Những vấn đề nội tại của đấtnước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng đồng thuận xã hội của hồ chí minh đối với việc tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc hiện nay (Trang 95 - 108)

Chƣơng 2 TĂNG CƢỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC THEO

2.2. Những vấn đề đặt ra trong xây dựng đồng thuận xã hội ở Việt Nam hiện nay

2.2.2. Những vấn đề nội tại của đấtnước

2.2.2.1. Khó khăn của hoàn cảnh lịch sử đất nước

Việt Nam - một đất nước đã trải qua thời kỳ chiến tranh lâu dài - nay đã bước vào thời kỳ hoà bình nhưng những hậu quả của nó để lại còn rất nặng nề. Mặc dù Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách rộng mở, khoan dung nhằm "gác lại quá khứ, hướng tới tương lai", nhưng dẫu sao vẫn còn sự khác biệt giữa những người đã từng đứng ở hai chiến tuyến. Sự mất mát về vật chất trong một thời gian không dài có thể bù đắp lại, nhưng sự mất mát về tinh thần thì rất vô hình và dai dẳng mãi. Sau hơn ba mươi năm, những vết thương tinh thần do cuộc chiến tranh đó gây nên chưa lành hẳn. Nhiều trường hợp bố con, anh em trong một gia đình, bạn bè, bà con trong cùng làng xóm phải cầm súng chống lại nhau, giờ đây chưa hẳn những ký ức đó đã phai mờ trong tâm trí. Gần ba triệu người Việt phải ly tán vì nhiều lý do khác nhau đã gây nên một sự chia rẽ dân tộc. Hiện nay, Đảng, Nhà nước có cách nhìn nhận mới, có sự thông cảm, chia sẻ nhưng không phải mọi người Việt Nam ở nước ngoài đều hiểu và cảm nhận được điều đó. Họ bị các lực lượng phản động lợi dụng để chống lại công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Là một đất nước từ nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ và manh mún, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, nên không thể tránh khỏi những sai lầm trong lãnh đạo, quản lý, điều hành đất nước. Đó

là sai lầm trong việc quá nóng vội tiến hành cải tạo các thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất; tồn tại quá lâu cơ chế kế hoạch hoá, tập trung, bao cấp; tuyệt đối hoá vai trò của sở hữu công hữu... Những điều đó đã để lại hậu quả không nhỏ làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

Đất nước trải qua mấy ngàn năm dưới chế độ phong kiến, những tàn dư tư tưởng của nó vẫn còn ảnh hưởng trong đời sống xã hội. Trước hết, đó là tư tưởng địa vị, đẳng cấp. Thực tế cho thấy, vẫn còn một bộ phận cán bộ, Đảng viên lấy việc giữ chức này, chức nọ để được hưởng những đặc quyền, đặc lợi do địa vị đó đem lại làm mục tiêu. Những người này đạt mục tiêu đó không bằng cách phấn đấu mà bằng những thủ đoạn hết sức tinh vi. Họ không những tìm cách phô trương mình mà còn “lo lót” chỗ này, chỗ kia, bằng cách tiêu tiền của công vì mưu đồ riêng để mong được đề bạt lên địa vị cao hơn. Những điều đó không thể che dấu tai mắt của nhân dân, gây nên nhiều bất bình trong xã hội. Tư tưởng cục bộ được biểu hiện ở tình trạng nhiều địa phương có xu hướng khép kín trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội, không chú ý đến yêu cầu phát triển chung của đất nước... Thói đạo đức giả ở một số người đã dẫn đến tình trạng lời nói không đi đôi với việc làm, “làm thì láo, báo cáo thì hay”. Những ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức phong kiến cùng với mặt trái của cơ chế thị trường là một trong những nguyên nhân cơ bản làm thoái hoá đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân. Đây là lĩnh vực làm mất uy tín của Đảng, Nhà nước nhiều nhất. Suy thoái về đạo đức thường là sự khởi đầu cho sự suy thoái về bản lĩnh chính trị, phai nhạt và phản bội lý tưởng cách mạng. Tư tưởng địa vị, đẳng cấp lại được cơ chế tập trung quan liêu kích thích. Tác động của tư tưởng phong kiến thông qua cơ chế đó dẫn đến hình thành cách làm việc thiếu dân chủ của một bộ phận cán bộ. Trong cơ chế đó người ta không muốn nghe những lời nói thực mà chỉ

thích nghe những lời khen. Sang cơ chế thị trường, tư tưởng địa vị, đẳng cấp không những không mất đi mà còn bành trướng ở mức độ nhất định.

Ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến, cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, tâm lý sản xuất nhỏ; ảnh hưởng của một xã hội đang chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường; từ chế độ công hữu tư liệu sản xuất sang chế độ đa hình thức sở hữu; từ quan hệ quốc tế dựa hẳn vào một phía sang quan hệ đa phương, đa dạng đang tác động đến quá trình xây dựng sự đồng thuận xã hội những nhiệm vụ mới đấy phức tạp, khó khăn, gây cản trở cho quá trình xây dựng sự đồng thuận xã hội.

2.2.2.2. Sự phát triển của kinh tế thị trường

Trong quá trình đổi mới, cùng với chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, các thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển đa dạng, phong phú. Trên cơ sở ba chế độ sở hữu (toàn dân, tập thể, tư nhân) đã hình thành nhiều hình thức sở hữu đan xen nhau. Theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, ở Việt Nam còn tồn tại năm thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Mỗi thành phần kinh tế ngoài lợi ích chung đều có những lợi ích riêng khác nhau. Cơ cấu kinh tế đó phát triển tạo nên một cơ cấu giai cấp khá phức tạp.

Trước ngày đổi mới, ở Việt Nam chủ yếu có các giai cấp, tầng lớp sau: giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức, v.v.. Hiện nay, cơ cấu giai cấp có nhiều thay đổi. Nhiều tầng lớp mới xuất hiện, nhiều tầng lớp xuất hiện từ lâu nhưng nay mới phát huy được vai trò của mình, do đó tập trung được sự quan tâm của xã hội. Nghị quyết Đại hội X của Đảng đưa ra định hướng chính sách đối với các giai cấp, tầng lớp xã hội để tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc. Theo tinh thần của Nghị quyết, dưới những góc độ

nhìn khác nhau, các giai cấp, tầng lớp xã hội ở Việt Nam bao gồm: giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, trí thức, các nhà doanh nghiệp, cựu chiến binh, người cao tuổi, các dân tộc thiểu số, đồng bào các tôn giáo, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

Sự phân hoá cơ cấu xã hội thành nhiều giai cấp, tầng lớp như trên cho thấy tính chất phức tạp của nó. Nền kinh tế thị trường dựa trên cơ sở tồn tại nhiều thành phần kinh tế càng phát triển thì tất yếu sẽ dẫn đến những biến đổi về cơ cấu xã hội. Mỗi giai cấp, mỗi tầng lớp có địa vị, lợi ích kinh tế, có nhận thức chính trị, xã hội khác nhau. Trong điều kiện đó tìm ra một mẫu số chung là điều không dễ. Sự biến đổi này đặt ra yêu cầu mới cho xây dựng sự đồng thuận xã hội.

Giai cấp công nhân là giai cấp ngày càng chiếm lực lượng đông đảo trong xã hội. Công nhân trong các bộ phận có sự khác nhau về thu nhập, về nhận thức chính trị và các điều kiện sống. Vì thế, quá trình vận động giai cấp công nhân để tạo nên một sự thống nhất là điều không dễ dàng như thời kỳ trước đổi mới. Giai cấp công nhân với đội tiên phong là Đảng Cộng sản, là giai cấp lãnh đạo đất nước trong quá trình phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, là giai cấp cơ bản trong xã hội nhưng hiện nay đang bị phân hoá mạnh mẽ, bản thân giai cấp này đang nảy sinh nhiều vấn đề cần phải được nghiên cứu thấu đáo. Một bộ phận giai cấp công nhân rơi vào tình cảnh lao động làm thuê như thời kỳ tiền tư bản. Đời sống công nhân trong các khu chế xuất và các khu công nghiệp hết sức khó khăn. Tiền lương thấp, giá cả sinh hoạt, nhà ở tăng, sức lực bị vắt kiệt, nhiều người đã không còn điều kiện để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của đời sống tinh thần. Trong điều kiện đó buộc lòng họ phải sống thực dụng hơn và ít quan tâm đến chính trị. Họ coi công việc tại nhà máy, doanh nghiệp là một phương tiện để sống chứ không phải là một nghề, càng không phải là một sự nghiệp. Tình trạng công nhân đình công liên

