Nghệ thuật thời gian trong “Báu vật của đời”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết báu vật của đời (mạc ngôn) (Trang 72 - 93)

Chương 3 : KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT

3.2. Thời gian nghệ thuật

3.2.2. Nghệ thuật thời gian trong “Báu vật của đời”

3.2.2.1 Sự sai trật niên biểu

Nhìn tổng thể “Báu vật của đời” được chia làm 7 chương. Dưới đây là lược thảo các biến cố và các lớp thời gian của từng chương, sau đó chúng tôi sẽ lập sơ đồ diễn tiến của chúng:

Chương 1: Sự ra đời của Kim Đồng với bao đau đớn quằn quại của người mẹ; quân Nhật tràn vào thôn; Tư Mã Đình trèo lên đài cao quan sát thông báo về tình hình quân Nhật từng phút một; trận đánh giữa quân Nhật- đội quân của Sa Nguyệt Lượng ở ngoài đê sông Thuồng Luồng đã để lại ấn tượng kinh hoàng đối với các cô gái nhà Thượng Quan.

Mở đầu và kết thúc chương 1 là A: Năm 1939

Chương 2: Tư Mã Đình và đám người làm công thu dọn xác chết trong thôn; Kim Đồng, Ngọc Nữ được đưa đến nhà thờ làm lễ rửa tội; trong khi đó đội quân của Sa Nguyệt Lượng tiến vào thôn, đóng quân ở nhà Thượng Quan; Lai Đệ bỏ nhà theo Sa Nguyệt Lượng vì chuyện tình cảm bị mẹ phản đối; Tư Mã Khố bí mật phá đường sắt, bà Lỗ kể chuyện lịch sử Đông Bắc Cao Mật (năm 1900); biểu diễn kịch ăn mừng thắng lợi chiến công Tư Mã Khố; Nhật vào thôn, cả nhà Tư Mã bị sát hại, Chiêu Đệ bỏ trốn theo Tư Mã Khố để con trai nhà Tư Mã cho bà Lỗ nuôi; cả nhà Thượng Quan nhờ thịt chim của Hàn Chim nên không bị đói; Hàn Chim bị bắt, Lãnh Đệ hóa thân thành Tiên Chim; Lai Đệ gửi con về nhà để bà Lỗ nuôi; Cầu Đệ được một người phụ nữ ngoại quốc nhận nuôi, Tưởng Đệ bán mình cứu cả nhà khỏi chết đói (năm 1941); đại đội bộc phá của Lỗ Lập Nhân đóng quân ở nhà Thượng Quan, Tiên Chim trở thành vợ Thằng Câm; cuộc đối đầu giữa đội quân Sa Nguyệt

Lượng và Lỗ Lập Nhân dẫn đến cái chết của Sa Nguyệt Lượng; đại đội bộc phá ăn mừng thắng lợi kháng chiến chống Nhật (năm 1943); đại đội biệt động của Tư Mã Khố tiến vào thôn và sự rút chạy của đại đội bộc phá.

B: Năm 1943

Chương 3: Kim Đồng ăn được sữa dê, mẹ đánh chết bà nội (năm 1946); Tư Mã Khố và Bacbit biểu diễn nhảy dù ở bãi Trâu Nằm, Lãnh Đệ nhảy xuống vực sâu; Tư Mã Khố tổ chức chiếu phim; trung đoàn 17 của Lỗ Lập Nhân trở lại thôn; Chiêu Đệ chết, Tư Mã Khố bị bắt và trốn thoát, Bacbit và Niệm Đệ bị giải về quân khu; đấu tố giai cấp, Tư Mã Phượng và Tư Mã Hoàng bị bắn chết bí ẩn, Tư Mã Lương, Tư Mã Đình trốn thoát; chiến tranh, cả nhà rút chạy theo chính quyền; gia đình Thượng Quan trên đường tị nạn quay về nhà (1948)

C: Năm 1948

Chương 4: Chợ Tuyết của những năm đầu tiên sau hòa bình (nội chiến kết thúc và dẫn đến sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm1949); Tư Mã Đình kể về thành tích đạt huy chương (trong chiến tranh); Kim đồng đi học (Kim Đồng 13 tuổi- năm 1952), sự kiện trong lớp học: thầy giáo Tần bị học sinh dọa, cô Kỷ Quỳnh Chi dạy dỗ học sinh nghịch; Kim Đồng bị chặn đánh trên đường đi học về, Tư Mã Khố xuất hiện; triển lãm giáo dục giai cấp được tổ chức; nhà Thượng Quan bị bắt, Tư Mã Khố đầu thú bị xử bắn.

D: Năm 1952

Chương 5: Kim Đồng 18 tuổi (năm 1957); Tôn Bất Ngôn trở về kết hôn với chị Cả, Kim Đồng bị mắc chứng hoang tưởng, Hàn Chim trở về, cuộc tình giữa Hàn Chim và Lai Đệ dẫn đến cái chết của Tôn Bất Ngôn, Hàn Chim, Lai Đệ và sự ra đời của Hàn Vẹt; Kim Đồng trở thành công nhân nông nghiệp của nông trường quốc doanh (Kim Đồng 20 tuổi- năm 1959); mối quan hệ giữa Kim Đồng và Long Thanh Bình; trận lụt diễn ra ở nông trường; cái đói năm 1960; Kim Đồng, Tưởng Đệ về nhà; Tưởng Đệ ốm chết (năm 1965); xác Phán Đệ cũng được đưa về nhà; cách mạng văn hóa; Kim Đồng bị đi tù.

Chương 6: Cuối những năm 80, Kim Đồng mãn hạn tù trở về; mối quan hệ giữa Kim Đồng và Kim Một Vú; Kim Đồng về làm việc tại “Trung tâm nuôi chim phương Đông”; Tư Mã Lương trở về giúp Kim Đồng mở cửa hiệu nịt vú; Kim Đồng kết hôn với Uông Ngân Chi (năm 1993), một năm sau bị đuổi khỏi nhà, Kim Đồng về nhà; Lỗ Thắng Lợi bị tử hình; Tư Mã Lương phá sản.

F: Năm 1993

Chương 7: Năm 1900, Đức tấn công thôn Sa Oa, ông bà ngoại mất, Lỗ Toàn Nhi được bà cô mang về nuôi; năm 1917, Trung Quốc giải phóng tục bó chân; Lỗ Toàn Nhi được gả vào nhà Thượng Quan; sự sinh thành những đứa con của Thượng Quan Lỗ Thị. Kết thúc chương 7 là năm 1938.

G: Từ năm 1900- năm 1938

Phần viết thêm:

1. Sự hi sinh của người mẹ và cái chết của chị Tám (thuộc chương 5)

2. Tình cảnh của Niệm Đệ và Bacbit sau khi bị giải lên khu (thuộc chương 3) 3. Mẹ đánh chết bà nội (thuộc chương 3)

4. Chuyện tình đẹp mà oan trái giữa Lai Đệ và Hàn Chim (thuộc chương 5) 5. Những ngày cuối đời của chị Tư: bị đem đi triển lãm giáo dục giai cấp, bị bí thư Hồ đánh chấn thương sọ não (thuộc chương 5)

6. Nhờ sự giúp đỡ của hàng xóm, Kim Đồng chôn mẹ ở một vạt đầm lầy, bị chính phủ bắt đào lên, đêm anh nằm suy nghĩ về sự hình thành thế giới (thuộc chương 6). Ta có: A: Năm 1939 B: Năm 1943 C: Năm 1948 D: Năm 1952 E: Năm 1965 F: Năm 1993 G: Từ năm 1900- năm 1938

Qua khảo sát, có thể nhận thấy cấu trúc toàn bộ tác phẩm :

A---B---C---D---E---F---G (1939) (1943) (1948) (1952) (1963) (1993) (1900- 1938)

Tổng thời gian cốt truyện gần 100 năm. Trong 100 năm ấy, những vấn đề lịch sử và cá nhân, đời tư, thế sự luôn song hành bên nhau để rồi cuối cùng kết nối và tan biến trong nhau.

