II. Đặc tr−ng ngữ âm của từ ngữ địa ph−ơng Hậu Lộc
2. Hệ thống vần
2.1. Đặc điểm chung của vần
2.1.1.Đặc điểm của vần
Vần là một thành phần chính, trực tiếp của âm tiết, nó không bao gồm âm đệm. Nó đứng cuối âm tiết và gồm hai thành phần khác nhau:
- Nguyên âm, yếu tố không bao giờ vắng mặt và là âm tạo thành âm tiết
- Yếu tố có thể có mặt hay vắng mặt. Khi có mặt, nó có thể là một phụ âm hay một bán nguyên âm /j , w/. Xét về chức năng, bán nguyên âm này là một phụ âm chứ không phải là một nguyên âm bởi sau nó ng−ời ta không thể thêm một phụ âm nào nữa. Vì vậy có thể gọi chúng là phụ âm cuối.
Nếu nh− phụ âm đầu với vần và âm đệm, cũng nh− âm đệm với vần kết hợp với nhau lỏng lẻo, không có ảnh h−ởng qua lại đáng kể thì trái lại, hai bộ phận của vần là nguyên âm và âm cuối tác động qua lại với nhau rất chặt chẽ, thậm chí thay đổi cả bộ mặt ngữ âm của nhau. Nhiều nhà Việt ngữ học cho rằng hai phụ âm gốc l−ỡi [-ng, -k] ở ph−ơng ngữ Bắc khi kết hợp với nguyên âm dòng tr−ớc thì chúng nhích về phía tr−ớc biến thành những phụ âm mặt l−ỡi ngạc: [-nh, -ch]; còn khi kết hợp với những nguyên âm dòng sau tròn môi thì chúng trở thành những phụ âm môi ngạc [-ngm, -kp]. Chúng chỉ giữ đ−ợc diện mạo chân thực của mình khi kết hợp với những nguyên âm dòng giữa [- ngm, -kp].
Chính vì lý do ở trên nên khi khảo sát phần vần trong ph−ơng ngữ Hậu Lộc chúng tôi không tách riêng từng phần nh− là giữa phụ âm đầu và âm đệm mà ng−ợc lại, xét các vần nh− một tổng thể để rồi tách ra nguyên âm và âm cuối trong từng tr−ờng hợp một.
Nguyên âm trong khi kết hợp với phụ âm đầu cũng thay đổi ít nhiều về vị trí cấu âm.
Khi kết hợp với phụ âm ở phía tr−ớc (âm răng, âm lợi ...) thì nguyên âm nhích về phía tr−ớc một chút còn khi kết hợp với một phụ âm phía sau (âm mạc, âm hầu) thì dịch về phía sau một chút. So sánh [ka] với [sa], [hu] với [tu] ta thấy / a / và / u / ở âm tiết thứ nhất của các cặp có cấu âm sâu hơn ở hai âm tiết sau. Nh− vậy là âm sắc của nguyên âm có thay đổi đôi chút do ảnh h−ởng của âm đầu. Điều quan trọng là ng−ời Việt không hề thấy có sự đổi khác đó. Một phần lý do là bất kỳ một phụ âm nào cũng đều có thể kết hợp với một nguyên âm, cho nên sự khác nhau về âm sắc của nguyên âm trở thành đều đặn, chung cho mọi nguyên âm nên ng−ời bình th−ờng không thấy đ−ợc sự khu biệt.
Trái lại, âm cuối chỉ thu hẹp vào một số phụ âm mà thôi và có những phụ âm lại chỉ kết hợp với một số nguyên âm này mà không kết hợp với những nguyên âm khác, âm cuối / j / chẳng hạn không kết hợp với nguyên âm dòng tr−ớc, ng−ợc lại âm cuối / w / không kết hợp với nguyên âm dòng sau. Sự lựa chọn nh− vậy càng làm tăng ấn t−ợng về mối quan hệ qua lại giữa nguyên âm với âm cuối.
2.1.2 ảnh h−ởng qua lại và biểu hiện khác nhau ở ba miền Bắc, Trung, Nam
- Ph−ơng ngữ Bắc: ảnh h−ởng chủ yếu là đồng hoá xuôi từ nguyên âm đến âm cuối.
