Khái niệm điểm nhìn nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết báu vật của đời (mạc ngôn) (Trang 26)

5. Cấu trúc của luận văn

1.2. Điểm nhìn nghệ thuật

1.2.1. Khái niệm điểm nhìn nghệ thuật

Điểm nhìn là vấn đề then chốt của kết cấu tác phẩm văn học, là một trong những yếu tố hàng đầu của sáng tạo nghệ thuật. Để có thể sáng tạo được tác phẩm văn học, trước tiên nhà văn phải xác định được điểm nhìn của mình, tức phải tạo ra mối quan hệ giữa người sáng tạo với cái được sáng tạo. Bởi “Không thể có nghệ thuật nếu không có điểm nhìn, vì nó thể hiện sự chú ý quan tâm và đặc điểm của chủ thể trong việc sáng tạo ra cái nhìn nghệ thuật. Giá trị của sáng tạo nghệ thuật một phần không nhỏ là do đem lại cho người thưởng thức một cái nhìn mới đối với cuộc sống, sự thay đổi từ nghệ thuật bắt đầu từ sự thay đổi điểm nhìn”.[15;113]

Bàn về khái niệm điểm nhìn đã có rất nhiều ý kiến đưa ra. Pospelov cho rằng trong tác phẩm tự sự điều quan trọng là tương quan giữa các nhân vật với chủ thể trần thuật, hay nói cách khác, điểm nhìn của người trần thuật đối với những gì mà anh ta miêu tả.

Theo “Từ điển thuật ngữ văn học”: “Điểm nhìn là vị trí từ đó người trần thuật nhìn ra và miêu tả sự vật trong tác phẩm (...). Điểm nhìn nghệ thuật có thể hiểu là điểm rơi của cái nhìn khách thể. Điểm nhìn nghệ thuật biểu hiện qua các phương tiện nghệ thuật, ngôi kể, cách xưng gọi sự vật, cách dùng từ ngữ, kiểu câu... Điểm nhìn cung cấp một phương diện để người đọc nhìn sâu vào cấu tạo nghệ thuật và nhận ra đặc điểm phong cách ở trong đó”[15;113].

Còn Trần Đình Sử quan niệm: “Điểm nhìn là vị trí của chủ thể trong không gian, thời gian, thể hiện ở phương hướng nhìn, khoảng cách nhìn, ở đặc điểm của khách thể nhìn”[44;150] và “nó không chỉ là điểm nhìn thuần túy quang học mà còn mang nội dung quan điểm, lập trường tư tưởng”[44;149]. Bielinxki đã từng nói: khi đứng trước một phong cảnh đẹp thì chỉ có một điểm nhìn làm cho ta thấy toàn cảnh và chiều sâu của nó. Nếu đứng gần hoặc xa quá lệch về phía bên phải, phía bên trái quá cũng sẽ làm cho phong cảnh mất đi vẻ toàn thiện, toàn mỹ.

Nguyễn Thái Hòa: “Điểm nhìn nghệ thuật là những thông tin ngầm ẩn mang màu sắc tu từ, gợi cảm hứng thẩm mỹ phải được người đọc tiếp nhận bằng thao tác suy ý thông qua các mối quan hệ giữa người kể và cốt truyện, người kể và nhân vật, người kể và lời kể, người kể chuyện và người đọc hàm ẩn [45;92]

Theo quan điểm của nhà tự sự học Pháp G. Genette thì điểm nhìn tự sự là tiêu cự, từ đó G. Gennette chia ra làm ba loại hình tự sự: Tự sự với tiêu cự bằng không; tự sự với tiêu cự bên trong; tự sự với tiêu cự bên ngoài.

Như vậy, qua một số ý kiến của các nhà nghiên cứu về điểm nhìn, chúng ta thấy điểm nhìn giữ một vị trí quan trọng trong tác phẩm văn học. Nó thể hiện vị trí của chủ thể khi quan sát, kể chuyện và quan điểm của họ khi miêu tả thế giới, và đôi khi có cả không gian, thời gian để quan sát và kể lại cho độc giả nghe.

