Đặc điểm chung của thanh điệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát từ ngữ địa phương huyện hậu lộc, tỉnh thanh hóa (Trang 65 - 69)

II. Đặc tr−ng ngữ âm của từ ngữ địa ph−ơng Hậu Lộc

3. Hệ thống thanh điệu

3.1. Đặc điểm chung của thanh điệu

Trong những phần trên chúng ta đã cắt âm tiết ra thành những phần khác nhau và khảo sát các đơn vị nối tiếp nhau theo trật tự tuyến tính của lời nói, hay còn gọi là những đơn vị đoạn tính. Thanh điệu cũng là một thành phần không thể thiếu của âm tiết, bao trùm lên cả âm tiết. Đó là đơn vị siêu đoạn.

Nếu nh− trong các ngôn ngữ châu Âu, trọng âm là thành phần siêu đoạn, không có giá trị khu biệt ý nghĩa thì thanh điệu trong tcác ngôn ngữ Đông Nam á, cụ thể là tiếng Việt đều có giá trị âm vị học, dùng để phân biệt ý nghĩa nh− các đơn vị đoạn tính.

Để làm đ−ợc chức năng khu biệt ý nghĩa, một hệ thống thanh điệu phải có ít nhất hơn hai thanh điệu và đối lập nhau về âm vực (trầm – bổng) hay âm điệu (bằng phẳng – không bằng phẳng).

Thanh điệu là đơn vị siêu đoạn hay còn gọi là điệu vị và nhờ có nó mà các đơn vị đoạn tính đ−ợc tổ chức thành một thể thống nhất lớn hơn cũng nh− để phân biệt các tín hiệu ngôn ngữ. Theo cách hiểu thống th−ờng thanh điệu là sự nâng cao hoặc hạ thấp giọng nói trong một âm tiết có tác dụng khu biệt âm thanh của từ hoặc hình vị.

Từ kết quả thực nghiệm cho thấy thanh điệu đ−ợc xác định tr−ớc hết là ở sự vận động của thanh cơ bản trong quá trình phát âm âm tiết. Sự vận động của thanh cơ bản có thể biểu diễn d−ới dạng đ−ờng cong nh− là đồ thị của hàm song âm phụ thuộc vào thời gian. Tần số thanh cơ bản mang tính t−ơng đối nh−ng chỉ đặc tr−ng cho mỗi thanh điệu. Đ−ờng nét của thanh cơ bản đ−ợc xác định bằng sự biến đổi tần số dao động của dây thanh và các cơ quan thanh quản cũng nh− áp suất dòng khí đi qua thanh môn điều phối. Nh− vậy thanh điệu là sự tổng hợp các tiêu chí về độ cao kết hợp với sự điều phối của các cơ trong thanh quản và dòng khí đi qua thanh môn tạo nên các kiểu tạo thanh hay chất giọng khác nhau.

Trong tiếng Việt thanh điệu là một trong những đặc điểm để phân biệt ph−ơng ngữ, thổ ngữ. Ng−ời ta th−ờng dựa vào thanh điệu của ng−ời nói chứ không phải những đặc tr−ng nào khác để nhận diện ra đó là ph−ơng ngữ của miền nào, thổ ngữ của huyện nào, xã nào. Mỗi ph−ơng ngữ, thổ ngữ có một hệ thống thanh điệu riêng. Khi nghe ng−ời

nói một thổ ngữ lạ, ta phải xác lập cho đ−ợc cái mã của thanh điệu thì mới nghe đ−ợc nội dung câu chuyện. Các hệ thống thanh điệu của các ph−ơng ngữ có số l−ợng và chất l−ợng không giống nhau.

Do những đặc điểm riêng nên thanh điệu có sự gắn bó nhiều hơn với vần cái, ít hơn với âm đầu. Nếu theo căn cứ phân chia từ tr−ớc đến nay của các nhà nghiên cứu thì trong ph−ơng ngữ Bắc Bộ có 6 thanh: thanh ngang, thanh huyền, thanh ngã, thanh hỏi, thanh sắc, thanh nặng. Mỗi thanh đều có ký hiệu để ghi lại trừ thanh ngang không đ−ợc thể hiện bằng ký hiệu gì.

Xét về mặt lịch sử thanh điệu là kết quả của quá trình chuyển hoá các yếu tố âm thanh chiết đoạn thành siêu đoạn. Theo lý thuyết của A.G. Haudricourt hệ thống thanh điệu tiếng Việt hiện đại là kết quả của hai quá trình:

1. Các âm cuối – h- ? biến mất tạo nên đ−ờng nét thanh điệu: các thanh bằng (ngang – huyền) các thanh không bằng (sắc – nặng) và các thanh gãy (hỏi – ngã)

2. Quá trình vô thanh hoá các âm đầu hữu thanh làm xuất hiện sự đối lập về âm vực thanh điệu: các thanh cao (thanh ngang, thanh sắc, thanh hỏi), các thanh thấp (thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng). A.G. Haudricourt đã chứng minh mộtcách thuyết phục rằng sự xuất hiện về đ−ờng nét xảy ra tr−ớc sự xuất hiện đối lập về âm vực và hệ thanh điệu tiếng Việt đ−ợc hình thành là kết quả của quá trình trên.

Sau bài báo nổi tiếng “Về nguồn gốc thanh điệu tiếng Việt” của A.G. Haudricourt, một số tác giả khác nh− Trần Trí Dõi, Efimov, M. Ferlus, Nguyễn Văn Lợi đã có những bổ sung vào lý thuyết của A.G. Haudricourt. Các tác giả nh− Vũ Bá Hùng, Hoàng Cao C−ơng bằng các

cứ liệu thực nghiệm đã tiếp tục làm sáng tỏ con đ−ờng đi từ yếu tố chiết đoạn đến yếu tố siêu đoạn của thanh điệu tiếng Việt.

Hệ thống thanh điệu tiếng Việt đ−ợc thể hiện rất khác nhau ở các địa ph−ơng, cho nên thanh điệu là một yếu tố quan trọng để nhận diện ph−ơng ngữ, thổ ngữ. Theo Nguyễn Tài Cẩn, hệ thống thanh điệu thể hiện đầy đủ nhất ở ph−ơng ngữ Bắc, các vùng còn lại đa số chỉ có 5 thanh vì hai thanh nào đó không tách ra đ−ợc mà nhập làm một. ở Nghệ An, thanh ngã nhập với thanh nặng, ở Thanh Hoá thanh hỏi nhập với thanh ngã, ở H−ớng Hoá - Quảng Bình thì lại có sự không rõ ràng khi phát âm thanh hỏi, thanh ngã và thanh nặng. Lâu nay các nhà ngôn ngữ học đã khẳng định thanh điệu là một yếu tố nhận diện và phân biệt ph−ơng ngữ, thổ ngữ. Dân gian cũng có kinh nghiệm dựa vào thanh điệu của ng−ời nói để nhận ra ng−ời nói thuộc địa ph−ơng nào. Vì vậy ph−ơng ngữ học có thêm khái niệm nh− giọng Bắc, giọng Nam, giọng Nghệ, giọng Huế, giọng Thanh Hoá ... Nhận ra các giọng địa ph−ơng khác nhau tr−ớc hết dựa vào thanh điệu.

Việc nghiên cứu thanh điệu Thanh Hoá đã đ−ợc nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu (Hoàng Thị Châu, Đoàn Thiện Thuật, Phạm Văn Hảo, Trần Trí Dõi ...). Hầu hết các tác giả đều khẳng định hệ thống thanh điệu của ph−ơng ngữ Thanh Hoá có 5 thanh, trong đó thanh ngã và thanh hỏi không có sự phân biệt rõ ràng. Tuy nhiên, xét trong một phạm vi nhỏ hơn thì hệ thống này cũng có những xê dịch nhất định. Ví nh− ng−ời sống ở thành phố, thị trấn của các huyện lỵ lại có xu h−ớng phát âm gần giống với hệ thống thanh điệu của ph−ơng ngữ Bắc. Xu h−ớng này càng đ−ợc thấy rõ nếu chúng ta khảo sát các đối t−ợng trẻ tuổi, đặc biệt là những ng−ời trong độ tuổi đi học. Cũng nằm trong xu h−ớng này, trên địa bàn Hậu Lộc ng−ời dân không phát âm thuần nhất. Khu vực thị trấn vẫn theo xu h−ớng chuẩn hoá theo tiếng Việt văn hoá.

Các vùng còn lại, tuỳ theo đặc điểm dân c− từ lâu đời mà phát âm khác nhau. Trong sự thống nhất chung của toàn vùng lại có sự khác biệt. Đó mới là nguyên nhân làm nên sự đa dạng của một ph−ơng ngữ với những cộng đồng c− dân t−ơng đối khác nhau.

Việc xác định nét ngữ âm cho hệ thanh điệu tiếng Việt cho đến nay vẫn ch−a có sự thống nhất trong nghiên cứu. Theo Đoàn Thiện Thuật thì chỉ có ba thế đối lập (1. Cao – thấp, 2. Gãy – không gãy, 3. đi lên - đi xuống) là có giá trị âm vị học. Thế đối lập (1) thuộc về âm vực, còn thế đối lập (2) và (3) thuộc về âm điệu. Ba thế đối lập đó tạo thành 6 thanh điệu khác nhau.

Theo quan điểm này, khi mô tả hệ thống thanh điệu Hậu Lộc chúng tôi sử dụng một tập nét ngữ âm điệu tính và phi điệu tính. T− liệu để khảo sát và miêu tả dựa vào quan sát bằng thính giác kết hợp với sự phân tích t− liệu lấy đ−ợc do ghi âm lại quá trình phát âm của ng−ời dân địa ph−ơng. Kết quả điều tra điền dã cho chúng tôi thấy chỉ có ba thế đối lập 1. Cao – thấp, 2. Gãy – không gãy, 3. đi lên - đi xuống là có giá trị âm vị học. Sáu thanh điệu đ−ợc tạo thành đủ các tiêu chí để khu biệt lẫn nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát từ ngữ địa phương huyện hậu lộc, tỉnh thanh hóa (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)