- Ph−ơng ngữ Trung: ảnh h−ởng ấy không lớn, không tạo nên sự thay đổi gì đáng kể cho cả phụ âm cuối lẫn nguyên âm.
Ph−ơng ngữ Hậu Lộc cũng nằm trong quy luật chung này, diễn biến cụ thể chúng ta sẽ khảo sát ở phần sau.
- Ph−ơng ngữ Nam: có ảnh h−ởng đồng hoá ng−ợc từ âm cuối tới nguyên âm lẫn sự dị hoá.
Cuối cùng, tr−ờng độ cố định của phần vần càng khẳng định mối liên hệ chặt chẽ giữa nguyên âm với âm cuối. Kết quả thực nghiệm cho thấy nếu trong tr−ờng hợp này tr−ờng độ nguyên âm ngắn thì tr−ờng độ phụ âm sẽ dài ra, ng−ợc lại tr−ờng độ của nguyên âm dài thì tr−ờng độ phụ âm ngắn lại. Tr−ờng độ của hai âm tiết [am] và [ăm] là bằng nhau nh−ng sự phân bố tr−ờng độ của nguyên âm và phụ âm là khác nhau làm cho tính thống nhất hữu cơ của phần vần càng tăng lên.
Tr−ớc khi khảo sát nguyên âm trong kết hợp âm cuối, chúng ta sẽ bắt đầu bằng sự khảo sát những âm tiết mở, tức là những âm tiết vắng âm cuối để nhận diện cho đúng hệ thống nguyên âm với những đặc điểm cơ bản của nó, khi không bị ảnh h−ởng của âm theo sau nó. 2.2. Hệ thống vần trong ph−ơng ngữ Hậu Lộc
Nh− đã nói ở phần trên, vần là phần đoạn tính còn lại của âm tiết trừ âm đầu, là thành phần hết sức quan trọng trong âm tiết tiếng Việt. Tạm bỏ qua những ý kiến khác nhau về thành phần cấu tạo vần trong giới Việt ngữ học, chúng tôi cho vần tiếng Việt bao gồm hai thành tố cấu tạo, âm chính và âm cuối. Âm chính là hạt nhân của âm tiết, có chức năng qui định âm sắc chủ yếu cho âm tiết. Hệ thống âm vị âm chính tiếng Việt do 12 nguyên âm đảm nhiệm (không kể 4 nguyên âm ngắn). Âm cuối có chức năng kết thúc âm tiết. Số l−ợng âm cuối tiếng Việt có 8 âm vị trong đó có 6 phụ âm và 2 bán nguyên âm.
Theo Nguyễn Kim Thản trong Tiếng Việt trên đ−ờng phát triển thì bảng vần gồm 159 vần bao gồm các loại vần: vần mở, vần nửa mở, vần nửa khép và vần khép.
Nếu so sánh hệ thống vần ở các ph−ơng ngữ Bắc với hệ thống vần ở các ph−ơng ngữ Trung, các vần ở ph−ơng ngữ Trung giữ đ−ợc nhiều nét t−ơng đối cổ mà các ph−ơng ngữ khác không có. Ph−ơng ngữ
Hậu Lộc thuộc ph−ơng ngữ Thanh Hoá, một vùng ph−ơng ngữ cũng l−u giữ đ−ợc t−ơng đối nhiều yếu tổ cổ. Nhìn chung bức tranh vần trong ph−ơng ngữ Thanh Hoá ch−a đ−ợc một tác giả nào miêu tả đầy đủ với sự phong phú đa dạng và đầy biến động, phức tạp của nó. Đối với một vùng ph−ơng ngữ nhỏ hơn nh− Hậu Lộc lại càng ít đ−ợc khảo sát hơn.
Có thể khẳng định rằng vần trong ph−ơng ngữ Hậu Lộc t−ơng đối đa dạng, giữa các thổ ngữ cũng có những nét khác biệt. D−ới đây là quá trình b−ớc đầu miêu tả đặc tr−ng ngữ âm của phần vần trong ph−ơng ngữ Hậu Lộc qua một số thổ ngữ.
