Huyền thoại hóa nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết báu vật của đời (mạc ngôn) (Trang 44 - 53)

2..2 Thủ pháp kì ảo

2.2.3. Huyền thoại hóa nhân vật

Trong cuốn sách “Những huyền thoại”, R.Barthes khẳng định “Huyền thoại là một hệ thống thông báo, là một thông điệp”[28;386]. Huyền thoại phần lớn gắn với yếu tố hoang đường (như thần thoại) nhưng cũng có khi nó chỉ là những yếu tố

đời thường đi vào tiểu thuyết như những “huyền thoại tự phát” góp phần xây dựng nên những hình tượng nghệ thuật in đậm dấu ấn sáng tạo.

Huyền thoại thuộc về môn khoa học của ngôn ngữ học, đó là ký hiệu học, mà theo R. Barthes “mọi ký hiệu học đều có tiền đề là mối tương quan giữa hai vế, cái biểu đạt và cái được biểu đạt” [28;387]. Vì thế, việc vận dụng phương thức huyền thoại khi xây dựng nhân vật giúp hình tượng nhân vật trở nên sống động ly kỳ và mang nhiều ý nghĩa biểu tượng.

2.2.3.1 Nhân vật đứa trẻ

Sự ra đời của Kim Đồng bắt đầu từ niềm khao khát có một đứa con trai của gia đình Thượng Quan. Kim Đồng ra đời không đơn thuần là sự kết hợp của hai người yêu nhau giữa mục sư Maloa và Thượng Quan Lỗ Thị mà là sự kết hợp giữa hai nền văn hóa phương Tây và phương Đông.

Người mẹ mang thai Kim Đồng trong mười hai tháng, giống như sự sinh thành những đứa trẻ kỳ lạ trong văn học cổ xưa. Kim Đồng được sinh ra trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt. Nhật sắp tràn vào thôn. Người mẹ phải trải qua cơn vượt cạn với bao vật vã đau đớn, đầy máu và nước mắt. Kim Đồng sinh ra tưởng không còn sự sống và kì tích đã xảy ra đứa bé ấy lại được hồi sinh chính trong tay kẻ thù của mình và nghiễm nhiên trở thành chứng nhân cho lịch sử Cao Mật. Phương thức huyền thoại hóa đã làm cho sự xuất hiện của Kim Đồng trở nên ly kỳ và bí hiểm.

Cậu bé Kim Đồng được đặt tên trong một hoàn cảnh đặc biệt. Đúng hôm cậu tròn 100 ngày, bà Lỗ đưa hai chị em đến nhà thờ làm lễ rửa tội và đặt tên. Mục sư Maloa- cha của hai đứa trẻ đã điểm hết những tên người tên hiệu của Trung Quốc và nước ngoài từ trên trời đến dưới đất, từ cổ chí kim để đặt tên cho con. Cái tên xuất hiện trong đầu chưa kịp nói ra thì đúng lúc đó năm tên đội viên Đội Hỏa Mai xông vào nhà thờ chiếm giữ nhà thờ làm nơi nhốt lừa. Cuộc ẩu chiến không cân sức diễn ra, kết quả vị mục sư người Thụy Điển bị nhục mạ, bị bắn thương tích đầy người. Quá xấu hổ và đau đớn vì không bảo vệ được người phụ nữ của mình, không giữ được sự tôn nghiêm của đất Thánh, mục sư đã nhảy từ gác chuông tự vẫn. Trước khi chết, ông đã viết lên tường bốn chữ: “KIM ĐỒNG- NGỌC NỮ”. Đó

chính là nguồn gốc cái tên của Kim Đồng, gắn với cái chết của người cha, nỗi đau âm ỉ trong cuộc đời người mẹ và một giai đoạn lịch sử bạo loạn vùng Cao Mật. Kim Đồng, Ngọc Nữ không phải là tên Thánh mà là tên gọi của những Đồng tử hầu hạ bên Bồ tát trong Phật giáo. Nhân vật đứa trẻ được huyền thoại hóa theo motip dân gian. Kim Đồng- nhân vật đứa trẻ mang đầy tính ám dụ huyền thoại, Mạc Ngôn đã tạo cho người đọc một sự trông đợi vào tương lai cậu bé Kim Đồng như những anh hùng phi thường trong quá khứ.

