Một số chỉ tiêu về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn thái nguyên (Trang 58 - 61)

Chỉ tiêu Đvt 2001 2002 2003 2004 2005 GDP của ngành nông nghiệp Tỷ đồng 916,86 965,48 996,8 1049,35 1101,7 Tỷ trọng GDP % 31,44 30,99 27,14 26,87 26,54 Tốc độ tăng trưởng % 5 5,3 3,24 5,27 4,99

Năng suất lao động

nông nghiệp đồng/nămTriệu 2,62 3,07 3,12 3,82 4,26

Vốn đầu tư cho nông nghiệp Tỷ đồng 27720,8 29158,3 29494,6 28919,9 29837 Sản lượng lương thực quy thóc Tấn 316443 348923 357102 368945 377209 Diện tích đất nông nghiệp bình quân m 2/người 890,4 855,1 882,9 874,7 844,9

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2006

- Hiện nay nông nghiệp vẫn là một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Ngành này đang từng bước tiếp cận với nền sản xuất hàng hóa. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của tỉnh là lúa, chè, lạc, đậu tương, gia súc, gia cầm, hoa quả tươi. Giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp năm 2005 đạt trên 2.645 tỷ đồng. Một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung hướng vào các loại cây, con có sản lượng và giá trị kinh tế cao đã được hình thành như vùng chè, lợn, gà, bò và rừng nguyên liệu. Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người trong toàn tỉnh liên tục tăng qua các năm, năm 2005 đạt 340kg. Phân ngành trồng trọt và chăn nuôi vẫn chiếm tỷ trọng lớn

nhất (92,9% tổng GTSX nông lâm thủy sản năm 2005), tỷ trọng phân ngành thuỷ sản có cải thiện chút ít qua các năm nhưng vẫn rất nhỏ (năm 2005 chiếm 2,1%), phân ngành lâm nghiệp chiếm 2,3% và dịch vụ nông - lâm nghiệp - thuỷ sản chiếm 2,7%. Cơ cấu sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi được chuyển dịch phù hợp với nhu cầu thị trường. Cụ thể một số lĩnh vực như sau:

+ Diện tích trồng lúa trong tỉnh giảm nhanh, năm 2005 tổng diện tích lúa cả năm của tỉnh còn 70.066ha nhưng do năng suất lúa tăng lên qua các năm nên sản lượng lúa liên tục tăng, đáp ứng mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực, đồng thời hình thành và phát triển được vùng lúa đặc sản hàng hóa. Năm 2005, sản lượng lúa trong toàn tỉnh đạt trên 322 nghìn tấn.

+ Diện tích trồng ngô tăng nhanh từ 10.716ha năm 2000 lên 15.934 ha năm 2005 trong khi diện tích trồng khoai liên tục giảm kể từ năm 2001. Diện tích trồng sắn đang có xu hướng tăng dần trong những năm gần đây và đạt 3.936ha năm 2005. Tỉnh cũng đã đã có quyết định phê duyệt phương án phát triển vùng nguyên liệu sắn của tỉnh giai đoạn 2006 - 2010 với nội dung là ổn định diện tích vùng nguyên liệu ở mức 4.000 - 4.200ha, sản lượng sắn đạt 100.000 tấn củ/năm trong đó 90% được chế biến công nghiệp.

+ Tổng diện tích trồng rau, đậu trong toàn tỉnh tăng nhanh từ năm 2001 đến năm 2005 tăng gần 7.100ha.

+ Sản xuất chè ngày càng phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh, mở rộng diện tích chè thương phẩm. Diện tích trồng chè của tỉnh liên tục tăng lên qua các năm nhờ chuyển đổi đất vườn tạp kém hiệu quả sang trồng chè. Năm 2005 đạt 16.446ha với sản lượng chè đạt trên 93,7 nghìn tấn, trong đó có 14.133ha chè kinh doanh với năng suất trên 60 - 65 tạ/ha. Ngoài cây chè, một số cây công nghiệp khác cũng được trồng nhiều trong tỉnh, cây lạc được trồng với diện tích trên 4.300ha, đậu tương gần 3.600ha.

+ Diện tích cây ăn quả tăng nhanh từ năm 2000 đến nay, năm 2005 đạt 12.444ha, trong đó diện tích cây vải nhãn đạt gần 9.000ha. Diện tích trồng mới cây ăn quả đã được các địa phương thực hiện vượt xa so với mục tiêu trồng mới 1.000ha cây ăn quả mỗi năm trong kế hoạch hàng năm.

+ Ngành chăn nuôi tăng trưởng nhanh, giá trị tổng sản phẩm tăng bình quân 3,8% giai đoạn 2001 - 2005 và cũng đang chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, tỷ trọng ngành chăn nuôi trong GDP nông nghiệp còn thấp.

- Ngành thuỷ sản vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong giá trị nông - lâm - thuỷ sản của tỉnh. Sản xuất thủy sản Thái Nguyên chủ yếu là hoạt động nuôi trồng sản xuất các loại cá thương phẩm.

- Các dịch vụ cung cấp giống cây trồng, tưới tiêu, làm đất, sơ chế sản phẩm, cung ứng giống cây lâm nghiệp, cung ứng thức ăn gia súc, sửa chữa gia công cơ khí (công cụ tuốt lúa, sao chè...) đã bước đầu phát triển. Hệ thống dịch vụ kỹ thuật nông - lâm nghiệp - thủy sản của tỉnh hiện có 7 nông lâm trường, 6 công ty, 6 cơ quan sự nghiệp khoa học, 11 trạm trại sản xuất giống cây trồng vật nuôi, 104 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, 150 tổ hợp tác thủy lợi, các tổ dịch vụ làm đất cơ giới hóa và các cửa hàng đại lý bán vật tư nông nghiệp. Tuy nhiên, nhìn chung các dịch vụ nông, lâm, thủy sản của tỉnh chưa đa dạng và chưa đáp ứng đủ nhu cầu của ngành, nhất là ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa của tỉnh.

* Phân bố các thành phần kinh tế trong khu vực nông thôn:

Số doanh nghiệp hoạt động ở nông thôn rất ít và phân bố không đều. Các doanh nghiệp trên địa bàn nông thôn chủ yếu kinh doanh các lĩnh vực khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng và một số nông, lâm trường nằm rải rác tại các huyện trong tỉnh. Doanh nghiệp dân doanh chiếm chưa đến 5% so với tổng số doanh nghiệp của cả tỉnh. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện còn quá ít đầu tư vào khu vực nông thôn. Hiện nay khu vực nông thôn có khoảng 588 trang trại, trong đó nhiều nhất là trang trại chăn nuôi chiếm 62,6%, vốn SXKD bình quân là 148,2 triệu đồng. Số lao động làm việc bình quân là 3,1 người. Toàn tỉnh hiện có 83 HTX nông nghiệp, bình quân một HTX sử dụng 33 lao động.

2.2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC KHU VỰC NÔNG THÔNTỈNH THÁI NGUYÊN TỈNH THÁI NGUYÊN

2.2.1. Thực trạng về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực

2.2.1.1. Số lượng nguồn nhân lực

Số lượng nguồn nhân lực là một chỉ tiêu phản ánh nguồn lao động, được xác định trong một giới hạn không gian và thời gian nhất định. Để tìm hiểu về số lượng nguồn nhân lực cần xem xét chỉ tiêu phản ánh đặc trưng của nguồn lao động như lao động bình quân/hộ, tổng lao động/số nhân khẩu.

Một phần của tài liệu Luận văn thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn thái nguyên (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w