Nhìn vào cấu trúc sai trật bên trên của tác phẩm có thể thấy dấu vết của nghệ thuật kể chuyện truyền thống ở đây vẫn còn được lưu giữ khá chặt chẽ. Tuy nhiên có thể thấy thời gian biên niên trong “Báu vật của đời” cũng có lúc bị bẻ gập thời gian. Từ chương đầu cho đến chương sáu của tác phẩm, trục thời gian lịch sử hầu như thẳng tắp. Đó là những mốc thời gian từ khi Kim Đồng sinh ra cho đến lúc ngoài năm mươi. Đến chương 7 thì lại bắt đầu từ năm 1900 và kết thúc vào năm 1938, đó là thời gian của cuộc đời mẹ Kim Đồng từ khi chào đời cho đến khi mang thai Kim Đồng. Như vậy, quá khứ xa nhất nằm ở cuối tác phẩm. Sắp xếp lại theo đúng trình tự, chương 7 phải là chương mở đầu. Đảo ngược thời gian lịch sử ở đây gắn với sinh mệnh con người mà cụ thể là cuộc đời Lỗ Thị với sự ra đời của chín đứa con khiến người đọc bất ngờ trước bí mật chết người của bà trong quá khứ. Bà đã phải và bị hiến thân cho hơn mười người đàn ông mới có thể sinh ra cả đàn con này. Và điều bí mật của cuộc đời bà mãi đến lúc gần đất xa trời mới được tiết lộ.

Việc đưa mốc thời gian ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch năm 1939 là mốc thời gian mở đầu tác phẩm là một dụng ý nghệ thuật của Mạc Ngôn. Mốc thời gian này gắn với những sự kiện mang tính chất bước ngoặt với con người và xã hội. Năm 1939, Kim Đồng ra đời thỏa mãn ước nguyện sinh con trai của gia đình Thượng Quan. Sự kiện Kim Đồng chào đời đã mở ra một trang mới cho gia đình Thượng Quan. Ngày 5 tháng 5 năm 1939 cũng là ngày quân Nhật tràn vào thôn Cao Mật, bắt đầu một lịch sử dài đầy khói lửa, đói khát và chết chóc.

Thực ra, đây là cấu trúc thời gian mang tính tổng quan, trong từng chương đều có sự xen kẽ, luân phiên nhau những đoạn đón trước và ngoái lại.

3.2.2.2. Ngoái lại

Là một thủ pháp được sử dụng khá dày đặc trong “Báu vật của đời”. Hình thức ngoái lại trong tác phẩm này thường có ba dạng: Ngoái lại bằng sự liên tưởng, ngoái lại với điểm nhìn phóng chiếu về quá khứ, ngoái lại bằng sự xuất hiện của nhân vật.

Hồi ức của nhân vật thường được đánh thức bằng sự liên tưởng. Một chất xúc tác nhỏ như mùi hương, một vết ố ở trên tường, tấm da thỏ... đều có tác dụng gọi ký ức ùa về, cắt ngang thời hiện tại của câu chuyện. Ngửi thấy mùi hoa hòe, cảnh yêu nhau trong rừng hòe năm ngoái lại hiển hiện ra trước mắt chị Lỗ. Nhìn vết ố trên tường, Lỗ Thị lại quặn lên nỗi đau bị chồng dùng chày đánh đến phọt máu vì sinh đứa thứ bảy vẫn là con gái. Nhìn thấy tấm da thỏ người ta lại nhớ đến thời yêu điên cuồng của Sa Nguyệt Lượng. Những sự việc xảy ra trong cuộc đời nhân vật đã được thời gian đẩy chìm vào quá khứ. Nhưng chỉ cần một vật gợi nhớ là những chuyện cũ lại ồ ạt trở về nhấn chìm hiện tại. Đó là những sự việc xảy ra có tác động sâu đậm hằn sâu trong tâm thức nhân vật. Đôi khi có những việc cũ chỉ là những ấn tượng mới lạ của nhân vật, nay được gợi nhắc. Trên đường đi tị nạn, hình ảnh chiếc quan tài của bà già trong ngôi nhà nhỏ đã gợi nhớ Kim Đồng đến khoảng thời gian Tư Mã Khố thống trị trấn Đại Lan, cậu và Tư Mã Lương được đi tham quan xưởng đóng quan tài của Hoàng Thiên Phúc.