2.2.1. Vần mở
Đây là những vần của âm tiết mở. Hầu hết những vần mở trong ph−ơng ngữ Hậu Lộc không có gì đặc biệt so với vần mở của tiếng Việt văn hoá. Các vần mở: [e, ê, −, ơ, a, u, ô], đ−ợc phát âm giống nh− tiếng Việt văn hoá.
Các vần nguyên âm đôi trong thổ ngữ Hoa Tr−ờng đều có hai biến thể địa ph−ơng:
[iê]: 1. [e]: ỉa - ẻ 1. [ê]: mía – mế [−ơ]: 1. [a]: lửa – lả
2. [ơ]: m−a – mơ [uô]: 1. [o]: lúa – lố
2. [ô]: lúa - ló
Sự t−ơng ứng này cũng không phải là nhất loạt đối với mọi chủ thể phát âm. Khi khảo sát những ng−ời cao tuổi, chúng tôi th−ờng thấy có sự t−ơng ứng này nh−ng khi khảo sát những ng−ời trẻ tuổi thì lại không, nhất là những ng−ời đang độ tuổi đi học. Cũng có thể là do những ng−ời trong độ tuổi đi học khi đ−ợc điều tra đã chịu ảnh h−ởng của cách phát âm tiếng phổ thông nên phát âm khác đi so với những
ng−ời cao tuổi. Hiện t−ợng này giống nh− trong rất nhiều thổ ngữ của ph−ơng ngữ Nghệ Tĩnh. Có lẽ, phần vần cũng là một cơ sở để làm cho rất nhiều ng−ời dân các vùng xung quanh Hoa Tr−ờng gọi là tiếng Hoa Tr−ờng là tiếng Nghệ non, ít nhiều cũng có đặc điểm rất dễ nhận diện về sự t−ơng đồng giữa các tiếng địa ph−ơng cách biệt xa về mặt địa lý. Các thổ ngữ còn lại trong ph−ơng ngữ Hậu Lộc không có sự đối ứng này. Nhất loạt đều phát âm giống nh− tiếng phổ thông.
Ví dụ:
nói mỉa – nói mỉa lúa – lúa
lửa – lửa
Ngoài sự t−ơng ứng trên, trong thổ ngữ Hoa Tr−ờng, các vần địa ph−ơng [ê, ơ, ô] đ−ợc phát âm có độ mở rộng hơn độ mở của các nguyên âm t−ơng ứng trong tiếng Việt.
Một số vùng nh− Hoa Tr−ờng, Ng− Lộc, Đồng Lộc có sự t−ơng ứng:
[i] – [ây]: chị – chậy đi - đây
Sự t−ơng ứng [i] – [ây] có thể tìm thấy trong một số đơn vị từ vựng: “chí – chấy”, “ni – này”, “mi – mầy (mày)”… có trong một số vùng của ph−ơng ngữ Hậu Lộc. Điều này khẳng định rằng ở một giai đoạn nào đó của tiếng Việt và [i] và vần [ây] đ−ợc phát âm nh− nhau. Sự t−ơng ứng [i] – [ây] có trong cách phát âm của các thổ ngữ Hoa Tr−ờng, Ng− Lộc, Đồng Lộc (Hậu Lộc, Thanh Hoá).
T−ơng ứng [o] – [uô]:
Vần [o] đ−ợc phát âm thành âm chuyển sắc (nguyên âm đôi). Cách phát âm này xuất hiện trong một số vùng của ph−ơng ngữ Thanh Hoá, nhất là trong từ ngữ địa ph−ơng huyện Thiệu Yên, Hoằng Hoá.
Hậu Lộc là một địa bàn nằm liền kề với huyện Hoằng Hoá nên ít nhiều trong giọng nói cũng có một phần giao thoa, giống nhau. Địa bàn có sự t−ơng ứng này rõ hơn cả là xã Xuân Lộc. Ng−ời dân ở đây khi phát âm những tr−ờng hợp nh− [bò, to] thì đều phát âm là [bùa, tua]. Nh− vậy cách phát âm chuyển từ nguyên âm đơn sang nguyên âm đôi này không chỉ có trong một số vùng của ph−ơng ngữ Thanh Hoá. Nếu so sánh với cách phát âm của một số thổ ngữ của vùng Nghệ An nh− Thanh Ch−ơng, Nam Đàn, Đô L−ơng, sự t−ơng ứng [o] – [uô] cũng xảy ra t−ơng đối nhất loạt.
