5. Bố cục luận văn
3.2.4. Một số giải pháp phát triển kinh tế để nâng cao hiệu quả sử dụng
lực đối với các vùng nghiên cứu
Để phát huy vai trò nguồn nhân lực của các vùng trong khu vực nông thôn cần thực hiện theo các giải pháp nêu trên. Tuy nhiên căn cứ vào đặc điểm của từng vùng để lựa chọn giải pháp. Với 3 khu vực nghiên cứu, chúng tôi đưa ra các giải pháp cụ thể cho các vùng như sau:
3.2.4.1. Khu vực vùng cao
Đối với khu vực vùng cao, miền núi để nâng cao chất lượng lao động cần thực hiện tốt các giải pháp về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Trong đó ưu tiên dạy các nghề về kỹ thuật sản xuất nông nghiệp và dịch vụ trong nông nghiệp.
Đối với giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa sẽ phát triển mô hình kinh tế vườn đồi, phát triển cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, phát triển vùng cây nguyên liệu phục vụ cho chế biến lâm sản. Đối với chăn nuôi cần tiếp tục phát triển đàn trâu bò sinh sản, đàn lợn.
Khảo sát, khôi phục các nghề truyền thống có từ lâu đời tại một số xã vùng cao. Hiện nay có các nghề như dệt thổ cẩm, đan lát hàng thủ công có thể phát triển thành các làng nghề.
Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động đi kèm với chính sách bảo lãnh vốn vay của Nhà nước. Lao động vùng cao phù hợp với các thị trường tuyển lao động giản đơn không có nghề với mức chi phí thấp.
3.2.4.2. Khu vực trung du
Về giải pháp chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp cần xác định cây chè vẫn là cây chủ lực để phát triển kinh tế. Đồng thời cải tạo vườn tạp, đầu tư chuồng trại, phát triển nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi các loại gia súc gia cầm, phát triển mô hình kinh tế VAC, kinh tế trang trại.
Xây dựng các vùng chuyên canh như trồng mía, sắn, thuốc lá… phù hợp với tiềm năng và lợi thế từng vùng. Tạo thành vùng nguyên liệu có số lượng lớn, chất lượng tốt để thu hút của các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh lĩnh vực chế biến nông, lâm sản tại chỗ và lâu dài.
Thực hiện giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề phụ như sản xuất đồ gỗ cao cấp, trạm khắc gỗ, đan lát mây tre, làm giấy. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này thực hiện hợp đồng gia công, bao tiêu sản phẩm để tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn.
Đối với các giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần tập trung thu hút các dự án phát triển du lịch sinh thái và văn hóa, lĩnh vực này sẽ đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động.
3.2.4.3. Khu vực vùng thấp
Về giải pháp chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp phải chuyển đổi nhanh cơ cấu giống, tăng vòng quay của đất. Vùng nông nghiệp ven đô, ven các trục giao thông, vùng có ruộng đất thấp có thể trồng rau sạch, cây cảnh, hoa cảnh. Mặc dù, đất vườn ít, nhưng với cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ làm tăng thu nhập, tạo thêm nhiều việc làm.
Đối với giải pháp phát triển ngành nghề phi nông nghiệp, tiềm năng phát triển còn rất lớn và đa dạng. Các ngành nghề ngoài nông nghiệp có thể bao gồm công nghiệp chế biến nông sản, dệt, may, giấy, xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, dịch vụ khoa học kỹ thuật, có thể phát triển thành các làng nghề truyền thống.
Giải phát phát triển đô thị vệ tinh, xây dựng các khu công nghiệp nhỏ kết hợp với thu hút đầu tư vào khu vực này là phù hợp, các cơ sở kinh tế sẽ thu hút một số lượng lớn lao động nông thôn có việc làm kéo theo sự phát triển về thương mại và dịch vụ.
Về giải pháp điều tiết lao động nông thôn, chất lượng lao động khu vực này cao nhất trong các vùng nghiên cứu, trình độ của lực lượng lao động trẻ đa dạng có lợi thế cung ứng cho các khu công nghiệp, khu chế xuất và hướng tới thị trường xuất khẩu lao động có thu nhập cao.
Do quá trình đô thị hóa và yêu cầu chuyển đổi nhanh về cơ cấu kinh tế, nên giải phát về vốn ở khu vực vùng thấp cần được giải quyết triệt để, ưu tiên hình thành các quỹ để giải quyết nhu cầu vay vốn của nhân dân, của doanh nghiệp để phát triển sản xuất tạo công ăn việc làm cho lao động.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