Quay ngược điểm nhìn bên trong về quá khứ cũng là một cách ngoái lại dòng thời gian. Nhân vật sử dụng những trạng ngữ thời gian như : “hôm qua”, “vào một buổi chiều mùa hạ năm ngoái” và động từ “ nhớ lại” làm tín hiệu cho việc ngoái lại thời gian. Chủ thể, người giữ vai trò nhiều nhất của hành động “ nhớ lại” chính là Thượng Quan Kim Đồng. Tâm hồn Kim Đồng vô cùng mẫn cảm. Có rất nhiều tụ tiêu trong quá khứ ấy thu hút khiến cho điểm nhìn của Kim Đồng luôn bị mất tập trung, lạc hướng trong trục thời gian. Khi kết dính vào vùng kí ức nào, vùng sự kiện nào thì vùng sự kiện đó sẽ tuôn trào theo kí ức của Kim Đồng cho nên trật tự thời gian bị đảo lộn, logic sự kiện bị xáo tung. Mỗi sự kiện như mỗi sợi nhớ có thể vẫy gọi nhau, chen vào nhau làm cho cốt truyện thêm chằng chịt. Trên đường đi tị nạn,

Kim Đồng học cách uống sữa dê bằng núm vú giả, cậu nhớ đến Tư Mã Lương đã từng hứa chữa khỏi tật cho mình, nhớ đến hình ảnh Tư Mã Phượng và Tư Mã Hoàng bị bắn chết. Cái đói, rét trên đường rút chạy làm Kim Đồng nhớ đến cái đêm trên đường lên huyện lị, ông Ba Phàn đã dùng ngọn đuốc dẫn dắt đoàn người khỏi cái chết. Kim Đồng khi ấy khoan khoái chìm trong hơi ấm của sữa mà tưởng mình được lên thiên đàng. Đêm đầu tiên ở trại gà, Kim Đồng nhớ lại hình ảnh mẹ bịn rịn tiễn cậu ra đi và những lời dặn dò của mẹ. Ngồi ở nhà, Kim Đồng lại nhớ lại câu chuyện xảy ra trên chuyến đò sang sông giữa người phụ nữ với anh cán bộ công xã. Cái chết của chị Tám vào một buổi chiều mùa hạ mưa rả rích cũng được kể bởi Kim Đồng sau khi anh ở nông trường về nhà. Thấy mẹ đối xử tốt với Phòng Thạch Tiên, Kim Đồng không bằng lòng vì cậu nhớ lại việc chính Phòng Thạch Tiên đã đánh mẹ cậu chảy máu mũi. Nói đến người mẹ Cảnh Liên Liên làm Kim Đồng nhớ đến cái đêm mưa gió trung đoàn 17 của Lỗ Lập Nhân tấn công Cao Mật, anh và mọi người bị nhốt ở nhà Tư Mã.

Bên cạnh sử dụng điểm nhìn của Kim Đồng, nhà văn cũng sử dụng điểm nhìn của các nhân vật khác để phóng chiếu về thời gian quá khứ. Lai Đệ nhớ lại hành động ẩn tình ý của thằng Câm khi “quẳng vào thùng nước của cô một quả dưa chuột”[34;27]. Bà Quách nhớ lại câu chuyện Sư Tử chôn sống gia đình Tiến Tài, bà may mắn được Tư Mã Khố cứu thoát. Hàn Chim kể lại cuộc sống cơ cực lưu lạc mười lăm năm trong vùng rừng núi Nhật Bản.

