Ngữ định danh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát từ ngữ địa phương huyện hậu lộc, tỉnh thanh hóa (Trang 29 - 33)

II. Từ địa ph−ơng Hậu Lộc

2. Những đơn vị từ vựng khác nghĩa so với từ toàn dân

2.1. Ngữ định danh

Một trong những thành tựu quan trọng nhất trong sự tiến hoá của loài ng−ời là sự mở rộng bất th−ờng của thế giới khái niệm. Sự phát triển này có quan hệ chằng chéo, phức tạp với sự tăng tr−ởng vũ bão về số l−ợng và sự đa dạng của t− t−ởng mà con ng−ời có thể truyền đạt

đ−ợc. Bằng ngôn ngữ con ng−ời thông báo không chỉ cảm xúc, tri thức mà cả một số l−ợng vô hạn các trạng thái, quan hệ, đối t−ợng và sự kiện bên trong cũng nh− bên ngoài con ng−ời. Hệ thống các từ trong tiếng Việt không đủ để biểu thị một số l−ợng lớn nh− thế các khái niệm, hiện t−ợng khác nhau. Nhu cầu tất yếu là phải cấu tạo thêm những đơn vị từ vựng trên cơ sở những từ đã có. Nh−ng đơn vị nh− thế đ−ợc gọi là ngữ, có giá trị t−ơng đ−ơng với từ.

Ngữ định danh là những cụm từ biểu thị các sự vật, hiện t−ợng hay khái niệm nào đó của thực tế. Nó bao gồm những cụm từ th−ờng đ−ợc gọi là từ ghép nh−: xe đạp, cá vàng, áo dài, … và những cụm từ th−ờng đ−ợc gọi là ngữ cố định nh−: đ−ờng đồng mức, ph−ơng nằm ngang, máy hơi n−ớc, …

T−ơng tự nh− sự phân chia trong phần khảo sát những đơn vị từ, chúng tôi chia ngữ định danh thành 2 loại, ngữ định danh đ−ợc tạo ra theo ph−ơng thức biến âm và ngữ định danh đ−ợc tạo ra bằng ph−ơng thức chuyển nghĩa.

* Ngữ định danh khác biệt về âm so với từ toàn dân

Trong phần khảo sát ngữ âm chung của ph−ơng ngữ Hậu Lộc chúng tôi đã ít nhiều đề cập đến hiện t−ợng biến âm này. Loại đơn vị này chiếm gần 50% những đơn vị từ đ−ợc tạo ra theo ph−ơng thức biến âm.

Xét trong quan hệ với từ toàn dân, có hai dạng thức t−ơng ứng ngữ âm giữa từ đia ph−ơng với từ toàn dân:

- Dạng thức t−ơng ứng 1/1 (một từ địa ph−ơng t−ơng ứng với một từ toàn dân).

Ví dụ:

vần cơm - ghế cơm ngũ lang – ngủ nhờ

bù lào – bí đỏ …

- Dạng thức t−ơng ứng 1/>1 (hơn 1 đơn vị từ địa ph−ơng t−ơng ứng với 1 đơn vị từ toàn dân)

Ví dụ:

dao cau, dao nem – dao thái chuối co quạy, cọ quậy – cựa quậy …

Xét trong quan hệ nội bộ từ địa ph−ơng còn có thêm một loại biến âm t−ơng ứng giữa từ địa ph−ơng với từ địa ph−ơng.

Ví dụ:

kiến hôi, kiến hoi - kiến đen

giữ trâu, thả trâu, thả tru – chăn trâu ken nhờm – dử mắt

Tuy những đơn vị biến âm này có số l−ợng không nhiều nh−ng nó cũng là một trong những hiện t−ợng đáng đ−ợc chúng ta quan tâm khảo sát.

Từ địa ph−ơng Hậu Lộc là một hệ thống nằm ngoài hệ thống vốn từ toàn dân nh−ng lại chịu sự chi phối tác động của hệ thống từ toàn dân. Nếu so sánh số l−ợng những đơn vị từ khác âm có cấu trúc đơn giản với những đơn vị khác âm có cấu trúc phức tạp, một điều rất dễ nhận ra là những đơn vị từ có quy luật cấu trúc âm thanh đơn giản hơn sẽ dễ xảy ra hiện t−ợng biến đổi âm thanh hơn.

* Ngữ định danh khác biệt về nghĩa so với từ toàn dân

Hiện t−ợng khác nghĩa trong những đơn vị t−ơng đ−ơng với từ của ph−ơng ngữ Hậu Lộc xảy ra t−ơng đối ít. Cũng giống nh− từ những đơn vị ngữ định danh khác nghĩa cới từ toàn dân đều dựa vào hai quy luật , ẩn dụ và hoán dụ.

Xét trong quan hệ ngữ nghĩa với từ toàn dân đáng l−u ý là loại không có t−ơng ứng ngữ âm với từ toàn dân, chúng có kiểu chuyển nghĩa mà các nghĩa của nó đều nằm trong hệ thống vốn từ địa ph−ơng Hậu Lộc, không có nghĩa nào liên quan đến từ toàn dân. Loại này có số l−ợng không đáng kể.

Ví dụ: Bầy hầy:

- Nghĩa 1: bẩn thỉu, không gọn gàng (ăn mặc bầy hầy - ăn mặc bẩn thỉu, luộm thuộm)

- Nghĩa 2: tính nết không trung thực (nói năng bầy hầy – nói năng không trung thực)

Bên cạnh lớp từ trên còn có một lớp từ liên quan đến nghĩa của lớp từ toàn dân, lớp từ này có nghĩa gốc là nghĩa trong từ phổ thông, các nghĩa phái sinh là nghĩa đ−ợc phát triển khi sử dụng từ phổ thông đó ở địa ph−ơng. Về âm có thể đồng nhất với từ toàn dân nh−ng về nghĩa đã có sự xê dịch ít nhiều.

Ví dụ: Nói gian:

- Nghĩa 1: Nói dối (Đừng nói gian nh− thế)

- Nghĩa 2: Nói sai sự thực vì mục đích xấu (Hắn tâm tính xấu nên giỏi nói gian – Nó xấu tính nên th−ờng nói dối)

Nếu so sánh hai loại biến âm và biến nghĩa ta thấy hiện t−ợng biến âm xảy ra nhiều hơn, chiếm tỷ lệ cao hơn. Điều này cũng là quy luật th−ờng xảy ra trong vốn từ địa ph−ơng.

Nh− vậy ở cả hiện t−ợng từ và những đơn vị t−ơng đ−ơng với từ đều có hiện t−ợng biến âm. Từ trong ngôn ngữ toàn dân so với từ trong ph−ơng ngữ Hậu Lộc tuy có cùng ý nghĩa nh−ng ngữ âm lại có phần

khác nhau. Hiện t−ợng biến âm này là phổ biến trong các ph−ơng ngữ. Nếu ph−ơng ngữ càng có nhiều nét khu biệt thì sự khác biệt về ngữ âm càng lớn. Nếu ph−ơng ngữ có xu h−ớng phát âm càng ngày càng gần với ngôn ngữ toàn dân hơn thì sự khác nhau chỉ xảy ra lẻ tẻ và không có nhiều. Ph−ơng ngữ Hậu Lộc là một vùng không thuần nhất. Cũng là ng−ời Hậu Lộc nh−ng trên mỗi xã lại có những đặc tr−ng ngữ âm riêng. Đó là nét đa dạng trong ph−ơng ngữ Hậu Lộc mà chúng ta đang quan tâm nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát từ ngữ địa phương huyện hậu lộc, tỉnh thanh hóa (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)