Đvt: Ha
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005
Tổng diện tích đất tự nhiên,
trong đó: 354150 354150 354150 354150 354150
1. Đất nông nghiệp 94535 94957 95871 95000 93788,3
2. Đất phi nông nghiệp (đất ở, đất chuyên dụng, khác)
8326 8377 8500 8501 9204,4
3. Đất chưa sử dụng 77823 76770 73317 73198 42885
- Trong đó có thể sử dụng cho mục đích nông, lâm
nghiệp 54814,6 53726,9 50348,9 50348,9 32882,9
Nguồn: UBND tỉnh Thái Nguyên, năm 2006
Cơ cấu sử dụng đất của tỉnh có sự thay đổi tương đối lớn kể từ năm 2000 đến nay. Đất lâm nghiệp tăng đều qua các năm, năm 2005 chiếm 46,62%. Điểm đáng lưu ý là diện tích đất chưa sử dụng giảm mạnh qua các năm, chủ yếu được chuyển sang phục vụ mục đích lâm nghiệp. Năm 2005 đất chưa sử dụng chiếm 13,85% tổng diện tích đất tự nhiên, gần 77% trong số này có khả năng sử dụng vào mục đích nông, lâm nghiệp.
- Tài nguyên nước mặt: Nguồn nước mặt của Thái Nguyên chủ yếu do hệ thống sông ngòi cung cấp. Thái Nguyên có hai con sông chính là sông Công và sông Cầu.
+ Sông Công: Có lưu vực 951km2 bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định Hóa chạy dọc theo chân núi Tam Đảo, nằm trong vùng mưa lớn nhất của tỉnh Thái Nguyên. Dòng sông đã được ngăn lại ở Đại Từ tạo thành Hồ Núi Cốc có mặt nước rộng khoảng 25km2 với sức chứa lên tới 175 triệu m3 nước. Hồ này có thể chủ động
điều hòa dòng chảy, chủ động tưới tiêu cho 12 nghìn ha lúa, màu và cây công nghiệp, cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công.
+ Sông Cầu: Nằm trong hệ thống sông Thái Bình có lưu vực 3.480 km2 bắt nguồn từ Chợ Đồn chảy theo hướng Bắc - Đông Nam. Tổng lượng nước sông Cầu khoảng 4,5 tỷ m3. Hệ thống thuỷ nông của con sông này có khả năng tưới cho 24 nghìn ha lúa hai vụ của huyện Phú Bình và các huyện Hiệp Hoà, Tân Yên của tỉnh Bắc Giang.
Ngoài ra, tỉnh Thái Nguyên còn nhiều sông nhỏ khác thuộc hệ thống sông Kỳ Cùng và hệ thống sông Lô. Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn thì trên các con sông nhánh chảy trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có tiềm năng thuỷ điện kết hợp với thuỷ lợi quy mô nhỏ.
- Tài nguyên khoáng sản: Thái Nguyên nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Hiện đã phát hiện 177 điểm quặng và mỏ khoáng sản với hơn 30 loại hình khoáng sản khác nhau phân bố tập trung ở các huyện Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ, Võ Nhai… Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên có thể chia thành bốn nhóm,
+ Nhóm nguyên liệu cháy gồm than đá và than mỡ với tổng trữ lượng gần 100 triệu tấn, đứng thứ hai trong cả nước, chất lượng tương đối tốt. Các mỏ có trữ lượng lớn là Khánh Hòa 46 triệu tấn, Núi Hồng 15,1 triệu tấn, hai mỏ Làng Cẩm và Phấn Mễ mỗi mỏ có trữ lượng trên 3,5 triệu tấn. Riêng trữ lượng than mỡ trong ngành luyện kim đứng đầu trong cả nước, đủ đáp ứng các nhu cầu về luyện kim, sản xuất nhiệt điện và các nhu cầu khác.
+ Nhóm khoáng sản kim loại gồm cả kim loại đen như sắt, mangan, titan và kim mầu loại như chì, kẽm, đồng, niken, nhôm, thiếc, vonfram, altimoan, thuỷ ngân, vàng… Trữ lượng các loại này không lớn nhưng có giá trị về mặt kinh tế.
+ Nhóm khoáng sản phi kim loại gồm pyrit, barit, phốtphorít, graphit…, trong đó đáng chú ý nhất là phốtphorít với tổng trữ lượng khoảng 89.500 tấn.
+ Khoáng sản vật liệu xây dựng như đá xây dựng, đất sét, đá vụn, cát sỏi… trong đó sét xi măng có trữ lượng khoảng 84,6 triệu tấn. Ngoài ra, Thái Nguyên còn
có sét làm gạch ngói, cát sỏi dùng cho xây dựng… Đáng chú ý nhất trong nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng của tỉnh là đá carbonat bao gồm đá vôi xây dựng có trữ lượng xấp xỉ 100 tỷ m3, đá vôi xi măng ở Núi Voi, La Giang, La Hiên có trữ lượng 194,7 triệu tấn.
Nhìn chung tài nguyên khoáng sản của Thái Nguyên rất phong phú về chủng loại, trong đó có nhiều loại có ý nghĩa trong phạm vi cả nước như quặng sắt, than, đặc biệt là than mỡ. Đây là một lợi thế lớn của tỉnh trong việc phát triển các ngành công nghiệp như luyện kim, khai khoáng, sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng...
- Tài nguyên rừng: Thái Nguyên có trên 165,1 nghìn ha đất lâm nghiệp, trong đó diện tích rừng tự nhiên khoảng 104,8 nghìn ha và rừng trồng có trên 60 nghìn ha. Rừng phòng hộ có diện tích gần 55,6 nghìn ha, rừng đặc dụng gần 28,2 nghìn ha và rừng kinh tế gần 81,4 nghìn ha. Tổng diện tích đất chưa sử dụng trên 81,449 nghìn ha, trong số này có trên 39 nghìn ha có khả năng phục vụ mục đích lâm nghiệp.
Về tính đa dạng sinh học có thể thấy Thái Nguyên khá đa dạng về các loài động thực vật, đặc biệt có nhiều loại cây con dược liệu quý có thể phát triển ở quy mô sản xuất hàng hóa.
Sau nhiều năm khai thác, sử dụng không hợp lý, lớp phủ thực vật của Thái Nguyên đã suy giảm cả về diện tích, sinh khối và bề dày. Điều này gây ảnh hướng xấu đối với các điều kiện tự nhiên khác như đất, nước, khí hậu...và cũng như đến khả năng phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân trong tỉnh. Do khai thác rừng phục vụ tăng trưởng kinh tế và do công tác bảo vệ và trồng rừng trong một thời gian dài còn yếu kém nên đến nay tài nguyên rừng ở Thái Nguyên suy giảm đáng kể, không còn rừng giàu, rừng trung bình còn rất ít, chủ yếu là rừng nghèo kiệt. Các loại gỗ quý thuộc nhóm 1 - 4 đã cạn kiệt, còn chủ yếu là gỗ nhóm 5 - 8 đường kính nhỏ. Các loại vầu, nứa, các loại đặc sản rừng, dược liệu và động vật rừng cũng bị giảm một cách nghiêm trọng và đã đến mức báo động [20].
60,00 50,00 40,00 30,00 Nam Nữ 20,00 10,00 0,00 0 45 9 10 14 15 19 20 24 25 29 30 34 35 39 40 44 45 49 50 54 55 59 60 64 65 69 70 74 75 79 80+
2.1.2. Thực trạng kinh tế xã hội khu vực nông thôn
2.1.2.1. Thực trạng và đặc điểm dân số
Dân số khu vực nông thôn Thái Nguyên năm 2006 là 855,9 ngàn người, bằng 76,72% dân số toàn tỉnh và đang có xu hướng tăng chậm. Nguyên nhân là có một bộ phân dân cư giảm cơ học và một số vùng, khu vực được chuyển đổi địa giới hành chính từ nông thôn chuyển thành khu vực thành thị. Dân số nữ là khoảng 415,9 ngàn người chiếm 48,6% dân số cả khu vực.
Cơ cấu dân số tương đối trẻ và đồng đều giữa nam và nữ. Do lịch sử gia tăng dân số từ những thập kỷ 70 - 80 - 90 của thế kỷ XX, khu vực nông thôn Thái Nguyên có tốc độ tăng dân số tương đối cao nên cơ cấu dân số hiện nay nhóm tuổi từ 15 đến 24 tuổi chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu dân số, cụ thể đối với nam là khoảng trên 51 ngàn người và trên 48 ngàn người đối với nữ (xem biểu đồ 2.1).
Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ dân số theo giới tính và nhóm tuổi khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên năm 2006
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên
Dân cư phân bố không đồng đều, ở vùng cao và vùng núi dân cư rất thưa thớt, trong khi đó ở vùng trung du dân cư lại dày đặc. Mật độ dân số thấp nhất là huyện Võ Nhai 74,73 người/km2 và cao nhất là huyện Phú Bình 569,2 người/km2. Mật độ dân số trung bình của tỉnh thuộc loại cao so với các tỉnh miền núi Bắc Bộ. Khu vực nông thôn hiện có tám dân tộc cùng sinh sống. Dân tộc Kinh chiếm khoảng 75,5%;
Tày 10,7%; Nùng 5,1%; Dao 2,1%; Sán Dìu 2,4%; các dân tộc khác Cao Lan, Mông, Hoa chiếm 4,2% dân số toàn tỉnh. Dân số hoạt động nông nghiệp của tỉnh chiếm tỷ lệ rất lớn, khoảng 721,8 ngàn người chiếm gần 70% dân số toàn tỉnh và chiếm trên 85% dân số khu vực nông thôn.