tục trong các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có vốn FDI, từ đầu năm 2007 đến nay ở một số tỉnh phía Nam cho thấy sự phức tạp, bức xúc của vấn đề này. Thêm vào đó, những bất cập về chính sách, xung đột trong quan hệ chủ-thợ chưa được giải quyết thấu đáo đang làm cho công nhân ngày càng ít quan tâm đến vai trò, vị thế chính trị của tổ chức mình. Đời sống của đa số công nhân gặp nhiều khó khăn. Mác đã từng nói rằng con người sáng tạo ra lịch sử nhưng trước khi làm điều đó họ phải có cái ăn, mặc, ở. Với cuộc sống khó khăn như vậy giai cấp công nhân sẽ nghĩ gì về vai trò của mình là giai cấp nắm quyền lãnh đạo đất nước trong khi một bộ phận xã hội khác không đóng vai trò lãnh đạo lại giàu lên nhanh chóng.

Giai cấp nông dân Việt Nam cũng có những biến đổi quan trọng. Một bộ phận của giai cấp nông dân đã trở thành công nhân. Bản thân nông dân cũng phân hoá: nông dân có thu nhập cao, nông dân có thu nhập khá, nông dân có thu nhập trung bình, nông dân có thu nhập thấp và nông dân nghèo. Một bộ phận nông dân trở thành hộ công thương cá thể, chủ trang trại, chủ doanh nghiệp tư nhân, người quản lý, trí thức,v.v.. Tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá làm cho giai cấp nông dân bị phân hoá sâu sắc. Một số vùng, nông dân không còn đất sản xuất, không có nghề nghiệp gì đành tham gia vào đội quân thất nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, người dân nông thôn cũng bắt đầu căn cứ vào mức thu nhập để đánh giá địa vị, uy tín và giá trị của một con người. Vì thế, một bộ phận nông dân là đảng viên xuất hiện tư tưởng dao động, sinh ra những nhận thức sai lầm, tôn sùng tư tưởng coi trọng đồng tiền, "có lợi thì muốn, có tiền thì toan tính ". Một bộ phận nông dân có thu nhập thấp, trong đó có người già yếu, trình độ văn hoá thấp, khó có thể thông qua nỗ lực bản thân để thoát khỏi sự nghèo khổ. Vì thế, họ sinh ra hoài nghi với đường lối đổi mới, tìm niềm an ủi động viên ở tôn giáo. Một số nông dân có mức thu nhập cao (chủ hộ nuôi trồng, chủ trang trại) lại rất phấn khởi,

tin tưởng ở đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước. Không những sự chênh lệch về giàu, nghèo giữa thành thị và nông thôn ngày càng giãn ra mà sự chênh lệch về giàu, nghèo ở nông thôn cũng đã khá lớn. Về số lượng, giai cấp nông dân sẽ ngày càng giảm.

Trong thực tiễn cách mạng Việt Nam, trí thức luôn giữ vai trò, vị trí quan trọng. Họ tình nguyện đi theo cách mạng, một lòng phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân. Đó là một đội ngũ tự giác, đông đảo, giàu lòng yêu nước. Nhiều tri thức đã từ bỏ cuộc sống giàu sang với đầy đủ tiện nghi phục vụ cho nghiên cứu và đời sống ở nước ngoài về phục vụ cách mạng. Sinh thời Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò của trí thức. Khi trả lời phỏng vấn của một Nhà báo nước ngoài (ngày 22/6/1947) Người nói: “Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc, ở nước khác như thế, ở Việt Nam càng như thế”; “Địa vị những người trí thức ái quốc Việt Nam sẽ là cùng với toàn thể đồng bào kiến thiết một nước Việt Nam mới, một nước Việt Nam thống nhất và độc lập, dân chủ, tự do, hạnh phúc” [98, tr.156]. Người cũng khẳng định: “Những người trí thức tham gia cách mạng, tham gia kháng chiến rất quý báu cho Đảng. Không có những người đó thì công việc cách mạng khó khăn thêm nhiều”.