2.2.2. Vần nửa mở
- Các vần [iu], [êu], [iêu] phát âm giống với các vần trong tiếng Việt văn hoá.
- Các vần [−u], [au], [−ơu], [−i], [i] cũng không có gì đặc biệt so với vần trong tiếng Việt văn hoá.
- Các vần [ui], [ôi], [oi], [uôi], hoàn toàn giống với tiếng Việt văn hoá.
- Vần [âu] trong thổ ngữ Hoa Lộc có một biến thể địa ph−ơng là [u].
Ví dụ:
trâu – tru cậu - cụ
Tuy nhiên hiện t−ợng này không xảy ra nhất loạt. Các vần trong một số đơn vị nh− [bầu], [nâu], [dâu] không có hiện t−ợng chuyển thành [bù], [nu], [du] mà vẫn giữ nguyên vần giống nh− trong tiếng Việt văn hoá. Đây có thể xem nh− là một trong những hiện t−ợng lẻ tẻ, xảy ra trong một số thổ ngữ với quy mô nhỏ.
Tiếng Việt văn hoá có 6 phụ âm làm âm cuối tạo thành 3 cặp đồng vị, cùng tiêu điểm cấu âm /p - m/, /t - n/, /k - η/ xuất hiện trong hai loại vần: vần nửa khép với ba phụ âm /m, n, η/ và vần khép với 3 phụ âm /p, t, k/. Hiện t−ợng đối ứng ngữ âm của hai loại vần này trong từ ngữ địa ph−ơng Hậu Lộc thể hiện t−ơng đối đồng bộ ở cặp đồng vị này:
- Vần có âm cuối là /p - m/
+ Các cặp vần [im – íp], [em - ep], [iêm – iêp], [ơm - ơp] phát âm hoàn toàn giống nh− trong tiếng Việt văn hoá.
+ T−ơng tự nh− vậy, trong các cặp vần [êm – êp], [âm - âp], [um – up] đ−ợc phát âm giống với tiếng Việt văn hoá. Nếu so sánh với một số thổ ngữ khác trong ph−ơng ngữ Thanh Hoá thì đây là sự khác biệt. Vì trong một số thổ ngữ này có sự đối ứng 1-1 với tiếng Việt văn hoá, ví dụ nh− [êm – êp], [âm - âp], [um – up] sẽ chuyển hoá thành [em – ep], [−m – −p], [−m – −p].
- Vần có âm cuối là /t – n/
+ Các vần [in - it], [ên – êt], [en - et], [iên – iêt], [ơn - ơt] không có gì khác so với tiếng Việt văn hoá.
+ Vần [ơn - ớt] cúng không có gì khác với tiếng Việt văn hoá, không có sự thay thế bằng cặp vần khác.
- Vần có âm cuối là /k - η/
Tất cả các vần nửa khép và khép kết thúc bằng /k - η/ đ−ợc chữ quốc ngữ ghi bằng các con chữ “ch”, “c”, “ng”, “nh”, trong ph−ơng ngữ Hậu Lộc khuôn vần cũng đ−ợc giữ nguyên và không có gì biến đổi. Tóm lại vần trong ph−ơng ngữ Hậu Lộc, về mặt cấu tạo, hoàn toàn giống mô hình cấu tạo của vần trong tiếng Việt văn hoá. Hệ thống vần trong tiếng Việt văn hoá cũng đ−ợc thể hiện và phân biệt đầy đủ trong ph−ơng ngữ Hậu Lộc. Bên cạnh đó, vần trong ph−ơng ngữ Hậu
Lộc, tuy không nhiều nh−ng cũng có một số khác biệt với vần trong tiếng Việt văn hoá. Sự khác biệt về vần tr−ớc hết thể hiện ở các thổ ngữ, một số cách kết hợp giữa âm chính và âm cuối có sự khác biệt so với tiếng Việt hiện đại.