Chất lượng dân số toàn tỉnh nói chung và dân số khu vực nông thôn nói riêng ngày càng được cải thiện. Tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 đến 35 là 99,5%. Thể lực của người dân đang được cải thiện đáng kể, các chỉ số về chiều cao, cân nặng có xu hướng tăng dần qua các năm.
2.1.2.2. Vài nét về lĩnh vực y tế, giáo dục và truyền thông
- Về Giáo dục đào tạo: Cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho dạy học của tỉnh nói chung và khu vực nông thôn nói riêng được qua tâm đầu tư cải thiện đáng kể. Số trường lớp học được duy trì và mở rộng, công tác giáo dục ở vùng sâu, vùng xa được quan tâm nhiều hơn. 100% số xã đã đạt và giữ vững tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi theo tiêu chuẩn quốc gia. Có 70% số xã đạt tiêu chuẩn quốc gia về phổ cập THCS [25]. Trình độ giáo viên phổ thông và mẫu giáo được nâng dần qua các năm. Toàn tỉnh đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS. Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi đi học vào các cấp học đều tăng và đạt cao hơn với mức trung bình của toàn quốc.
Bảng 2.2. Hiện trạng cơ sở giáo dục đào tạo của nông thôn khu vực
Chỉ tiêu Xã Thôn, bản
So sánh với khu vực và cả nước (%)
Số
lượng Tỷ lệ(%) lượngSố Tỷ lệ(%) ĐôngBắc Cả nước
Số xã có trường tiểu học 144 100 99,7 99,6 Số xã có trường THCS 141 97,9 92,2 91,2 Số xã có trường THPT 7 4,9 8,4 10,8 Số xã có trường mẫu giáo, mầm non 144 100 76,1 88,9 Số thôn có nhà trẻ 224 9,7 9 16,2
Số thôn có lớp mẫu giáo 749 31 43,8 53,7
Mạng lưới và quy mô trường học tiếp tục phát triển phù hợp với yêu cầu phổ cập giáo dục. Tuy nhiên, các trường, lớp vùng nông thôn miền núi còn thiếu phương tiện dạy và học tập. Tình trạng quá tải về nhu cầu học tập tại các trường THPT vẫn còn tồn tại do số lượng trường THPT còn quá ít. Phần lớn mỗi huyện chỉ mới có 1 đến 2 trường THPT với cơ sở vật chất còn thiếu trong khi nhu cầu đòi hỏi mỗi huyện cần có ít nhất ba trường. Số lớp học tính bình quân trên mỗi trường cũng rất cao khiến cho chất lượng dạy và học bị ảnh hưởng. Hiện nay khu vực nông thôn chưa có trường phổ thông bán công và dân lập.
- Về Y tế và công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân: Đã có nhiều tiến bộ, trong đó thực hiện tốt việc khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo và nhân dân xã 135, xã ATK. Các chương trình y tế quốc gia được triển khai và thực hiện tương đối tốt. Các dịch bệnh lớn được kiểm soát hiệu quả. Tuy nhiên hiện nay khu vực nông thôn chưa có sở y tế dân lập. Chất lượng dịch vụ ở một số cơ sở y tế tuyến huyện và trạm y tế xã còn thấp do thiếu cơ sở vật chất, thiếu các máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ khám chữa bệnh và thiếu bác sĩ giỏi. Bệnh viện A của tỉnh thường xuyên trong tình trạng quá tải.
Bảng 2.3. Thực trạng cơ sở y tế và cán bộ y tế xã
Chỉ tiêu Xã Thôn bản So sánh với khu vựcvà cả nước (%)
Số
lượng (%) lượngSố (%) Đông Bắc Cả nước
Số xã có trạm y tế 144 100 100 99,3
Số thôn có cán bộ y tế 2236 96,5 95,1 89,2
Số xã có cơ sở khám chữa bệnh tư nhân
28 19,4 12,2 36,3
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, năm 2006
- Lĩnh vực văn hóa, truyền thông: Hệ thống phát thanh truyền hình của tỉnh hiện vẫn còn gặp một số khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và cán bộ kỹ thuật. Nhiều xã thuộc vùng nông thôn chưa có trạm phát thanh xã, còn nhiều nơi chưa được phủ sóng phát thanh truyền hình. Năm 2006 mới có khoảng 50% xã trong tỉnh có điểm hoạt động vui chơi giải trí.
Hiện trong toàn tỉnh có 9 nhà văn hóa cấp huyện nhưng cơ sở vật chất còn nghèo nàn, 13,9% số xã có nhà văn hóa, 62,9% số thôn, bản có nhà văn hóa. Nhà văn hóa cấp cơ sở hoạt động với nhiều loại hình sinh hoạt đa dạng góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân địa phương. Tuy nhiên, hiện vẫn còn thiếu các điểm văn hóa và trung tâm thể thao.
Biểu 2.4. Hiện trạng hạ tầng cơ sở văn hóa thông tin
Chỉ tiêu Xã Thôn bản
So sánh với khu vực và cả
nước (%)
Số
lượng Tỷ lệ(%) lượngSố Tỷ lệ(%) ĐôngBắc nướcCả
Số xã có nhà văn hóa 20 13,9 19,1 29,7
Số thôn có nhà văn hóa 1457 62,9 45,1 43,7
Số xã có tủ sách pháp luật 114 100 97,8 95,9
Số xã có thư viện 9 6,3 7,6 9,5
Số xã có điểm bưu điện văn
hóa 141 97,9 90,2 90
Số xã có máy điện thoại tại
trụ sở UBND xã 143 99,3 88,6 94,4
Số xã có hệ thống loa truyền
thanh đến thôn 50 34,7 47,9 75
Số xã trụ sở có kết nối
Internet 1 0,7 1,7 4,3
Nguồn: Cục Thống kế tỉnh Thái Nguyên, năm 2006
- Công tác Dân số - KHHGĐ và Bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em: Được thực hiện tương đối tốt, nhận thức của nhân dân về kế hoạch hóa gia đình có chuyển biết rõ nét. Từ năm 2000 trở lại đây, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khu vực nông thôn không vượt quá mức 0,7%, tỷ lệ người sinh con thứ 3 giảm. Tỷ suất sinh thô năm 2005 của toàn tỉnh là 13,570/00, hiện nay đã cấp thẻ BHYT khám chữa bệnh miễn phí cho 100% trẻ em dưới 6 tuổi. Tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng theo chương trình tiêm chủng mở rộng ở các xã miền núi, vùng cao đạt trên 78%. Các mục tiêu chương trình quốc gia về chăm sóc bảo em được thực hiện tốt, năm 2005 tỷ lệ trẻ em suy
dinh dưỡng giảm xuống chỉ còn 27% (2001 là 35%). Giai đoạn 2001 - 2005 tỷ lệ trẻ em từ 2 - 5 tuổi được theo dõi tăng trưởng 2 lần/năm đạt trên 50% [22].
2.1.2.3. Thực trạng phát triển kinh tế khu vực nông thôn
Khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên chia là 3 khu vực rõ rệt gồm vùng cao, trung du, vùng thấp. Số đơn vị hành chính cấp xã thuộc vùng nông thôn gồm 144 xã phân bố tại 9 huyện, thành thị. Mỗi vùng có những đặc trưng khác nhau do điều kiện địa lý khác nhau, tập tục truyền thống văn hóa và tập quán canh tác khác nhau. Trong những năm gần đây khu vực nông thôn đã có sự thay đổi cơ bản theo hướng sản xuất hàng hóa. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng của lĩnh vực sản xuất phi nông nghiệp. Một số vùng sản xuất cây, con tập trung và làng nghề tiểu thủ công nghiệp được hình thành phát triển. Các hợp tác xã kiểu mới ở nông thôn được thành lập, đóng vai trò chính trong việc cung cấp các dịch vụ cày bừa, tưới tiêu, khuyến nông, khuyến lâm, cung ứng vật tư kỹ thuật, chuyển giao công nghệ... phục vụ sản xuất nông nghiệp. Một số mô hình sản xuất có hiệu quả đã xuất hiện ở nông thôn Thái Nguyên như mô hình kinh tế trang trại, kinh tế gò đồi... Hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn được cải thiện đáng kể trong những năm qua.
Theo số liệu khảo sát điều tra nông nghiệp nông thôn năm 2006, khu vực nông thôn hiện có khoảng 213.200 hộ dân sinh sống, trong đó có 174.700 hộ làm nông nghiệp và có thu nhập lớn nhất từ nông, lâm nghiệp thủy sản chiếm 81,94%. Số hộ phi nông nghiệp và có thu nhập chính từ các ngành dịch vụ - công nghiệp xây