Những hạn chế còn tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng đồng thuận xã hội của hồ chí minh đối với việc tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc hiện nay (Trang 89 - 91)

Chƣơng 2 TĂNG CƢỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC THEO

2.1. Thực trạng việc xây dựng đồng thuận xã hội trong tăng cƣờng khối đại đoàn

2.1.2. Những hạn chế còn tồn tại

Từ khi thành lập đến nay, cũng có những thời kỳ Đảng chưa thực sự nhận thức đúng đắn về đồng thuận xã hội, đại đoàn kết dân tộc để thực hiện mục tiêu đề ra. Có những thời kỳ do chưa hiểu sâu sắc tư tưởng đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác-Lênin, chưa vận dụng sáng tạo tư tưởng đó vào Việt Nam nên Đảng chủ yếu chú trọng vai trò của giai cấp công nhân, nông dân, còn các giai cấp, tầng lớp khác chưa được đánh giá đúng mức, thậm chí trở thành đối tượng phải đánh đổ của cách mạng. Trong cao trào cách mạng 1930 - 1931, Đảng chỉ chú trọng sức mạnh của công - nông, kêu gọi công nông đoàn kết, nổi dậy đấu tranh chống sưu cao thuế nặng, chống thực dân Pháp. Nhưng nhiệm vụ cơ bản nhất cần phải giải quyết lúc bấy giờ là đánh đuổi thực dân cướp nước, đưa lại độc lập cho dân tộc. Để thực hiện nhiệm vụ đó, cần tạo nên sự đồng tình, nhất trí của các tầng lớp nhân dân để tập hợp sức mạnh cả dân tộc. Nhưng Đảng lại đưa ra khẩu hiệu: "Thanh trừ trí, phú, địa, hào, đào tận gốc, trốc tận rễ". Sai lầm đó gây chia rẽ dân tộc, làm suy yếu lực lượng cách mạng.

Nhận thức được sai lầm của một số chủ trương ở thời kỳ 1930-1931, sang thời kỳ 1936-1939, 1939-1945, Đảng nhận thấy phát huy sức mạnh của cả dân tộc là động lực để đưa cách mạng đi đến thành công. Thắng lợi của cách mạng tháng Tám là thắng lợi của sức mạnh toàn dân tộc được tập hợp lại. Dù lợi ích, quan điểm của các giai tầng còn nhiều khác biệt, nhưng có điểm tương đồng là mong muốn nước nhà được độc lập, có chủ quyền để mỗi người dân được thoát khỏi thân phận nô lệ. Họ đã gác lại lợi ích cá nhân vì lợi ích dân tộc, theo lời gọi của Đảng không quản ngại hy sinh xương máu giành lấy chính quyền. Quan điểm coi trọng sức mạnh của toàn dân tộc của Đảng và

Chủ tịch Hồ Chí Minh còn được thể hiện rất rõ trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: "Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc" [97, tr.480]. Hưởng ứng lời kêu gọi của Người, toàn thể nhân dân Việt Nam nhất tề đứng lên để bảo vệ độc lập dân tộc.

Thế nhưng, sau khi hoà bình lập lại ở miền Bắc, Đảng gặp sai lầm trong cải cách ruộng đất 1955-1957, trong cải tạo xã hội chủ nghĩa. Sai lầm đó không chỉ gây chia rẽ sâu sắc trong nội bộ nhân dân mà còn làm tổn hại đến đoàn kết dân tộc. Đảng quá coi trọng lợi ích của bần cố nông mà phủ nhận vai trò của các giai cấp khác. Về kinh tế, vì quá tuyệt đối hoá vai trò của sở hữu công hữu tư liệu sản xuất nên không cho phép kinh tế tư nhân tồn tại, trong lúc nó vẫn còn cơ sở để tồn tại. Chúng ta quá đề cao lợi ích tập thể và xã hội, quá chú trọng sự thống nhất về chính trị và tư tưởng, chưa nhìn thấy được các nhu cầu thiết thực nhất của mỗi người dân nên đã không tạo được sự đồng tâm nhất trí ở mức độ cao trong nhân dân. Chủ trương phát triển kinh tế tập thể được nhân dân chấp hành cơ bản là mang tính chất đối phó. "Sớm trưa tiếng trống đi về trong thôn", chỉ là hình thức còn thực chất nông dân không quan tâm đến hiệu quả sản xuất. Sự yếu kém của kinh tế nhà nước cho thấy nếu cứ tuyên truyền về tinh thần làm chủ nói chung mà không quan tâm đến lợi ích thiết thực nhất của người lao động thì sẽ không đưa lại hiệu quả gì. Điều này lại được lặp lại trong thời kỳ 1976 - 1986. Đảng đề cao chuyên chính vô sản, đề cao vai trò, vị trí của giai cấp công nhân mà chưa thấy được vai trò của các giai tầng khác trong xã hội. Để giành độc lập cho dân tộc, Đảng đã tạo được sự đồng tình ủng hộ của các giai tầng trong xã hội, phát huy được sức mạnh tổng hợp đó, nhưng lại chưa nhận thức được rằng để chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu lại càng cần phát huy sức mạnh của cả dân tộc. Vì

thế, ngoài giai cấp công nhân, nông dân, Đảng chưa chú trọng vai trò của các tầng lớp khác, nhất là các tầng lớp có tính đặc thù cần vận động, tập hợp như đồng bào có đạo, đồng bào dân tộc thiểu số, kiều bào. Những hạn chế đó làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, gây chia rẽ trong nội bộ dân tộc, tự làm suy yếu lực lượng cách mạng, gây nên khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng.

Những vấn đề về kinh tế, văn hóa, xã hội,.. tác động đến tư tưởng, gây nên sự hoang mang, dao động không chỉ trong đội ngũ cán bộ, đảng viên mà còn biểu hiện nhiều trong quần chúng nhân dân về sự công bằng trong cơ hội phát triển cũng như hưởng thụ các thành quả của đổi mới.

Phương thức, nguyên tắc tạo dựng sự đồng thuận không thực sự được chú trọng và thực hiện thường xuyên trong các tổ chức đảng, cũng như trong các tập thể, các tổ chức xã hội. Không dân chủ, thiếu tập trung, không chịu trách nhiệm,... là những biểu hiện làm phá vỡ sự đồng thuận trong thực hiện công việc, nhiệm vụ được phân công.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng đồng thuận xã hội của hồ chí minh đối với việc tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc hiện nay (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)