5. Bố cục luận văn
3.1. Quan điểm phương hướng và mục tiêu phát huy nguồn nhân lực nông
NHÂN LỰC NÔNG THÔN
3.1.1. Quan điểm phát huy vai trò nguồn nhân lực
Phát huy nguồn nhân lực ở nông thôn phải dựa trên cơ sở phát triển mạnh mẽ nền sản xuất hàng hóa với những hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào vùng nông thôn làm cho thị trường lao động trở nên sôi động và linh hoạt hơn.
Đa dạng hóa việc làm, đa dạng hóa thu nhập phải trở thành phổ biến trong khu vực nông thôn. Cần chú trọng phát triển các ngành phi nông nghiệp để thu hút tạo việc làm mới trên cơ sở cân đối nguồn lao động của từng địa phương và có định hướng phân bố lại lao động trong các ngành kinh tế.
Phải tạo bước đi làm thay đổi và chuyển dịch căn bản cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng giảm hộ thuần nông. Cần rút dần lao động ra khỏi hoạt động sản xuất nông nghiệp, số lao động còn lại phải được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về sản xuất nông nghiệp hàng hóa, kỹ năng quản lý kinh tế hộ.
Chính sách phát huy hiệu quả sử dụng lao động nông thôn phải được đặt trong mối quan hệ thống nhất từ đào tạo nghề nghiệp đến bố trí sử dụng nguồn lao động hợp lý. Sử dụng lao động phải đảm bảo hài hòa lợi ích về kinh tế - xã hội và gắn với mục tiêu phát triển bền vững.
Trong điều kiện hiện nay và nhiều năm tới kinh tế hộ gia đình trong khu vực nông thôn vẫn là đơn vị kinh tế cơ bản, do đó phải tổ chức sản xuất kinh doanh và phân công lại lao động tại hộ. Phải thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động ngay tại hộ gia đình, hướng tới thực hiện chuyên môn hóa lao động trong sản xuất hàng hóa và dịch vụ.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần phải được ưu tiên quan tâm hàng đầu, phải đi trước một bước trong tiến trình phát triển và dựa trên quan điểm phát triển đồng bộ các lĩnh vực về chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo.