Kiến đề xuất của người dân để phát huy vai trò nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn thái nguyên (Trang 96 - 100)

5. Bố cục luận văn

2.2.4. kiến đề xuất của người dân để phát huy vai trò nguồn nhân lực

phát triển kinh tế xã hội

2.2.4.1. Nhu cầu phát triển ngành nghề phụ

Hiện nay, người dân rất mong muốn có thể tìm kiếm và phát triển nghề phụ phù hợp với khả năng về trình độ học vấn, về vốn đầu tư để kết hợp với các yếu tố lợi thế về địa lý, thổ nhưỡng, văn hóa của từng vùng nhằm tạo ra những sản phẩm đặc trưng, từ đó tạo thêm việc làm và tăng thêm thu nhập.

Trong tổng số hộ được hỏi thì chỉ có 7,22% hộ trả lời trong năm qua có làm nghề phụ để tạo thu nhập, đây là tỷ lệ quá nhỏ so với tiềm năng và nhu cầu chính đáng của người dân. Hầu hết các hộ đều mong muốn có một nghề phụ để làm trong thời gian tới.

Một điều đáng nói là những người được hỏi đa số đều rất do dự, không biết thời gian tới chọn ngành nghề nào. Do tâm lý chưa chủ động tự tạo việc làm, lo ngại sẽ học nghề như thế nào, đầu ra sản phẩm ra sao. Có 20% đại diện của hộ không có câu trả lời, đây là thực tế đáng lo ngại của một bộ phận nông dân chưa dám nghĩ dám làm, quen trông chờ vào sự hỗ trợ can thiệp của nhà nước. Họ không dám đưa ra một ý tưởng nào về nghề phụ.

Căn cứ những đề xuất của người dân (chủ hộ) về phát triển ngành nghề phụ tại hộ cho kết quả tổng hợp dưới đây:

Bảng 2.31. Tổng hợp ý kiến đề xuất của người dân về nhu cầu phát triển nghề phụ

Tên ngành nghề đề xuất (theo nhóm) Chung Số lượt hộ đề xuất (tối đa 3 nghề/hộ) Vùng cao Trung du Vùng thấp 1. Chế biến lâm sản 42 20 14 8

2. Sản xuất vật liệu xây dựng 29 8 9 12

3. Khai thác đá, cát, sỏi 31 15 1 9

4. Đan lát, dệt, làm đồ mỹ nghệ 26 6 8 12

5. Trồng cây cảnh, trồng hoa 23 2 5 16

6. Cơ khí, sửa chữa (động cơ, điện tử, điện lạnh)

20 4 5 11

7. Chế biến lương thực, nông sản, thực

phẩm (nấu rượu, làm đậu, xay sát…) 46 16 12 18

8. Kinh doanh dịch vụ nông nghiệp

(vận tải, buôn bán nhỏ) 43 5 11 27

9. Nghề khác 16 7 5 4

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Từ kết quả tổng hợp bảng 2.31 cho thấy có 2 nhóm ý kiến khác nhau. Đa số mọi người đề xuất những nghề phụ quen thuộc, có thể người dân địa phương đã làm như khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lương thực thực phẩm. Tuy nhiên có một nhóm người mạnh dạn đề xuất những ngành nghề mới như cho thuê máy kỹ thuật, sản xuất đồ mỹ nghệ thủ công. Có thể đây là những ý tưởng mới để phát triển thành nghề phụ trong tương lai.

Sự khác nhau giữa ý kiến đề xuất giữa các vùng cho thấy nhu cầu của người dân về phát triển nghề phụ rất khác nhau. Các ý tưởng xuất phát từ tâm lý, đặc điểm điều kiện tự nhiên và nhận thức của người dân. Vì vậy Nhà nước cần có chính sách tư vấn, tuyên truyền khuyến khích phát triển nghề phụ nông thôn nhưng phải có định hướng phát triển các ngành nghề giữa các vùng để phát huy lợi thế so sánh. Đồng thời cần quan tâm tư vấn, cung cấp kịp thời thông tin thị trường cho người dân, hướng dẫn họ tham gia các tổ chức nghề nghiệp để chủ động trao đổi thông tin, tìm kiếm nơi tiêu thu sản phẩm.

2.2.4.2. Nhu cầu học nghề của lao động nông thôn

Hiện nay có rất nhiều lao động nông thôn có nhu cầu đào tạo nghề nhất là trong lứa tuổi thanh niên. Họ có nhu cầu được học một nghề gì đó để có thể kiếm được việc làm. Lao động nông thôn gặp khó khăn khi tiếp cận thông tin đào tạo như học nghề gì, học ở đâu và sẽ làm gì. Do thiếu thông tin và ít có cơ hội được tiếp cận thông tin nên họ lựa chọn nghề học chủ yếu do sở thích hoặc lựa chọn theo bạn bè, họ hàng và người trong cùng xóm.

- Khi phỏng vấn ý kiến của chủ hộ về trở ngại lớn nhất trong vấn đề học nghề của các thành viên trong hộ, kết quả tổng hợp như sau:

+ Thiếu thông tin lựa chọn nghề nghiệp: 34,63%. + Địa điểm học không thuận lợi: 22,5%.

+ Nội dung, chương trình học chưa phù hợp: 12,9%. + Không có kinh phí học: 30,67%.

- Có rất nhiều người trả lời có nhu cầu muốn được đào tạo nghề để có thêm cơ hội tìm kiếm thêm việc làm. Bình quân cứ 5 người được hỏi thì có 01 người mong muốn được đi đào tạo nghề nghiệp. Xuất phát từ nhu cầu chuyển đổi việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn hiện nay, khi phỏng vấn có đến 47,7% số lao động có nhu cầu chuyển đổi việc làm.

- Xuất phát từ nhu cầu chuyển đổi việc làm là vấn đề bức xúc của người dân, qua điều tra cho thấy có đến 58,8% số hộ trả lời có nhu cầu được đào tạo.

- Số người có nhu cầu học nghề phân bố tại các địa phương cũng rất khác nhau, ở vùng cao do tâm lý ngại thay đổi nghề nghiệp, người dân chưa mạnh dạn tìm việc nên nhu cầu học nghề ít hơn các hộ vùng trung du, vùng thấp. Đặc biệt nhu cầu đào tạo ở vùng trung du lên đến 95%.

Trong số những người có nhu cầu đào tạo nghề, kết quả điều tra cho thấy các nghề có nhu cầu đào tạo của lao động nông thôn tương đối đa dạng, nhưng có thể gộp các nhóm nghề cơ bản theo bảng 2.32.

- Các hộ dân mong muốn được đào tạo tại địa phương chiếm đa số. Do vẫn đang tồn tại thói quen, tâm lý của người nông dân nói chung chưa muốn thoát ly việc làm khỏi nơi mình đang sinh sống. Một vấn đề khác nữa là người dân cho rằng được học tại địa phương sẽ giảm được chi phí ăn ở, sinh hoạt trong thời gian theo học. Ngoài ra một số hộ có đề xuất các phương án như học nghề tại các cơ sở đào tạo, học nghề tại doanh nghiệp để có thể tìm được việc làm ngay sau khóa học.

Bảng 2.32. Nhu cầu về ngành nghề cần được đào tạo của người dân

Nhóm nghề Số người lựa chọn Nơi học Tại cơ sở dạy nghề Tại doanh nghiệp Tại địa phương 1. Sửa chữa điện tử, điện lạnh,

điện dân dụng 17 6 6 5

2. Cơ khí, sửa chữa động cơ, máy

nông nghiệp 24 15 2 7

3. May, thêu ren 15 2 3 10

4. Kỹ thuật nông nghiệp 31 5 0 26

5. Mây tre đan, thủ công mỹ nghệ 10 4 1 5

6. Ngành nghề khác 5 3 2 0

Cộng 102 35 14 53

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

- Có sự khác biệt lớn về quan niệm việc làm sau đào tạo theo độ tuổi, giới tính và cũng có những ý kiến khác nhau giữa chủ hộ là cha, mẹ và các thành viên trong hộ về nơi làm việc sau đào tạo. Đa số chủ hộ đều muốn con em mình sau khi học sẽ tự tạo việc làm tại hộ hoặc đi làm thuê cho các doanh nghiệp ở gần nhà. Đối với lao động trẻ tuổi thì họ có nhu cầu tìm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Chỉ có một số ít người lao động trả lời sẽ làm việc tại gia đình bằng nghề đã được học, trong số đó chủ yếu là những người lớn tuổi, họ lựa chọn những nghề gắn với hoạt động nông nghiệp hoặc dịch vụ tại chỗ.

Tóm lại: Vấn đề dạy nghề cho lao động nông thôn là một yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn lao động. Tuy nhiên từ kết quả khảo sát nêu trên và thực trạng công tác dạy nghề trên địa bàn khu vực nông thôn của tỉnh Thái Nguyên hiện

này còn nhiều bất cập, chỉ tập trung đào tạo giải quyết nhu cầu trước mắt, chưa có định hướng lâu dài. Đào tạo nghề không thể chỉ căn cứ vào nhu cầu của người dân mà phải được xác định nhu cầu của xã hội, liên quan đến vấn đề giải quyết việc làm sau đào tạo, vấn đề cân đối điều tiết dịch chuyển lao động trong nông thôn.

Để hỗ trợ việc chuyển đổi nghề thành công, góp phần thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động, đảm bảo cho lao động có việc làm bền vững thì nhất thiết người lao động phải được đào tạo nghề mới tạo lập việc làm, ổn định cuộc sống lâu dài.

Một phần của tài liệu Luận văn thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn thái nguyên (Trang 96 - 100)