Những đặc điểm ngữ âm của ph−ơng ngữ Trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát từ ngữ địa phương huyện hậu lộc, tỉnh thanh hóa (Trang 44 - 45)

II. Từ địa ph−ơng Hậu Lộc

2. Những đặc điểm ngữ âm của ph−ơng ngữ Trung

- Hệ thống thanh điệu: có 5 thanh, khác với hệ thống thanh điệu ph−ơng ngữ Bắc cả về số l−ợng lẫn chất l−ợng

- Hệ thống phụ âm đầu: có 23 phụ âm đầu, hơn ph−ơng ngữ Bắc ba phụ âm uốn l−ỡi [s, z, t] chữ quốc ngữ ghi bằng s, r, tr. Trong nhiều thổ ngữ có hai phụ âm bật hơi [ph, kh] (giống nh− chữ viết đã ghi lại) thay cho 2 phụ âm xát [f, x] trong ph−ơng ngữ Bắc.

- Trong hệ thống âm cuối, đôi phụ âm [-ng, -k] có thể kết hợp đ−ợc với các nguyên âm tr−ớc, giữa và sau. Tuy vậy, trong những từ chính trị – xã hội mới xuất hiện gần đây vẫn có các cặp âm cuối [-nh, -ch] và [-ngm, -kp].

Ph−ơng ngữ Trung cũng gồm ba ph−ơng ngữ nhỏ hơn khác nhau về thanh điệu:

a) Ph−ơng ngữ Thanh Hoá lẫn lộn thanh hỏi và thanh ngã (phát âm không phân biệt), các thanh còn lại nhìn chung giống với ph−ơng ngữ Bắc.

Ph−ơng ngữ vùng Hậu Lộc cũng mang đặc điểm chung này nh−ng ngoài ra còn có một số đặc điểm khác biệt. Điều này chúng ta sẽ thấy rõ qua việc khảo sát các thổ ngữ trong vùng Hậu Lộc.

b) Ph−ơng ngữ vùng Nghệ Tĩnh không phân biệt thanh ngã với thanh nặng. Cả 5 thanh tạo thành hệ thống thanh điệu khác với Ph−ơng ngữ Bắc, có độ trầm lớn hơn.

c) Ph−ơng ngữ vùng Bình Trị Thiên không phân biệt thanh hỏi với thanh ngã. Nh−ng về mặt điệu tính các thanh lại giống với thanh điệu Nghệ Tĩnh. Riêng vùng Thừa Thiên Huế có hệ thống vần và âm cuối giống với ph−ơng ngữ Nam. Do sự pha trộn ph−ơng ngữ Trung và ph−ơng ngữ Nam trong ph−ơng ngữ Thừa Thiên – Huế, nên nó không tiêu biểu cho cả vùng. Tiêu biểu cho ph−ơng ngữ Trung là ph−ơng ngữ từ Nghệ Tĩnh đến sông Bến Hải.

Nh− vậy ph−ơng ngữ Trung bao gồm ba vùng ph−ơng ngữ t−ơng đối khác nhau về một số đặc tr−ng, trong đó ph−ơng ngữ Thanh Hoá giữ một vai trò và vị trí riêng. Cùng nằm trong hệ thống chung của ph−ơng ngữ Trung nh−ng ph−ơng ngữ Thanh Hoá vẫn có những nét khác biệt. Điều này có đ−ợc là do sự hợp thành của các thổ ngữ. Mỗi thổ ngữ trong vùng, bên cạnh đặc điểm chung đó vẫn tồn tại những nét khác biệt. Chính quá trình miêu tả các thổ ngữ cụ thể chúng ta mới tìm đ−ợc một diện mạo vừa chung lại vừa riêng cho ph−ơng ngữ Thanh Hoá. Quá trình đó cũng không nằm ngoài sự so sánh chung giữa các vùng ph−ơng ngữ lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát từ ngữ địa phương huyện hậu lộc, tỉnh thanh hóa (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)