Nội dung và quy trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC TẠI CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY SỐ II, TỈNH HÒA BÌNH (Trang 27 - 32)

8. Bố cục của đề tài

1.3. Nội dung và quy trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức

chức.

1.3.1. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng viên chức.

Để công tác ĐTBD đạt hiệu quả cao thì việc lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nắm vai trò vô cùng quan trọng. Nội dung ĐTBD chủ yếu tập trung vào nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, kiến thức pháp luật, kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước và quản lý chuyên ngành… đặc biệt, bồi dưỡng tư tưởng, đạo đức Hồ Chính Minh luôn được coi trọng hàng đầu. Điều này có thể giúp viên chức đáp ứng được các yêu cầu của công việc, thực thi công vụ hiệu quả trong giai đoạn, tình hình mới của quốc gia.

Khi đã lập kế hoạch ĐTBD, cần tiến hành thực hiện nội dung của công tác ĐTBD theo quy định tại Điều 16, Nghị định số: 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 do Chính Phủ ban hành “Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức” như sau:

Nội dung ĐTBD gồm:

“1. Lý luận chính trị.

2. Kiến thức quốc phòng và an ninh. 3. Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước.

4. Kiến thức quản lý chuyên ngành, chuyên môn, nghiệp vụ; đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; kiến thức hội nhập quốc tế.

Đến ngày 18 tháng 10 năm 2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số: 89/2021/NĐ-CP “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017 NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức”, cụ thể là Điều 16 của Nghị định số: 101/2017 NĐ-CP đã được sửa đổi theo điểm 3, Điều 1 của Nghị định Nghị định số: 89/2021/NĐ-CP như sau:

“Điều 16. Nội dung bồi dưỡng 1. Lý luận chính trị.

2. Kiến thức quốc phòng và an ninh. 3. Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước.

4. Kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm.”. [3]

Với mục tiêu trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động công vụ của cán bộ, công chức và hoạt động nghề nghiệp của viên chức, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước. Nghị định số: 101/2017/NĐ-CP và Nghị định số: 89/2021/NĐ-CP đã thể hiện nội dung ĐTBD đúng với chủ trương của Đảng, Nhà nước để tập trung nhằm chuẩn hóa tiêu chuẩn, trang bị cho nguồn nhân lực công sở nói chung và viên chức nói riêng các kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ, các kỹ năng hữu ích trong lĩnh vực công tác để nâng cao trình độ, phẩm chất “người thực thi công vụ”. Có thể thấy, nội dung ĐTBD rất hợp lý, khoa học giúp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ vô cùng cần thiết.

1.3.2. Quy trình đào tạo, bồi dưỡng viên chức.

ĐTBD đội ngũ viên chức là một nhiệm vụ quan trọng trong mỗi cơ quan Nhà nước, điều đó không chỉ nâng cao năng lực của viên chức mà còn đáp ứng các yêu cầu trong quá trình thực thi công vụ của nền hành chính Nhà nước. Để thực hiện được quá trình đào tạo đạt hiệu quả tối ưu thì cần có quy trình ĐTBD phù hợp, khả thi.

Quy trình đào tạo, bồi dưỡng viên chức thường được thực hiện qua 07 bước sau:

Sơ đồ 1.1. Quy trình đào tạo, bồi dưỡng viên chức.

Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng.

Để có thể tiến hành thực hiện ĐTBD viên chức đạt hiệu quả thì xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng là việc đầu tiên và quan trọng nhất trong một chương trình ĐTBD.

Xác định nhu cầu ĐTBD thực chất là việc trả lời câu hỏi khoảng cách trong kết quả thực hiện công việc thực tế so với kết quả thực hiện công việc mong muốn. Từ đó xác định rõ sẽ đào tạo, bồi dưỡng bộ phận nào? ĐTBD kỹ năng nào? Loại kiến thức nào? Đào tạo cho ai và đào tạo, bồi dưỡng cho bao nhiêu người?

Để có thể xác định được nhu cầu ĐTBD thì tổ chức cần phân tích các mục tiêu chung của mình xem kế hoạch, nhiệm vụ cần đạt được là gì để đánh giá đội ngũ viên chức có đảm bảo thực thi công vụ bằng các kỹ năng, trình độ chuyên môn

Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng. Xác định mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng. Lựa chọn đối tượng đào tạo, bồi dưỡng.

Xây dựng chương trình đào tạo, lựa chọn phương pháp bồi dưỡng và lựa chọn giảng viên.

Dự trù chi phí đào tạo, bồi dưỡng.

Tiến hành thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng. Đánh giá chương trình và kết quả đào tạo, bồi dưỡng.

như yêu cầu đặt ra của nền công vụ hay không? Sau khi xác định rõ ràng các vấn đề thì các kỹ năng, trình độ, phẩm chất… mới đúng hướng. Bên cạnh đó, tổ chức, cơ quan cũng cần tìm hiểu nhu cầu ĐTBD của viên chức để họ có thể tìm ra cơ hội qua ĐTBD phát huy sở trường của bản thân.

Bước 2: Xác định mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng.

Xác định mục tiêu ĐTBD thực chất là việc xác định kết quả cần đạt được của chương trình ĐTBD. Cụ thể là việc xác định mục tiêu ĐTBD cần nắm được các điểm chính như: xác định được số lượng và cơ cấu học viên (cụ thể là: học viên nằm ở bộ phận, phòng ban nào? Số lượng là bao nhiêu?). Xác định được các kỹ năng cụ thể nào cần được đào tạo, bồi dưỡng? Thời gian đào tạo, bồi dưỡng là bao lâu? (Từ thời gian nào đến thời gian nào?).

Một mục tiêu ĐTBD tốt là cần đảm bảo việc đánh giá công bằng, chính xác. Việc xác định chương trình ĐTBD phải phù hợp giữa nội dung và mục tiêu ĐTBD sao cho hiệu quả nhất có thể. Do đó, mục tiêu ĐTBD cần phải rõ ràng, cụ thể, dễ đo lường.

Bước 3: Lựa chọn đối tượng đào tạo, bồi dưỡng.

Trên cơ sở xác định nhu cầu và mục tiêu ĐTBD, tổ chức sẽ tiến hành lựa chọn người cụ thể để đào tạo. Đây là một bước rất quan trọng, có vai trò quyết định đến hiệu quả của công tác ĐTBD vì nếu lựa chọn đối tượng ĐTBD không phù hợp thì hiệu quả của ĐTBD sẽ không cao, gây ra sự lãng phí về cả thời gian và chi phí ĐTBD. Vì vậy, khi lựa chọn cần kỹ càng và khách quan.

Bước 4: Xây dựng chương trình đào tạo, lựa chọn phương pháp bồi dưỡng và lựa chọn giảng viên.

Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, lựa chọn phương pháp bồi dưỡng phải căn cứ vào mục tiêu ĐTBD. Có thể nói, chương trình đào tạo là một hệ thống các môn học trong đó các bài học được giảng dạy, truyền đạt tới học viên về các kỹ năng, kiến thức cụ thể trong khoảng thời gian nhất định. Trên cơ sở đó, cần lựa chọn phương pháp đào tạo, bồi dưỡng khoa học và khả thi vì chỉ khi phương pháp đào tạo, bồi dưỡng hợp lý mới mang lại hiệu quả như mong đợi.

Đặc biệt, cần phải chú ý tới việc lựa chọn giảng viên, các giảng viên cần được chọn lọc để tổ chức ĐTBD cho học viên tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, kỹ năng từ những người có trình độ, chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm có như vậy họ mới truyền đạt và hướng tư duy đúng đắn tới học viên. Đội ngũ giảng dạy phải được tập huấn để hiểu rõ được mục tiêu của ĐTBD mà tổ chức đang hướng đến. Người giảng dạy ở nơi làm việc và bên ngoài đều có những ưu điểm và hạn chế có thể bổ sung cho nhau nên cần đánh giá chính xác và kết hợp hiệu quả để học viên tham gia ĐTBD tiếp cận, lĩnh hội kiến thức chuyên môn, kỹ năng một cách có hệ thống.

Bước 5: Dự trù chi phí đào tạo, bồi dưỡng.

Chi phí ĐTBD gồm chi phí cho công tác giảng dạy, chi phí tài liệu và chi phí phải trả cho các bộ phận có liên quan. Tùy thuộc vào chi phí ĐTBD mà tổ chức, cơ quan sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp để ĐTBD. Cần phải tính toán, cân nhắc sao cho chi phí ĐTBD là tối ưu, tránh lãng phí nguồn tài chính của tổ chức, cơ quan, Nhà nước.

Bước 6: Tiến hành thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng.

Sau khi thực hiện các bước trên, tổ chức, cơ quan cần tiến hành thực hiện chương trình ĐTBD – đây là một bước quan trọng trong quy trình ĐTBD.

Người phụ trách công tác ĐTBD cần làm tròn trách nhiệm như: phối hợp chặt chẽ với các bộ phận, phòng ban chức năng để lựa chọn đúng đối tượng ĐTBD; thông báo lịch trình ĐTBD và tạo điều kiện để viên chức tham gia ĐTBD có hiệu quả…

Một chương trình ĐTBD thực hiện đạt hiệu quả cao cần phải có sự kết hợp hài hòa giữa các bước trong quy trình ĐTBD, có sự hợp tác tích cực từ các bộ phận, phòng ban liên quan. Đó sẽ là tiền đề để chương trình ĐTBD được tiến hành một cách chuyên nghiệp và nghiêm túc.

Bước 7: Đánh giá chương trình và kết quả đào tạo, bồi dưỡng.

Đánh giá chương trình và kết quả ĐTBD chính là việc xác định rằng mục tiêu ĐTBD có đạt được như đã đề ra hay không? Viên chức tham gia ĐTBD đã

tiếp thu, lĩnh hội được những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm bổ ích gì? Từ đó so sánh giữa chi phí đã bỏ ra với kết quả đạt được từ khóa ĐTBD.

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC TẠI CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY SỐ II, TỈNH HÒA BÌNH (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w