Trong tác phẩm văn học cổ trung đại hầu hết chỉ có một người kể với một điểm nhìn duy nhất. Nhưng trong văn học hiện đại khuynh hướng tự sự nổi bật nhất là tự sự “di động điểm nhìn” tạo nên một sự biến chuyển linh hoạt trong truyện kể.

.2.2. Điểm nhìn trong tiểu thuyết “Báu vật của đời”

1.2.2.1. Điểm nhìn bên trong

Điểm nhìn bên trong tức là nhìn “với” nhân vật, đây là cái nhìn mang tính chủ quan đã được nhân vật hóa. Lựa chọn điểm nhìn bên trong, Mạc Ngôn dễ dàng thâm nhập vào đời sống nội tâm nhân vật, vào thế giới của câu chuyện tạo nên ở độc giả những cảm giác trực tiếp, gần gũi với thế giới nhân vật, khiến độc giả không có cảm giác đang nghe kể mà đang được chứng kiến trực tiếp.

Điểm nhìn bên trong chiếm vị trí chủ đạo trong “Báu vật của đời”. Thế giới trong tác phẩm được khúc xạ qua tâm hồn trẻ thơ của Kim Đồng. Có thể nói, điểm nhìn của Kim Đồng gần như thống lĩnh toàn tác phẩm. Ngay từ khi vừa cất tiếng khóc chào đời, Kim Đồng đã thay thế người kể chuyện hàm ẩn đảm trách nhiệm vụ kể chuyện.

Kim Đồng là một tâm hồn được trẻ thơ hóa. Vì vậy từ điểm nhìn của Kim Đồng, lịch sử, chính trị, chiến tranh, tôn giáo, đạo đức, tình yêu, tình dục… đều được nhìn nhận tái hiện một cách khách quan, hồn nhiên, trần trụi và chân thực. Từ điểm nhìn bên trong, nhìn “với” Kim Đồng này, Mạc Ngôn đã lý giải những vấn đề lớn lao nặng nề của lịch sử và nhân sinh. Trong các tiểu thuyết của mình, Mạc Ngôn cũng đã lựa chọn điểm nhìn trẻ thơ để tái hiện hiện thực như Đậu Quan trong “Gia tộc cao lương đỏ”, Triệu Giáp trong “Đàn hương hình”, La Tiểu Thông trong “41 chuyện tầm phào”, Lam Ngàn Năm Đầu To trong “Sống đọa thác đày”.

Điểm nhìn của Kim Đồng có sự phức hợp giữa chất trẻ thơ và chất ngoại lai. Qua lăng kính của Kim Đồng, những biến cố trong cuộc đời con người, trong lịch sử gia đình Thượng Quan, lịch sử Đông Bắc Cao Mật dù vinh quang hay khổ nhục đều trở thành một ấn tượng. Ấn tượng đó được nhận thức, lý giải, lưu giữ trong ký ức Kim Đồng một cách trong veo, vô nhiễm và khách quan. Nhờ vậy, lịch sử của gia tộc Thượng Quan, của Đông Bắc Cao Mật với bao biến động, thăng trầm, bể dâu được bình xét vô tư nhất, trọn vẹn nhất và đau đớn nhất.

Sự diễn biến dữ dội của cuộc sống táp thẳng vào tâm hồn ngây thơ của Kim Đồng. Vì thế cái nhìn của Kim Đồng luôn nhuốm màu sắc khiếp nhược. Hiện thực

đối với anh đều quá sức chịu đựng khiến tâm hồn anh ngày càng yếu đuối, “trẻ con”.

Vì không sinh được con trai, mẹ bị gia đình chồng rẻ rúng, hành hạ. Mẹ phải chung chạ với nhiều người đàn ông để sinh con vì chồng của mẹ bị vô sinh. Bà nội định bóp chết chị gái song sinh với Kim Đồng khi biết rằng đó không phải là máu mủ nhà bà. Để cứu con gái, mẹ đã đánh chết bà nội. Đàn con của mẹ có đủ mọi thành phần trong xã hội. Mỗi người chọn một con đường, một cách sống. Họ thậm chí còn xung khắc nhau, thù ghét nhau theo sự lựa chọn chính kiến, lý tưởng. Và cuối cùng họ đều trở về cát bụi bằng những cái chết thê thảm. Song song với số phận gia đình Thượng Quan là lịch sử chát chúa của mảnh đất Cao Mật dội vào tâm hồn ngây thơ của Kim Đồng. Sự ác liệt của chiến tranh chống Nhật, nội chiến Quốc- Cộng, sự tàn khốc của Cách mạng văn hóa, sự tráo trở của kinh tế thị trường… là tất cả những gì mà đất nước Trung Hoa đã gánh chịu trong suốt 100 năm qua. Đi cùng với những bước ngoặt lịch sử ấy là sự tha hóa đến tột cùng, đến tội nghiệp, đáng kinh ngạc, đáng thương và đáng ghét của con người: nỗi khát khao được thỏa mãn bản năng đến mức phải đánh đổi sinh mệnh của mình như Kiều Kỳ Sa, Long Thanh Bình, Lai Đệ, Hàn Chim; nỗi gian truân đến cùng cực của người mẹ; vì tiền mà đánh đổi cả quyền cao chức trọng và mạng sống như Lỗ Thắng Lợi; tráo trở tình cảm để thỏa mãn tham vọng cá nhân: Uông Ngân Chi, Cảnh Liên Liên; sự yếu hèn đến bạc nhược của Kim Đồng. Những cơn lốc của lịch sử gia đình, đất nước cứa vào tâm hồn trẻ thơ của anh. Vì vậy, anh phải tìm về với thiên tính nữ để cân bằng và trốn chạy.

Bên cạnh điểm nhìn của Kim Đồng là điểm nhìn của Thượng Quan Lỗ Thị. Bà là một phụ nữ nông thôn vùng Đông Bắc Cao Mật phải chịu đựng đau khổ chất chồng. Lấy chồng, chồng bất lực nhưng người phải mang tội lại là bà. Để vùng thoát khỏi không khí nặng nề của gia đình chồng, bà phải đi xin giống thiên hạ: “Chú ơi! đời là thế, cháu muốn làm chính chuyên liệt nữ thì bị đánh, bị mắng, bị trả về nhà mẹ đẻ. Cháu đi xin trộm giống của người khác thì lại trở thành chính nhân quân tử! Chú ơi, con thuyền của cháu sớm muộn cũng chìm, không chìm ở rãnh

nước nhà chú Kèo thì cũng chìm trong rãnh nước của nhà chú Cột, chú ơi” [34;750]. Bằng cuộc đời đau khổ của mình, “Mẹ nhận ra một chân lý nghiệt ngã: là đàn bà không lấy chồng không được, lấy chồng mà không sinh con không được, sinh con toàn con gái cũng không được. Muốn có địa vị trong gia đình dứt khoát phải sinh con trai”[34;739]. Số phận của Thượng Quan Lỗ Thị tiêu biểu cho số phận của những người phụ nữ Trung Quốc trong xã hội phong kiến coi rẻ giá trị, phẩm giá người phụ nữ. Đi qua những uất ức, đau thương, tủi nhục nhưng trên hết ở Thượng Quan Lỗ Thị là lòng ham sống, khát khao sống: “Chết thì dễ, sống mới khó, càng khó càng phải sống”[34;436], “Thiên đường dù có đẹp mấy cũng không bằng ba gian nhà nát của mình” [34;335]. Đó chính là triết lý nhân sinh giản dị cao đẹp, giàu tính nhân văn mà Mạc Ngôn muốn gửi gắm qua nhân vật này.

1.2.2.2. Điểm nhìn bên ngoài

Đây là cái nhìn khách quan, trung tính ghi lại hiện thực như nó vốn có. Lựa chọn điểm nhìn bên ngoài, Mạc Ngôn đã tạo ra một khoảng cách nhất định đối với nhân vật và sự kiện được miêu tả. Nhà văn cố gắng tối đa trong việc giảm sự can thiệp của mình vào tác phẩm, tạo cho độc giả độ tin cậy cao vào những sự kiện chân thực, chính xác. Điểm nhìn bên ngoài chỉ xuất hiện khá khiêm tốn trong tác phẩm nhưng lại có tác dụng quan trọng.

Trong chương 1, bằng điểm nhìn khách quan, nhà văn đã tái hiện sự ra đời của Kim Đồng, Ngọc Nữ với bao đau đớn, quằn quại, chết đi sống lại của người mẹ. Song song với hình ảnh về sự sinh nở của chị Lỗ là hình ảnh của con lừa nhà Thượng Quan trở dạ. Gia đình chồng bận rộn chăm sóc cho con lừa. Không một lời bình luận nhưng với điểm nhìn khách quan, nhà văn đã tái hiện hai hình ảnh song song về sự sinh nở của một bên là Thượng Quan Lỗ Thị và một bên là con lừa nhà Thượng Quan. Và với bức tranh chân thực này, nhà văn đã rót vào ấn tượng chủ quan của người đọc hơn bất cứ một lời bình luận, đánh giá nào.

Cũng bằng cái nhìn đó, trong chương 1, nhà văn đã phản ánh sự ác liệt của chiến tranh bằng việc tái hiện lại trận đánh giữa phát xít Nhật với Hỏa Mai Lừa

Đen. Không gian ngoài đê sông Thuồng Luồng hiện lên như một bộ phim trước mắt: súng nổ, cảnh chết chóc, nước sông Thuồng Luồng đỏ màu máu.

Như vậy, với việc sử dụng điểm nhìn bên ngoài, Mạc Ngôn đã bộc lộ một thái độ khách quan đối với hiện thực và câu chuyện được miêu tả. Lựa chọn điểm nhìn này, nhà văn muốn đứng từ bên ngoài để khám phá hiện thực. Sự việc đều xảy ra một cách khách quan như nó vốn thế và sẽ phải thế. Tuy nhiên, điểm nhìn bên ngoài không phải là sự lựa chọn duy nhất trong chương này. Để tăng thêm độ chính xác, chân thực, nhà văn đã kết hợp sử dụng điểm nhìn bên trong.

1.2.2.3. Sự di chuyển linh hoạt giữa các điểm nhìn

Trong “Báu vật của đời”, Mạc Ngôn sử dụng hai kiểu người kể chuyện chính là người kể chuyện kể từ ngôi thứ ba và người kể chuyện kể từ ngôi thứ nhất, đồng thời số người kể chuyện tăng dần theo diễn tiến của truyện. Do đó, sự di chuyển điểm nhìn từ điểm nhìn bên ngoài sang điểm nhìn bên trong, sự di động điểm nhìn từ người kể chuyện bậc một sang người kể chuyện bậc hai là một hệ quả tất yếu. Nhờ có sự di động điểm nhìn đã tạo nên sự biến hóa ảo diệu, dịch chuyển bất ngờ. Thế giới trong tác phẩm hiện lên sinh động và đậm chất hiện thực. Sự đa dạng hóa về điểm nhìn tạo nên tính đa thanh, đối thoại trong tác phẩm.

Mạc Ngôn đã tổ chức đan xen nhiều điểm nhìn. Điểm nhìn khách quan, trung tính của người kể chuyện, điểm nhìn từ chính những nhân vật trong thế giới ấy. Tác phẩm có sự di chuyển điểm nhìn từ người kể chuyện sang nhân vật hay nói cách khác từ điểm nhìn bên ngoài vào bên trong. Việc phân tích một đoạn văn thuộc chương 5 dưới đây sẽ chỉ ra về sự di động điểm nhìn đã được Mạc Ngôn sử dụng trong kĩ thuật viết:

(1)”Kim Đồng cố nhai những cành liễu, cảm thấy đây là loại thức ăn ngon nhất mà người ta không để ý tới. (2) Lúc đầu cậu cảm thấy ngọt nhưng sau thấy rất chát, không sao nuốt được, cậu hiểu người ta không ăn chúng là có lý. (3) Cậu nhai những cành liễu mà nước mắt giàn giụa, qua màn nước mắt, cậu thấy câu chuyện phía trước đã kết thúc, Trương Rỗ đã lỉnh đi, Kiều Kỳ Sa thì nhìn quanh bằng cặp mắt đờ đẫn. (4) Sau đó, đầu chị va phải một cành liễu chị cũng bỏ đi” [34;531]

Câu 1 và câu 3 có tới hai điểm nhìn. Ở câu 1, “Kim Đồng cố nhai những cành liễu” là điểm nhìn bên ngoài; “cảm thấy đây là loại thức ăn ngon nhất mà người ta không để ý tới” là điểm nhìn bên trong. Ở câu 4, “Cậu nhai những cành liễu mà nước mắt giàn giụa, qua màn nước mắt” là điểm nhìn bên ngoài; “cậu thấy câu chuyện phía trước đã kết thúc” là điểm nhìn bên trong; “Trương Rỗ đã lỉnh đi, Kiều Kỳ Sa thì nhìn quanh bằng cặp mắt đờ đẫn” là điểm nhìn bên ngoài.

Sự di chuyển linh hoạt giữa các điểm nhìn giúp nhân vật xây dựng lên một thế giới hiện thực trong tính chỉnh thể toàn vẹn. Người đọc không chỉ quan sát thế giới ấy mà còn cùng lắng nghe, cùng cảm nhận thế giới, con người trong tác phẩm. Ở đoạn văn trên, qua điểm nhìn bên ngoài, người đọc thấy hiện lên hình ảnh Kim Đồng ăn lá liễu để chống chọi lại cái đói và cậu chứng kiến cảnh Kiều Kỳ Sa thất thân trước Trương Rỗ. Nhưng với điểm nhìn bên trong, người đọc cảm nhận vị chát, vị ngọt của lá liễu, hiểu được tâm trạng Kim Đồng trong tình cảnh đói và khi chứng kiến chị Bảy của cậu vì miếng ăn mà khuất phục tên cấp dưỡng Trương Rỗ. Tâm trạng của cậu có phần xót xa, thông cảm, đau đớn.

Tác phẩm có sự di chuyển điểm nhìn từ người kể chuyện bậc một sang bậc hai. Mạc Ngôn sử dụng điểm nhìn của Kim Đồng để kể về Hàn Chim trong buổi báo cáo. Không khí buổi báo cáo đông nghịt người, phóng viên chụp ảnh từ nhiều góc độ, dáng vẻ bối rối sợ hãi của anh đều được Kim Đồng quan sát, kể lại. Nhưng khi Hàn Chim kể về câu chuyện anh lưu lạc mười lăm năm tại rừng Hokaido (Nhật Bản) chống chọi lại cái đói, cái rét và nỗi hoang mang về tinh thần thì đó là sử dụng điểm nhìn của Hàn Chim. Tương tự như vậy, nhà văn sử dụng điểm nhìn của Kim Đồng để kể về buổi triển lãm giáo dục giai cấp mà cậu và các học sinh tiểu học vùng Cao Mật tham gia trong buổi triển lãm đó. Sự xuất hiện của nhân vật bà Quách trong được nhìn nhận bởi cái nhìn Kim Đồng. Nhưng câu chuyện của bà về việc Tư Mã Khố tha chết cho bà thì lại sử dụng điểm nhìn của bà Quách. Sự di động điểm nhìn từ người kể chuyện bậc một sang bậc hai mà thực chất là của người kể chuyện sang nhân vật và ngược lại đã tạo nên một sự linh hoạt cho nghệ thuật kể

chuyện của tác phẩm. Sự di động điểm nhìn tạo nên những biến hóa ảo diệu, dịch chuyển bất ngờ khiến cho nghệ thuật kể chuyện đạt đến độ năng động tuyệt vời.

Trong “Báu vật của đời”, nhà văn đã di chuyển điểm nhìn từ nhân vật này

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết báu vật của đời (mạc ngôn) (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)