Những khó khăn, trở ngại trong việc phát huy vai trò nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn thái nguyên (Trang 104 - 106)

5. Bố cục luận văn

2.3.2. Những khó khăn, trở ngại trong việc phát huy vai trò nguồn nhân lực

Trong bối cảnh đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, vấn đề giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn gặp phải không ít trở ngại. Phần lớn lao động nông thôn là chưa qua đào tạo. Điều đó hạn chế khả năng tiếp cận, tìm kiếm và tạo lập việc làm của lao động nông thôn trong các thành phần kinh tế, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp đòi hỏi kỹ thuật và chất lượng lao động cao.

Khả năng thu hút lao động nông thôn làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ còn hạn chế do khu vực kinh tế quan trọng này trong nông thôn chưa phát triển. Mặc dù lao động trong nông thôn dư thừa nhiều nhưng sức hút sang công nghiệp, dịch vụ còn yếu. Một mặt do chất lượng lao động nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất trong công nghiệp và dịch vụ, mặt khác các doanh nghiệp ở trong khu vực nông thôn đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa nhiều và phát triển chưa mạnh nên nhu cầu sử dụng lao động trong nông thôn chưa cao.

Áp lực việc làm và thu nhập đã tạo ra xu hướng di chuyển lao động tự phát từ nông thôn của các huyện trong tỉnh ra thành phố Thái Nguyên và các vùng khác trong cả nước dẫn đến không kiểm soát được biến động nhân lực. Trong dòng người tìm kiếm việc làm ở thành thị, nhiều người có việc làm thường xuyên và thu nhập khá hơn so với ở nông thôn. Song đa phần trong số họ không có việc làm ổn định, thu nhập và điều kiện sinh hoạt bấp bênh.

Sự dịch chuyển lao động phát sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp. Việc tìm kiếm việc làm tự phát ở những vùng đất mới dẫn đến những hậu quả khó lường. Bởi

vì phần lớn trong số họ thuộc diện nghèo, thiếu phương tiện sản xuất và hoạt động chủ yếu là khai thác tự nhiên làm cạn kiệt, suy thoái tài nguyên, tàn phá môi trường.

Giải quyết việc làm nói chung và việc làm ở nông thôn nói riêng trong điều kiện thị trường lao động và thể chế của thị trường chưa được tạo lập và hình thành đầy đủ. Ở vùng nông thôn hầu như còn thiếu vắng các tổ chức giới thiệu việc làm.

Nhận thức của người dân về việc làm và đào tạo nghề, lựa chọn nghề nghiệp chưa rõ ràng. Vẫn còn nhiều người có tâm lý phụ thuộc vào sự trợ giúp của Nhà nước. Chưa chủ động tìm kiếm việc làm cho bản thân, cho gia đình và xã hội.

Thông tin tư vấn nghề nghiệp, phát triển việc làm còn thiếu và chưa có tính định hướng. Một số địa phương, chính quyền các cấp chưa thật sự quan tâm đến công tác tư vấn tuyên truyền chính sách của Nhà nước về phát triển nhân lực, chính sách giải quyết việc làm.

Việc thuê mướn lao động ở nông thôn diễn ra tự phát, giá nhân công tùy tiện và đặc biệt là thiếu các ràng buộc về mặt pháp lý như chế độ bảo hiểm, trợ cấp tai nạn, chăm sóc sức khỏe…. Nhiều thể chế hành chính chưa phù hợp với nhu cầu dịch chuyển và mở rộng không gian tạo lập và tìm kiếm việc làm nhất là đối với sự dịch chuyển từ nông thôn ra thành thị.

Tóm lại: Từ thực trạng nguồn nhân lực và chính sách việc làm đối với lao động nông thôn hiện nay, những vấn đề đặt ra trên đây đòi hỏi phải có quan điểm và hệ thống các chính sách giải pháp mang tính tổng thể và đồng bộ để phát huy vai trò nguồn nhân lực nông thôn của tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NÔNG THÔN

TỈNH THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu Luận văn thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn thái nguyên (Trang 104 - 106)