Từ những khảo sát về hệ thống vần trong ph−ơng ngữ Hậu Lộc cho thấy, mặc dù hệ thống nguyên âm ở đây không có gì khác biệt với hệ thống nguyên âm trong tiếng Việt văn hoá nh−ng khi có sự kết hợp nguyên âm với phụ âm cuối thì vần lại có sự khác biệt so với tiếng Việt văn hoá. Điều này cũng th−ờng xảy ra trong các ph−ơng ngữ, hệ thống nguyên âm không thay đổi nh−ng hệ thống vần cái lại có sự thay đổi. Vì vậy có thể thống kê hệ thống nguyên âm trong ph−ơng ngữ Hậu Lộc nh− sau:
9 nguyên âm dài 13 nguyên âm
đơn 4 nguyên âm ngắn 3 nguyên âm đôi
3. Hệ thống thanh điệu
3.1. Đặc điểm chung của thanh điệu
Trong những phần trên chúng ta đã cắt âm tiết ra thành những phần khác nhau và khảo sát các đơn vị nối tiếp nhau theo trật tự tuyến tính của lời nói, hay còn gọi là những đơn vị đoạn tính. Thanh điệu cũng là một thành phần không thể thiếu của âm tiết, bao trùm lên cả âm tiết. Đó là đơn vị siêu đoạn.
Nếu nh− trong các ngôn ngữ châu Âu, trọng âm là thành phần siêu đoạn, không có giá trị khu biệt ý nghĩa thì thanh điệu trong tcác ngôn ngữ Đông Nam á, cụ thể là tiếng Việt đều có giá trị âm vị học, dùng để phân biệt ý nghĩa nh− các đơn vị đoạn tính.
Để làm đ−ợc chức năng khu biệt ý nghĩa, một hệ thống thanh điệu phải có ít nhất hơn hai thanh điệu và đối lập nhau về âm vực (trầm – bổng) hay âm điệu (bằng phẳng – không bằng phẳng).
Thanh điệu là đơn vị siêu đoạn hay còn gọi là điệu vị và nhờ có nó mà các đơn vị đoạn tính đ−ợc tổ chức thành một thể thống nhất lớn hơn cũng nh− để phân biệt các tín hiệu ngôn ngữ. Theo cách hiểu thống th−ờng thanh điệu là sự nâng cao hoặc hạ thấp giọng nói trong một âm tiết có tác dụng khu biệt âm thanh của từ hoặc hình vị.
Từ kết quả thực nghiệm cho thấy thanh điệu đ−ợc xác định tr−ớc hết là ở sự vận động của thanh cơ bản trong quá trình phát âm âm tiết. Sự vận động của thanh cơ bản có thể biểu diễn d−ới dạng đ−ờng cong nh− là đồ thị của hàm song âm phụ thuộc vào thời gian. Tần số thanh cơ bản mang tính t−ơng đối nh−ng chỉ đặc tr−ng cho mỗi thanh điệu. Đ−ờng nét của thanh cơ bản đ−ợc xác định bằng sự biến đổi tần số dao động của dây thanh và các cơ quan thanh quản cũng nh− áp suất dòng khí đi qua thanh môn điều phối. Nh− vậy thanh điệu là sự tổng hợp các tiêu chí về độ cao kết hợp với sự điều phối của các cơ trong thanh quản và dòng khí đi qua thanh môn tạo nên các kiểu tạo thanh hay chất giọng khác nhau.
Trong tiếng Việt thanh điệu là một trong những đặc điểm để phân biệt ph−ơng ngữ, thổ ngữ. Ng−ời ta th−ờng dựa vào thanh điệu của ng−ời nói chứ không phải những đặc tr−ng nào khác để nhận diện ra đó là ph−ơng ngữ của miền nào, thổ ngữ của huyện nào, xã nào. Mỗi ph−ơng ngữ, thổ ngữ có một hệ thống thanh điệu riêng. Khi nghe ng−ời
nói một thổ ngữ lạ, ta phải xác lập cho đ−ợc cái mã của thanh điệu thì mới nghe đ−ợc nội dung câu chuyện. Các hệ thống thanh điệu của các ph−ơng ngữ có số l−ợng và chất l−ợng không giống nhau.
Do những đặc điểm riêng nên thanh điệu có sự gắn bó nhiều hơn với vần cái, ít hơn với âm đầu. Nếu theo căn cứ phân chia từ tr−ớc đến nay của các nhà nghiên cứu thì trong ph−ơng ngữ Bắc Bộ có 6 thanh: