hội của hồ chí minh đối với việc tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc hiện nay (Trang 70 - 76)

6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn

1.3. Giá trị lý luận và thực tiễn của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh vềđồng thuận xã hội đố

1.3.1. Giá trị lý luận

Chiến lược đồng thuận xã hội trong tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc là một bộ phận quan trọng không thể tách rời của tư tưởng Hồ Chí Minh. Soi vào thực tiễn cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới trong thế kỷ XX, chúng ta có thể rút ra được ý nghĩa phương pháp luận rất quan trọng là “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, nghĩa là vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng để xem xét các mối quan hệ xã hội, phân biệt rõ bạn - thù, tranh thủ mọi lực

lượng có thể đoàn kết, thu hẹp tối thiểu trận tuyến kẻ thù. Thực tế cho thấy, những quan điểm về thuận xã hội trong tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc mà Hồ Chí Minh nêu ra từ thế kỷ trước đến nay vẫn còn tính thời sự sâu sắc.

Sinh ra và lớn lên trong thời buổi đất nước bị giặc ngoại xâm đô hộ, Hồ Chí Minh đã sớm cảm nhận được ngay trên đất nước mình chính sách “chia để trị” mà chủ nghĩa thực dân đang thực thi nhằm duy trì sự thống trị tàn bạo của chúng. Nhận thức này ngày càng được củng cố khi Người quyết định ra nước ngoài khảo sát thực tế, tìm bạn đồng minh cho cách mạng Việt Nam. Thực ra, trước và cùng thời với Người, đã có nhiều nhà yêu nước Việt Nam đã ra nước ngoài cầu viện hoặc chỉ để tập hợp, tổ chức lực lượng cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, tiêu biểu có Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh. Song các bậc tiền bối này do hạn chế của cá nhân, của lịch sử và ý thức hệ nên chưa nhận thức được sức mạnh nội sinh của dân tộc cũng như nhân tố quốc tế trong cuộc đấu tranh cho độc lập, tự do. Do chưa phân định được rõ ranh giới bạn - thù nên họ tìm đối tượng đồng minh không đáng tin cậy. Họ không hiểu được rằng, không bao bao giờ kẻ thống trị tự nguyện rút ra khỏi vũ đài chính trị để nhường quyền cho người đang bị chúng áp bức. Do đó, cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, các phong trào yêu nước ở Việt Nam đều bị thất bại, ở trong tình trạng khủng hoảng như không có đường ra.

Từ cảm nhận được sự thống khổ của người dân nước mình, Hồ Chí Minh vượt qua những hạn chế về mặt lịch sử, quyết tâm tìm hướng đi riêng để mở lối ra cho dân tộc. Người đã xác định rõ hơn con đường giải phóng dân tộc mình cũng như các dân tộc thuộc địa khác, hình thành nên chiến lược đồng thuận xã hội trong tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc tạo sức mạnh cho cách mạng. Người đã xác định được vị trí của các dân tộc bị áp bức nói chung trong cuộc đấu tranh vĩ đại của lịch sử nhân loại - điều mà các bậc tiền bối trước đó chưa ai nhận thức được. Quan điểm này đã soi đường chỉ lối cho dân tộc Việt

Nam và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới trong cuộc đấu tranh tự giải phóng. Người cũng chính là biểu tượng cho tinh thần đoàn kết, đồng thuận dân tộc và có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cao cả đó. Đây được coi là giá trị lý luận rất cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh vềđồng thuận xã hội trong tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