Trong những năm qua, trí thức có nhiều đóng góp cho đất nước. Nhưng phải thừa nhận rằng Nhà nước chưa có những chính sách, cơ chế phù hợp để động viên, khuyến khích nên chúng ta còn để lãng phí nguồn chất xám này. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích đối với tầng lớp trí thức, quan tâm đến đời sống bằng cách sử dụng họ đúng với khả năng, trình độ của mỗi người. Đó cũng là nguyện vọng chính đáng, phù hợp với yêu cầu của sự phát triển xã hội và quan điểm của Đảng. Những nguyện vọng đó hoàn toàn có thể thực hiện, nếu được sự quan tâm cụ thể của các cơ quan quản lý, hoạch định chính sách.. Trong điều kiện phát triển nền kinh tế tri thức, vai trò của trí thức lại càng cần thiết.

Đất Việt Nam tiến hành đổi mới, hội nhập và phát triển nền kinh tế thị trường làm xuất hiện một tầng lớp mới: doanh nhân. Trong quá trình đổi mới, Đảng và Nhà Việt Nam đã có những chủ trương, chính sách để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế phát triển như phát huy cao độ các nguồn lực trong nhân dân, phát triển mạnh và có hiệu quả hơn nữa kinh tế tư nhân, không hạn chế về quy mô, chỉ đạo xây dựng chiến lược xây dựng giai cấp công nhân, nông dân, đội ngũ trí thức và doanh nhân Việt Nam. Điều đó khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của doanh nghiệp Việt Nam trong việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Trên tinh thần đó, ngày 20/9/2004 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định lấy ngày 13 - 10 hàng năm - ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho giới công thương - làm ngày “Doanh nhân Việt Nam”. Quyết định này không những thể hiện sự tôn vinh của xã hội đối với doanh nhân Việt Nam mà còn là nguồn cổ vũ, động viên to lớn để các doanh nghiệp Việt Nam nỗ lực phấn đấu hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

Một thực tế không thể không nói đến là trong cơ chế thị trường này, nhiều doanh nghiệp tư nhân đã vi phạm pháp luật trong kinh doanh mà nổi bật là trốn lậu thuế, sản xuất hàng giả, hàng kém phẩm chất, lập doanh nghiệp "ma" để mua hoá đơn giá trị gia tăng bán lại thu lời bất chính. Điển hình như vụ Nguyễn Thị Thoa ở Thái Bình thành lập 40 doanh nghiệp, mua 660 quyển hoá đơn giá trị gia tăng để bán cho hơn 300 doanh nghiệp khác với doanh số 1.259 tỷ đồng, thuế giá trị gia tăng là 86 tỷ đồng. Vụ Nguyễn Duy Thiệu cùng đồng bọn thành lập 30 công ty trách nhiệm hữu hạn và bán hoá đơn khống cho nhiều doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp Nhà nước với doanh số 1.308 tỷ đồng [4, tr.275].

Để đội ngũ doanh nhân đi theo con đường Đảng và nhân dân đã lựa chọn, đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp xây dựng đất nước, phát huy vai trò của mình trong các giai cấp, tầng lớp, Đảng cần tuyên truyền sâu rộng trong

nhân dân để xã hội có cái nhìn tích cực hơn đối với họ, cần tạo điều kiện tác động Nhà nước để khẳng định thật rõ vai trò, vị trí của các giai cấp, tầng lớp trong đó có đội ngũ doanh nhân để họ thấy rằng chính mình là một trong những hạt nhân quan trọng góp phần tạo nên sự đồng thuận xã hội. Các hội doanh nghiệp cần tích cực hoạt động để tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ này mở rộng sản xuất, kinh doanh. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đặt ra những chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với những doanh nhân và doanh nghiệp vi phạm pháp luật. Hàng năm nên tôn vinh những doanh nhân giỏi, có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

2.2.2.3. Sự phân hoá giàu nghèo

Phân hoá giàu nghèo là một vấn đề mang tính quy luật đối với kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng đồng thuận xã hội của hồ chí minh đối với việc tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc hiện nay (Trang 95 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)