Nhưng trái lại, Kim Đồng chỉ mãi là “một ông già bú tí”, suốt đời treo tư tưởng trên bầu vú. Quá lưu luyến với bầu vú, khi buộc phải cai sữa Kim Đồng đã tìm đến cái chết. Đến năm 7 tuổi, Kim Đồng mới chịu uống sữa dê thay vì bú tí mẹ. Mọi cảm xúc yêu ghét của Kim Đồng đều bắt nguồn từ bầu vú. Sợ Tư Mã Đình chiếm đoạt bầu vú mẹ, Kim Đồng đã phản đối mẹ cải giá với ông ta. Niềm si mê bầu vú độc nhất của Kim Một Vú đã thôi thúc Kim Đồng tìm đến với mụ Kim. Và cũng chính niềm si mê bầu vú một cách tự nhiên khiến Kim Đồng không làm chủ được tình hình đã đẩy anh đến cuộc hôn nhân oan trái với người đàn bà đầy tính toán Uông Ngân Chi.

Kim Đồng chỉ biết ngán ngẩm nhìn cuộc sống bằng đôi mắt bất lực. Anh không dám hành động và cũng không có khả năng hành động. Năm 13 tuổi, trên đường đi học về, anh bị bọn Vũ Vân Vũ chặn đánh. Không dám một lời chống cự, Kim Đồng chỉ khóc lóc, ngoan ngoãn hứng chịu những cú đánh đập, khóc lóc cầu xin chúng nhanh tay giết quách đi cho rảnh nợ. Thái độ nhũn như con chi chi của Kim Đồng khác hẳn với thái độ khiêu khích, dám chống trả của Tư Mã Lương, Sa Tảo Hoa với bọn lưu manh đó.

Mẹ anh bị Quách Bình Ân đá cho ngã xuống, xách tai cho bà đứng lên rồi lại đá xuống, dậm gót chân lên lưng… Kim Đồng thấy mẹ bị đánh thì cơn giận bùng lên nhưng khi giơ nắm đấm lên, bắt gặp ánh mắt thâm hiểm của Quách Bình Ân thì anh run rẩy quỳ sụp trước mặt mẹ mà khóc.

Đặc biệt sau mười lăm năm ở nông trường lao cải ra, Kim Đồng càng yếu đuối, nhìn cuộc sống bằng đôi mắt hoảng loạn, khiếp nhược. Mọi diễn biến của

cuộc sống đều quá sức chịu đựng và quá sức tưởng tượng với anh. Trong nhà chờ xe, Kim Đồng trở thành một người cô đơn, lạc lõng xa lạ với cuộc sống. Đã hơn một lần, Kim Đồng tự ti về vẻ ngoài không giống ai. Ý thức về sự hèn kém bám chặt lấy trái tim anh. Anh tự đánh giá mình như một quái vật. Ánh mắt soi mói của người đàn ông lạ mặt ở nhà chờ xe cũng khiến tâm thần anh bất định. Anh cảm nhận ngay cả đến lão ăn mày cũng nhìn anh đầy khinh miệt.

Muốn bắt một con thỏ để bồi dưỡng cho mẹ nhưng khi lưỡi hái bập sâu vào đầu thỏ, máu me đầm đìa thì Kim Đồng lại như đứa trẻ gặp tai họa, cảm giác ớn lạnh rung chuyển toàn thân, nhớn nhác tìm người cầu cứu. Tâm lý tự ti, mặc cảm “Con thì làm nổi chuyện gì hả mẹ” [34;586] đè nặng Kim Đồng biến anh trở thành một con người bất lực vô dụng. Đến tìm Kim Một Vú, trước con mắt đổ dồn của mọi người, người anh mềm nhũn yếu ớt.

Chỉ với một hành động đi lên phòng tìm Kim Một Vú, Kim Đồng cũng phải đắn đo suy nghĩ chọn dáng đi. Cuối cùng anh chọn dáng đi được rèn luyện trong mười lăm năm ở nông trường lao cải “dáng đi của một con chó vừa bị ăn đòn, đuôi cụp xuống nhũn như con chi chi, đầu cúi nhưng mắt thì liếc ngang liếc dọc, nhanh như chớp dán lưng vào tường y hệt một tên trộm” [34;591].

Kim Đồng đã dám không làm việc theo sự sai bảo của Cảnh Liên Liên. Nhưng trước những lời nhục mạ của cháu dâu, anh không dám đối mặt, phản kích lại mà sợ hãi bỏ chạy đến bãi hoang khóc lóc thảm thiết, kể lể như một mụ đàn bà. Kim Đồng trút cơn giận với Cảnh Liên Liên lên đầu một con rắn. Ngược lại, con rắn phóng tới làm Kim Đồng sợ toát mồ hôi hột mà bỏ chạy trong tình cảnh lang thang không còn chỗ nào để đi, cái nghĩa khí từ chối yêu cầu của Cảnh Liên Liên không còn nữa. Kim Đồng hối hận vì đã không nghe lời cô ta, vì đã bồng bột rời bỏ “Trung tâm nuôi chim phương Đông”. Anh tự xỉ vả mình, tự đổ lỗi cho mình và đã quay trở lại đó định xin lỗi cô cháu dâu. Cũng may chút tự trọng cuối cùng của người đàn ông đã ngăn cản việc hành động thực hiện ý nghĩ này của Kim Đồng.

Rời khỏi “Trung Tâm nuôi chim phương Đông”, lang thang trên đường phố Không Tiếng Nói và rơi vào thế giới đen, tình cảnh của Kim Đồng trở nên đáng

thương. Bị lũ trẻ lưu manh lột hết quần áo, suýt làm mồi ngon cho lũ chó hoang. Trước những đả kích quá lớn, Kim Đồng bị chấn thương về mặt tinh thần, anh đã trốn chạy vào thế giới hoang tưởng.

Mặc dù biết việc Uông Ngân Chi tiếp cận Kim Đồng là một cái bẫy của cha con họ, trong lòng cũng không yêu người phụ nữ góa bụa này nhưng Kim Đồng vẫn xuôi theo tình cảm yếu mềm kết hôn với Uông Ngân Chi. Bị vợ giam lỏng nửa năm, tâm trạng Kim Đồng trở nên bức bối, phẫn uất. Anh chửi rủa không tiếc lời sau lưng cô ta, thậm chí nổi giận với cả cô hầu phòng. Nhưng đứng trước Uông Ngân Chi, Kim Đồng lại đuối lý, lại trở thành một kẻ vô dụng mặc cho người ta chà đạp, sỉ nhục. Để tránh việc bị đánh đập, Kim Đồng hạ nhục đến mức liếm cả thức ăn do chính anh hất bỏ còn vương vãi dưới đất. Người chồng mọc sừng Kim Đồng cũng vui vẻ bắt tay chào hỏi cả với tình nhân của vợ. Anh nghĩ ra những lý lẽ bao biện cho Uông Ngân Chi và bỏ qua lòng tự trọng hiếm hoi còn lại đến cầu xin Uông Ngân Chi tha thứ để quay về với cuộc sống mà chính anh trước đó còn cảm thấy mất tự do.

Càng ngày Kim Đồng càng tỏ ra yếu đuối, bạc nhược. Bên trong thể xác người đàn ông Kim Đồng là một tâm hồn của đứa trẻ luôn mê muội với bầu vú. Đối với cuộc sống, tâm hồn trẻ thơ của Kim Đồng luôn nhuốm màu sắc khiếp nhược. Những va đập dữ dội của đời sống đã quất ngọn roi vào tâm trí Kim Đồng khiến anh chao đảo. Sự yếu đuối của Kim Đồng bị đẩy đến tận cùng trước va đập của cuộc sống. Anh đã buông xuôi, phó mặc để dòng xoáy cuộc đời cuốn trôi và tìm đến thiên tính nữ- bầu vú để cân bằng, trốn chạy.

Nhân vật Kim Đồng mang ý nghĩa biểu trưng. Anh còn là hình ảnh của trí thức Trung Quốc thời hiện đại, một kiểu ông phỗng, một phường “giá áo túi cơm”. Từ niềm si mê bầu vú của ông già bú tí Kim Đồng, Mạc Ngôn đã đặt ra một vấn đề cấp thiết hơn cho dân tộc mình: cai sữa vật chất không quan trọng bằng cai sữa tinh thần. Cai sữa vật chất, con người ta lớn lên về thể xác; cai sữa tinh thần con người ta lớn lên về tâm hồn, nhân cách, đủ bản lĩnh làm người, bản lĩnh khẳng định “cái tôi” của mình trong cái “chúng ta”, bản lĩnh vượt qua mọi giông bão cuộc đời, bản

lĩnh biết sống đẹp, biết hưởng thụ và hiến dâng, biết đòi hỏi và đáp ứng, biết dâng tặng và hy sinh. Và ẩn sâu trong hình bóng của Kim Đồng, người đọc thấp thoáng hình ảnh của chính mình. Do vậy, hình ảnh Kim Đồng có tác dụng nhận thức sâu sắc: nhận rõ sự yếu đuối của bản thân, biết thương thân và biết đứng lên. Đó là giá trị nhân văn cao đẹp mà nhà văn muốn gửi gắm.

2.2.3.2. Nhân vật hóa thân

Người chuyển hóa thành động vật hay bị hồn nhập bởi những tinh túy của động vật là một trong những motip quen thuộc trong văn học Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung. Trong “Trăm năm cô đơn”, G.Marquez đã xây dựng những nhân vật siêu mẫu, những con người phi thường, dị thường và quái dị như huyền thoại về Rebeca ăn đất, Remediot với luồng khí độc có hiệu quả trong việc làm chết những kẻ đam mê mà không biết cách chứng tỏ tình yêu của mình. Hay người biến thành bọ hung trong tác phẩm cùng tên của Kafka.

Điều đáng nói ở đây là tất cả những nhân vật hóa thân trong “Báu vật của đời” đều là phụ nữ. Kể từ khi sáng lập vùng đất Cao Mật đến khi hình thành trấn Đại Lan tổng cộng có bảy người phụ nữ đã hóa thân. Những người phụ nữ này đều vì tình duyên trắc trở, vì vợ chồng cơm chẳng lành canh chẳng ngọt đã đội bát nhang thờ thần cáo, thần dơi, thần rắn…

Tiêu biểu nhất là sự hóa thân của cô gái thứ ba nhà Thượng Quan- Lãnh Đệ. Đây là một nhân vật xuất hiện trong một thời gian ngắn nhưng có sức ảnh hưởng lớn trong cuộc sống gia đình Thượng Quan. Sau khi các chị Lai Đệ, Chiêu Đệ lần lượt ra đi theo con đường riêng của mình, Lãnh Đệ trở thành người đảm đương chính các công việc nhà. Nhờ mối quan hệ đặc biệt giữa Hàn Chim- Lãnh Đệ, nhà Thượng Quan vẫn có thịt chim ăn vượt qua những ngày khó khăn, đói kém. Khi trở thành Tiên Chim, nhà Thượng Quan cũng được hưởng một phần lương thực do những người đến nhờ Tiên Chim giải hạn mang đến.

Việc Lãnh Đệ hóa thành Tiên Chim liên quan mật thiết tới Hàn Chim. Hàn Chim bị quân Nhật bắt làm tù binh. Quá đau khổ trong chuyện tình cảm, Lãnh Đệ

đã hóa thân thành Tiên Chim. Cô mong muốn mẹ lập bàn thờ và tiên báo mười tám năm sau Hàn Chim sẽ trở về.

Tiên Chim xuất thần có nhiều phép thần thông, kê đơn thuốc chữa bệnh “toàn là thức ăn chim”, giở phép thần thông trừng phạt bọn lưu manh. Trong một thời gian ngắn, tiếng lành đồn xa, cái tin nàng Tiên Chim nhập vào Lãnh Đệ đã không cánh mà bay khắp vùng Cao Mật và còn lan xa. Người đến nườm nượp xin thuốc có đủ mọi thành phần từ các nơi đến. Những người khách lạ đến xin Tiên cô giải hạn mang theo văn hóa vùng miền, thổi một hơi gió lạ đến Cao Mật. Như vậy, sự xuất hiện của Tiên Chim đã tạo nên sự giao lưu văn hóa với vùng đất khác.

Trong văn học truyền thống, nhân vật hóa thân là lúc trút bỏ mọi đau khổ và đạt được ước nguyện thì Lãnh Đệ hóa thân là một sự đày ải. Ý thức Tiên Chim luôn thường trực nhưng thực tế cô lại không thể thoát xác. Khi chị giang tay muốn bay lượn thì lại bị ngã lăn lông lốc từ mái hiên xuống.

Sự hóa thân của Lãnh Đệ vừa đậm chất huyền thoại vừa là giải huyền thoại. Lãnh Đệ chết đi người ta không còn nhớ đến nàng Tiên Chim đầy phép màu nữa mà chỉ nhớ đến hình ảnh rất đời thường. Trong hôm xử bắn Thằng Câm, Lãnh Đệ mặc quần áo trắng tinh phiêu diêu đến trước mặt hắn “công khai nắm lấy bộ sậu giữa hai chân, cái bộ sậu đã gây oan nghiệt rồi nghiêng đầu nhìn quần chúng mà cười khúc khích” [34;171]. Sau khi lấy Thằng Câm, những tiếng rên la trong cơn cuồng hoan đầy dục tính vẫn luôn ám ảnh những người xung quanh. Hay những hình ảnh kỳ cục Tiên Chim thường xuyên mình trần chạy ra sân. Trước khi trở thành Tiên Chim, Lãnh Đệ căn bản vẫn là một người đàn bà.

2.2.3.3 Nhân vật anh hùng

Ngoài nhân vật đứa trẻ và nhân vật hóa thân ghi dấu ấn của huyền thoại,

“Báu vật của đời” còn xuất hiện motip về người anh hùng. Đây cũng là motip phổ biến trong văn học Trung Hoa và thế giới.

Trong văn học truyền thống của Trung Quốc, người anh hùng phong kiến dù chính thống như Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi, Triệu Tử Long hay gian hùng, phản nghịch như Tào Tháo, Lỗ Trí Thâm, Võ Tòng, Lâm Xung… đều là những con

người phi thường. Họ phi thường về vóc dáng, tài nghệ, trí tuệ và đạo đức bởi họ mang sức mạnh cộng đồng, lý tưởng và đạo đức cộng đồng. Họ được xây dựng nên với quan niệm chỉ có con người phi thường mới làm được những việc phi thường.

Trong “Báu vật của đời”, Mạc Ngôn đã hình thành nên một quan niệm nghệ thuật mới về người anh hùng khác biệt với văn học quá khứ: không có người anh hùng siêu phàm mà chỉ có anh hùng- phản luân lý: Tư Mã Khố, Hàn Chim.

Tư Mã Khố xuất thân đại điền chủ. Anh tham gia rất nhiều vào sự kiện lịch sử của vùng Đông Bắc Cao Mật. Khi Nhật tràn vào thôn, anh bí mật dàn trận đánh hỏa công trên cầu sông Mực. Anh là chỉ huy phá đường sắt. Anh đã từng là Tư lệnh của đại đội biệt kích. Anh lựa chọn con đường đi chống Nhật cho riêng mình bằng cách theo Quốc Dân Đảng liên minh với Mỹ chống Cộng sản. Ở khía cạnh khác của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết báu vật của đời (mạc ngôn) (Trang 44 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)