Đóng góp to lớn của Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới còn thể hiện ở sự vận dụng và phát triển sáng tạo các nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin về đoàn kết, đồng thuận để giải quyết vấn đề giải phóng dân tộc cho nhân dân Việt Nam, góp phần đấu tranh cho hoà bình, tiến bộ của nhân loại. Thời đại mà Hồ Chí Minh sinh ra và hoạt động là thời đại cách mạng vô sản, chủ nghĩa cộng sản từ lý thuyết trở thành hiện thực sinh động. Trong bối cảnh đó, giữa hàng ngàn các học thuyết, tư tưởng khác, chủ nghĩa Mác- Lênin được xem là học thuyết chân chính nhất, chắc chắn nhất, khoa học nhất của thời đại. Thực tế cho thấy, sức hấp dẫn của học thuyết này đã chinh phục hàng triệu triệu con tim, khối óc của nhân loại. Hồ Chí Minh đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, vì học thuyết này đã chỉ ra sự cần thiết và con đường tập hợp, đoàn kết các lực lượng cách mạng toàn thế giới trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Từ đây, Người có đầy đủ cơ sở khoa học để đánh giá chính xác những yếu tố tích cực, những hạn chế của di sản dân tộc, văn hoá nhân loại, tư tưởng tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước tiền bối và các nhà cách mạng lớn trên thế giới. Song chủ nghĩa Mác - Lênin không phải là giáo điều, Người đã vận dụng sáng tạo, thích hợp trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, phù hợp với xu thế phát triển khách quan của thời đại.

Tư tưởng đồng thuận xã hội trong tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh trở thành ngọn cờ quy tụ tất cả mọi con dân nước Việt từ miền ngược tới miền xuôi, từ nông thôn tới thành thị, từ rừng núi tới hải đảo

vào Mặt trận dân tộc thống nhất, tạo nên sức mạnh vô địch đưa tới thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1940, trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, trong xây dựng miền Bắc.Tại sao Đế quốc Pháp có ưu thế về vật chất, về phương tiện chiến tranh hiện đại lại phải thua một Việt Nam nghèo nàn, lạc hậu trong cuộc chiến xâm lược? Đó là vì đồng bào Việt Nam đã đồng thuận,đoàn kết như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:“Toàn dân Việt Nam chỉ có một lòng: Quyết không làm nô lệ. Chỉ có một chí: Quyết không chịu mất nước. Chỉ có một mục đích: Quyết kháng chiến để tranh thủ thống nhất và độc lập cho Tổ quốc. Sự đồng tâm của đồng bào ta đúc thành một bức tường đồng vững chắc xung quanh Tổ quốc. Dù địch hung tàn, xảo quyệt đến mức nào, đụng đầu nhằm bức tường đó, chúng cũng phải thất bại”.

Chính sức mạnh của đồng thuận đã giúp tập hợp lực lượng toàn dân đoàn kết làm nên thắng lợi của Cách Mạng Tháng Tám. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh phân tích:“ Vì sao có cuộc thắng lợi đó? Một phần là vì tình hình quốc tế thuận lợi cho ta. Nhất là vì lực lượng của toàn dân đoàn kết. Tất cả các dân tộc, các giai cấp, các địa phương, các tôn giáo đều nổi dậy theo là cờ Việt Nam để tranh lại quyền độc lập cho Tổ quốc. Lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn hết. Không ai thắng được lực lượng đó”.

Điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh so với những người sáng lập chủ nghĩa Mác là Người không chỉ nêu ra sự cần thiết liên minh giữa giai cấp vô sản chính quốc với các dân tộc thuộc địa mà còn thấy được sức mạnh tiềm tàng của cách mạng thuộc địa. Nếu như thời kỳ trước, Mác, Ăngghen, Lênin vẫn khẳng định thành công của cách mạng vô sản trước hết vẫn là các nước tư bản phương Tây, thì Hồ Chí Minh lại nhận thấy khả năng ấy nằm nhiều hơn trong tay các nước phương Đông - nơi có nhiều thuộc địa. Người lý giải rằng thuộc địa là một khâu yếu của chủ nghĩa tư bản. Muốn đánh bại con đỉa

thực dân, đế quốc thì phải chặt đứt được mắt xích này. Do vậy, Người không xem cách mạng thuộc địa phụ thuộc vào cách mạng chính quốc mà đặt chúng ngang nhau. Thậm chí, Người còn tiên đoán cách mạng thuộc địa có thể thắng lợi trước và trợ giúp cho thành công của cách mạng vô sản chính quốc. Đây được xem là đóng góp lớn của Hồ Chí Minh đối với cách mạng thế giới nói chung, góp phần làm phong phú hơn lý luận của chủ nghĩa Mác. Đúng như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đánh giá: Cho đến đầu thế kỷ XX, học thuyết Lênin chỉ mới soi sáng cách mạng vô sản ở Phương Tây. Hồ Chí Minh thấy cần góp phần mang chân lý thời đại này để soi sáng phần của thế giới mà học thuyết Mác - Lênin vừa mới bắt đầu chiếu tới. Từ đó, Hồ Chí Minh suy nghĩ, tìm tòi, nghiên cứu để bổ sung những điều mà các bậc thầy học thuyết Mác - Lênin, vì hạn chế của lịch sử, chưa nói được đầy đủ. Đó là lý luận về cách mạng thuộc địa.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Mặt trận dân tộc thống nhất bảo đảm tính bền vững, rộng rãi, lâu dài, là ngọn cờ tập hợp mọi giai tầng xã hội vào sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.Hồ Chí Minh cho rằng “địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ” và “trong bầu trời không có gì quí bằng nhân dân”. Do đó mà phải thực hiện “mọi lợi ích là vì dân, mọi quyền hành là của dân, và mọi công việc là do dân”. Của dân tức là chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương đều do dân bầu ra, nuôi dưỡng kiểm soát: toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức gánh vác công việc nước nhà. Do dân là nhân dân tự phát huy quyền làm chủ của mình trong mọi lĩnh vực, nhà nước chỉ can thiệp khi quyền lợi của dân hay pháp luật bị vi phạm, đây chính là tính xã hội hóa rất cao của khái niệm dân chủ vì nhân dân được phát huy hết khả năng và tự chịu trách nhiệm với hành động của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Việt Nam là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới xây

dựng là trách nhiệm của nhân dân. Chính quyền từ xã đến chính phủ Trung ương do dân cử ra, đoàn thể từ xã đến Trung ương do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”. Vì dân là mọi qui định pháp luật phải xuất phát từ lợi của nhân dân, bảo vệ những lợi ích chính đáng và tạo điều kiện sống thuận lợi cho nhân dân, bộ máy nhà nước không được chiếm đặc quyền đặc lợi gì, chỉ có một mục tiêu là phục vụ nhân dân: “Phải chú ý giải quyết hết những vấn đề dầu khó đến đâu mặc lòng, những vấn đề có quan hệ tới đời sống của nhân dân. Nói tóm lại, hết thảy những việc có thể nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của dân phải được ta đặc biệt chú ý. Muốn được dân yêu mến, muốn được lòng dân trước hết phải yêu dân, phải đặt quyền lợi của dân lên hết thảy, phải có tinh thần chí công vô tư”. Để tập hợp mọi tầng lớp xã hội, mọi người dân thành một lực lượng hướng đến một mục tiêu chung là giành độc lập dân tộc và xây dựng một xã hội mới tốt đẹp, chúng ta phải luôn đi sâu, đi sát quần chúng, đi vào từng người, khơi dậy và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức tự giác của từng người dân để huy động tối đa sức lực, trí lực, tài lực của nhân dân vào sự nghiệp cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn rằng: “Việc kiến thiết nước nhà phải làm dần dần, không thể một tháng một năm mà làm được hết. Song ngay từ bước đầu, chúng ta phải làm theo đúng phương châm: Chúng ta phải hiểu rằng các cơ quan của chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân. Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh, chúng ta phải yêu dân, kính dân thì thì dân mới yêu ta, kính ta”.

Tóm lại, sở dĩ tư tưởng đồng thuận xã hội trong tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc của Hồ Chí Minh vẫn còn có giá trị đến ngày nay là vì Người đã vượt qua được hạn chế về lịch sử, khắc phục những điểm thiếu sót của người đi trước trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, biết vận dụng

sáng tạo, hiệu quả “cẩm nang thần kỳ” của chủ nghĩa Mác - Lênin để đưa ra những quan điểm đúng đắn, phù hợp. Vì vậy, chiến lược xây dựng đồng thuận xã hội của Người bao giờ cũng mang một sắc thái riêng - sắc thái Hồ Chí Minh, sắc thái Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng đồng thuận xã hội của hồ chí minh đối với việc tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc hiện nay (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)