Ở một số thời điểm, sự xuất hiện của nhân vật cũng là một cái cớ để nhà văn ngoái lại thời gian đã qua. Khoảng thời gian được hồi cố có ý nghĩa khơi mở bí mật về số phận cuộc đời của nhân vật. Khi xảy ra đấu tố giai cấp, Tư Mã Phượng và Tư Mã Hoàng bị tuyên xử bắn. Lúc đó Tư Mã Đình trốn trong gia đình Thượng Quan. Và cái tên Tư Mã Đình mất hút trong thời gian hỗn tạp của “Báu vật của đời”. Đến những năm đầu tiên sau hòa bình Tư Mã Đình xuất hiện ở nhà Thượng Quan với hình ảnh “mái tóc hoa râm”, “ ngón tay co quắp”, “nét mặt khổ sở”. Những ngày tháng “bặt vô âm tín” của Tư Mã Đình bỗng trở thành một câu hỏi cần lời giải đáp. Vì vậy nhà văn đã ngoái lại kể về việc Tư Mã Đình trốn thoát khỏi thôn trong tình

cảnh bị truy bắt như thế nào? Ông đã tham gia đội dân công cứu thương lập chiến công đạt được huân chương. Những chuyện này đã soi chiếu đoạn đời bí ẩn của Tư Mã Đình.

Mạc Ngôn cũng sử dụng phương thức này khi cung cấp cho độc giả thông tin về hai phu kiệu chuyên nghiệp Vương Thái Bình và Vương Công Bình. Vì muốn trốn quân dịch, họ giả bệnh. Sự việc bị phát hiện. Hai anh em này trở thành dân công ra mặt trận cáng thương, vận tải đạn dược. Do tật nói lắp không nói rõ được đầu đuôi câu chuyện họ vất vả khiêng thi thể Đỗ Kim Thuyền về quê nên bị anh trai Đỗ Bảo Thuyền hiểu nhầm. Qua một vài chi tiết, người đọc hiểu được tính cách hiền lành chất phác và tính chuyên nghiệp của hai phu kiệu này.

Ngoái lại đã làm xáo trộn, ngắt quãng tính liên tục của thời gian vật lý. Câu chuyện diễn ra luôn có sự đảo lộn, xoay chiều giữa quá khứ và hiện tại, giữa sự kiện này và sự kiện kia tạo cảm giác cuộc sống được dựng lên trong tác phẩm dường như bộn bề hơn, sâu sắc hơn, hỗn loạn hơn.

3.2.2.3. Báo trước

Báo trước là cách kể trước các sự kiện sẽ xảy ra ở thì tương lai (sự kiện tiên báo). Lối báo trước này đã xuất hiện trong văn chương từ thời cổ đại cả ở phương Tây lẫn phương Đông. Trong tiểu thuyết chương hồi của Trung Quốc, đầu mỗi hồi bao giờ cũng có một cặp câu đối tóm tắt nội dung chính của hồi đó để giới thiệu, tạo sự hứng thú cho người nghe. Đó là kiểu báo trước theo kết cấu chương hồi. Kiểu báo trước này đã trở thành một đặc trưng của lối báo trước “kiểu Trung Quốc”.

Đến thời hiện đại, do lối báo trước làm giảm và thậm chí tiêu hủy đi sự bất ngờ đối với độc giả khi đã tước mất quyền phán đoán, khám phá tác phẩm của họ nên lối báo trước gần như bị các nhà tiểu thuyết lãng quên. Trái lại trong “Báu vật của đời”, Mạc Ngôn đã sử dụng lối báo trước theo kiểu vừa phục cổ vừa cách tân. Sự kiện tiên báo trong tác phẩm này xuất hiện một cách mất trật tự bởi vì không được kể bằng cách viết mà kể bằng cách nói. Nhớ lại và viết dù sao cũng có thời gian để bình tâm, suy tính và sắp xếp; nhớ lại và nói thì rất dễ mất kiểm soát, mất phương hướng vì lúc ấy kí ức và sự kể làm chủ người kể chuyện.

Thống kê toàn bộ tác phẩm, ta sẽ được các sự kiện trên báo như sau:

(1) Lời của người kể chuyện: “ Đột nhiên, Lai Đệ nhìn thấy một khuôn mặt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết báu vật của đời (mạc ngôn) (Trang 72 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)