Đánh giá chung về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức tại Cơ

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC TẠI CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY SỐ II, TỈNH HÒA BÌNH (Trang 67 - 109)

8. Bố cục của đề tài

2.4. Đánh giá chung về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức tại Cơ

chức tại Cơ sở cai nghiện ma túy số II, tỉnh Hòa Bình.

2.4.1. Đánh giá ưu điểm của công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức tại Cơ sở cai nghiện ma túy số II, tỉnh Hòa Bình.

Giai đoạn 2019 – 2021, dưới sự quan tâm, chỉ đạo, định hướng kịp thời, chính xác từ Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Hòa Bình và các cấp chính quyền, việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng viên chức tại Cơ sở cai nghiện ma túy số II, tỉnh Hòa Bình đã được tạo nhiều điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, kinh phí để công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức gặt hái được nhiều thành công, hiệu quả cao.

Bên cạnh đó, các phòng ban, bộ phận tại Cơ sở cai nghiện ma túy số II, tỉnh Hòa Bình đã làm tốt vai trò tham mưu, xác định mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cho Ban giám đốc đúng hướng, phù hợp với tình hình thực tế tại Cơ sở. Đặc biệt là nhận thức, tầm nhìn của ban Giám đốc Cơ sở luôn chú trọng đào tạo, bồi dưỡng viên chức cơ quan mình, cho họ cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Ngoài ra, không thể không nhắc tới sự nỗ lực của đội ngũ viên chức tại Cơ sở cai nghiện ma túy số II, tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn 2019-2021 vừa qua, đã không ngừng phấn đấu, học tập, lĩnh hội các kiến thức, kỹ năng được đào tạo, bồi dưỡng, họ đã vượt lên nhiều khó khăn, thử thách để tiếp thu những cái mới trong

thực thi công việc để quá trình công tác đóng góp được nhiều hơn cho sự nghiệp phát triển của Cơ sở.

Cụ thể, trong giai đoạn 2019–2021, công tác đào tạo, bồi dưỡng đã cho thấy những điểm tích cực như sau:

Thứ nhất là, đã có hơn 80 lượt viên chức được đào tạo chuyên môn và bồi dưỡng về nghiệp vụ, lý luận chính trị, bồi dưỡng về kiến thức quản lý, kỹ năng lãnh đạo, tin học văn phòng và kiến thức cơ bản về tư vấn, điều trị cai nghiện ma túy… điều này đã tạo ra điểm sáng trong đào tạo, bồi dưỡng vì việc học hỏi, tiếp thu cái mới đã lan rộng khắp các phòng ban, bộ phận tại Cơ sở cai nghiện ma túy số II.

Thứ hai là, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đã trang bị kiến thức, kỹ năng và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ viên chức tại Cơ sở. Nhờ vậy, trình độ của viên chức sau mỗi khóa đào tạo, bồi dưỡng ngày càng nâng cao rõ rệt, góp phần lớn vào thực hiện hiệu quả mục tiêu của Cơ sở nói riêng và thực hiện xuất sắc nhiệm vụ mà Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Hòa Bình giao phó nói chung.

Thứ ba là, qua công tác đào tạo, bồi dưỡng càng góp phần nâng cao nhận thức của Cơ sở cai nghiện ma túy số II nói chung và đội ngũ viên chức tại Cơ sở nói riêng về tầm quan trọng của đào tạo, bồi dưỡng. Nhờ đó mà Cơ sở không ngừng chú trọng cơ hội được đào tạo, bồi dưỡng, đặc biệt là sau đó một số viên chức đã tự chủ động viết đơn xin tham gia đào tạo, bồi dưỡng bản thân để nâng cao trình độ chuyên môn của mình nhằm đáp ứng tốt yêu cầu của công việc.

Thứ tư là, qua hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, ban Giám đốc sẽ căn cứ vào kết quả của khóa đào tạo, bồi dưỡng để có kế hoạch sắp xếp nhân sự khoa học hơn vì đội ngũ viên chức sẽ thể hiện sở trường của mình tốt nhất sau khi họ được tiếp thu, đào tạo, bồi dưỡng. Điều này giúp sử dụng hiệu quả nguồn nhân tài tại Cơ sở.

Thứ năm là, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đã góp phần giúp hình ảnh, uy tín của Cơ sở cai nghiện ma túy số II, tỉnh Hòa Bình được nâng cao rõ rệt, là tấm gương để các cơ quan, đơn vị khác nhìn nhận, học tập để chú trọng công tác đào

tạo, bồi dưỡng vì công tác này đem lại những hiệu quả ấn tượng, giúp thực hiện công việc chuyên nghiệp.

2.4.2. Một số hạn chế còn tồn tại trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức tại Cơ sở cai nghiện ma túy số II, tỉnh Hòa Bình.

Bên cạnh những kết quả đạt được như đã nêu ở trên thì thực tế, công tác đào tạo, bồi dưỡng vẫn còn bộc lộ những hạn chế như:

Thứ nhất là, công tác đào tạo, bồi dưỡng vẫn chưa thực sự gắn với nhu cầu và kế hoạch sử dụng, cũng như việc xác định đối tượng tham gia ĐTBD chưa chính xác, chưa thực sự gắn vào mục tiêu vì vẫn tồn tại những trường hợp tham gia đào tạo, bồi dưỡng đối phó, chưa thực sự muốn hoàn thiện bản thân, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ công việc tốt hơn.

Thứ hai là, hiện tại công tác đào tạo, bồi dưỡng đang chỉ chủ yếu nhằm hoàn thiện bằng cấp, chứng chỉ, giấy chứng nhận theo yêu cầu của Nhà nước, của Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Hòa Bình… mà thực tế nhiều viên chức tham gia để làm tròn tính hình thức chứ chưa chú trọng đến mục tiêu thực sự của công tác đào tạo, bồi dưỡng. Do vậy, vẫn xuất hiện tình trạng viên chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng nhưng sau đó không áp dụng tốt được kiến thức, kỹ năng mới được giảng dạy vào công việc, đặc biệt là vẫn còn một số viên chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng nhưng sau đó họ gần như không thay đổi gì về trình độ của bản thân.

Thứ ba là, số lượng viên chức đào tạo, bồi dưỡng hàng năm có dấu hiệu tăng dần nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng vì còn nhiều hạn chế về thời gian, chi phí tài chính… dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức tại Cơ sở cai nghiện ma túy số II, tỉnh Hòa Bình.

Thứ tư là, việc đánh giá chất lượng viên chức để cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng còn chưa thực sự chính xác vì nhiều khi lựa chọn chỉ mang tính tương đối

nên sau đào tạo, bồi dưỡng, đội ngũ viên chức vẫn vận dụng những gì đã được đào tạo, bồi dưỡng một cách kém hiệu quả, chưa đạt yêu cầu.

Thứ năm là, có những chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo kết quả từ phiếu đánh giá mà viên chức thực hiện cho rằng kiến thức, kỹ năng cung cấp trong khóa đào tạo, bồi dưỡng chưa sát với nhu cầu của họ, mới chỉ triển khai chung chung, cơ bản mà chưa cụ thể tính đặc thù để đội ngũ viên chức lĩnh hội, vận dụng.

Thứ sáu là, phương pháp giảng dạy và khả năng truyền đạt của giảng viên trong các khóa đào tạo, bồi dưỡng còn nhiều bất cập, chưa cập nhật những phương pháp mới, hiện đại mà còn khá truyền thống, viên chức chưa được tương tác nhiều với người dạy nên họ ít có cơ hội trao đổi, chủ động nghiên cứu.

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trên.

Thứ nhất là, nguyên nhân dẫn tới tình trạng đào tạo, bồi dưỡng vẫn chưa thực sự gắn với nhu cầu, chưa xác định đúng đối tượng tham gia ĐTBD và kế hoạch sử dụng, chưa thực sự gắn vào mục tiêu là do công tác lập kế hoạch ĐTBD chưa được thực hiện thường xuyên, thiếu đồng bộ nên kinh nghiệm lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng còn bộc lộ nhiều hạn chế cả về việc lựa chọn đối tượng tham gia chưa thật sự chính xác.

Thứ hai là, nhiều viên chức tham gia để làm tròn tính hình thức, chống đối là do bản thân họ chưa thực sự coi trọng hoạt động ĐTBD, chưa có ý thức hoàn thiện bản thân và cũng do Cơ sở chưa quán triệt, định hướng đúng về mặt nhận thức cho viên chức đó về vai trò quan trọng của ĐTBD.

Thứ ba là, nhu cầu, yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng chưa được đáp ứng vì nguồn kinh phí chủ yếu chỉ được cấp từ Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Hòa Bình và Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội tỉnh Hòa Bình, nguồn kinh phí được cấp hàng năm còn nhiều hạn chế, vậy nên trang thiết bị, máy móc phục vụ cho công tác ĐTBD đội ngũ viên chức rất ít khi được bảo trì, thường xuyên xảy ra vấn đề như: loa rè, mic nói không rõ, máy chiếu mờ…. Ngoài ra, thời gian dành cho

khóa ĐTBD đôi khi chồng chéo vào lịch làm việc tại Cơ sở khiến cho việc tham gia ĐTBD chưa đạt được mục tiêu như mong đợi.

Thứ tư là, việc đánh giá chất lượng viên chức chưa thực sự chính xác đã cử đi tham gia ĐTBD phần lớn là do Cơ sở chưa có bộ phận chuyên trách về hoạt động ĐTBD nên đánh giá chỉ mang tính tương đối, chưa bám sát vào nội dung sẽ ĐTBD nên viên chức tham gia ĐTBD về vẫn vận dụng kém hiệu quả những gì mới được giảng dạy.

Thứ năm là, viên chức điền phiếu đánh giá cho rằng kiến thức, kỹ năng cung cấp trong khóa đào tạo, bồi dưỡng chưa sát với nhu cầu của họ, mới chỉ triển khai chung chung là do nội dung ĐTBD còn chồng chéo, nặng về lý thuyết, ít thực hành thực tế trong khi sau khóa ĐTBD cái viên chức cần là áp dụng vào thực tế nên cần chú trọng vào thực hành nhiều hơn nữa.

Thứ sáu là, phương pháp giảng dạy của các khóa đào tạo, bồi dưỡng còn hạn chế do năng lực của đội ngũ giảng viên còn chưa đáp ứng được yêu cầu của khóa ĐTBD, khả năng truyền đạt sư phạm còn chưa đạt chuẩn và chính giảng viên chưa tự hoàn thiện, làm mới mình để tương tác nhiều hơn với viên chức tham gia ĐTBD.

Tiểu kết Chương 2.

Tại chương 2, tác giả đã tìm hiểu thực trạng đội ngũ viên chức tại Cơ sở cai nghiện ma túy số II, tỉnh Hòa Bình thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức tại Cơ sở qua mục tiêu, nội dung, quy trình, hình thức ĐTBD và Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức thực tế tại Cơ sở cai nghiện ma túy số II, tỉnh Hòa Bình. Bên cạnh đó, tác giả còn tìm hiểu kết quả của công tác ĐTBD viên chức tại Cơ sở để làm căn cứ đánh giá ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại trong công tác ĐTBD viên chức tại Cơ sở, đó là cơ sở để tác giả đề xuất những giải pháp, kiến nghị hữu ích để công tác ĐTBD viên chức tại Cơ sở cai nghiện ma túy số II, tỉnh Hòa bình được hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hơn nữa.

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC TẠI CƠ SỞ CAI

NGHIỆN MA TÚY SỐ II, TỈNH HÒA BÌNH.

3.1. Những mục tiêu về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức tại Cơ sở cai nghiện ma túy số II, tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới.

Với mục tiêu chung là phấn đấu và giữ vững danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” do Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội tỉnh Hoà Bình trao tặng, đó là niềm tự hào, nguồn động viên to lớn để các viên chức tại Cơ sở cai nghiện ma túy số II, tỉnh Hòa Bình đặt ra từng mục tiêu cụ thể trong công tác ĐTBD đội ngũ viên chức của Cơ sở, gồm:

Thứ nhất là, điều chỉnh, hoàn thiện quy trình ĐTBD viên chức của Cơ sở ngày càng phù hợp với điều kiện thực tế, đặc thù công việc của Cơ sở. Để làm được điều này, ngay từ những bước như: xác định nhu cầu ĐTBD, lựa chọn đối tượng tham gia ĐTBD… cần có những khảo sát, tiêu chí phù hợp để xác định đúng, chính xác đối tượng cần ĐTBD và mục tiêu cần đạt được thật cụ thể, chi tiết.

Thứ hai là, nâng cao tư duy, nhận thức về công tác ĐTBD đội ngũ viên chức để tạo điều kiện thuận lợi về mặt thời gian, tài chính nhằm giúp các đối tượng tham gia ĐTBD có cơ hội tốt nhất để tiếp thu, trau dồi tri thức, kỹ năng. Từ đó hướng tới xây dựng đội ngũ viên chức của Cơ sở cai nghiện ma túy số II, tỉnh Hòa Bình vững vàng về phẩm chất chính trị, giỏi về chuyên môn, vững về nghiệp vụ đặc thù của ngành…

Thứ ba là, không ngừng xây dựng và hoàn thiện các hình thức, cách thức khen thưởng và kỷ luật xứng đáng với kết quả ĐTBD của đội ngũ viên chức tham gia công tác ĐTBD nhằm giữ vững sự công bằng, văn minh nơi công sở. Điều đó sẽ góp phần nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm của từng viên chức tại Cơ sở cai nghiện ma túy số II, tỉnh Hòa Bình.

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức tại Cơ sở cai nghiện ma túy số II, tỉnh Hòa Bình.

3.2.1. Gắn nhu cầu thực tiễn, kế hoạch sử dụng viên chức vào mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cụ thể, rõ ràng hơn.

Vì hiện nay, công tác ĐTBD tại Cơ sở cai nghiện ma túy số II, tỉnh Hòa Bình còn nhiều tồn tại hạn chế nhất là vì mục tiêu của ĐTBD chưa gắn với nhu cầu thực tiễn vậy nên khi ĐTBD xong thì những điều viên chức được bồi dưỡng chưa áp dụng tốt vào thực tế thực hiện công việc. Chính vì thế, mục tiêu ĐTBD cần bám sát vào kế hoạch sử dụng viên chức tại Cơ sở, trong thời gian tới Cơ sở cần sử dụng viên chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ như thế nào thì cử viên chức tham gia ĐTBD nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức về mảng, lĩnh vực liên quan để không gây lãng phí thời gian, công sức của cả Cơ sở lẫn viên chức.

Khi mục tiêu ĐTBD được xác định gắn với nhu cầu thực tiễn sẽ mang lại nhiều lợi ích tích cực. Để mục tiêu chính xác nhất, Cơ sở nên tiến hành điều tra và khảo sát để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của viên chức tại Cơ sở, bởi đánh giá nghiêm túc năng lực chuyên môn, nhu cầu thực tế của viên chức sẽ là cơ sở quan trọng để Cơ sở cai nghiện ma túy số II, tỉnh Hòa Bình xác định mục tiêu ĐTBD cụ thể và rõ ràng hơn. Cụ thể và rõ ràng ở đây nghĩa là mục tiêu ĐTBD phải xác định đúng đối tượng cần ĐTBD, khóa ĐTBD sẽ phải đem lại kết quả ra sao cần phải được định lượng rõ ràng trong khoảng thời gian xác định cụ thể về nghiệp vụ, chuyên môn hay các kỹ năng cần thiết.

3.2.2. Nâng cao nhận thức của viên chức về vai trò quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng.

Công tác ĐTBD đối với một số viên chức chính là chỉ tham gia để làm tròn nhiệm vụ, mang tính hình thức để chống đối ngầm, khi viên chức có nhận thức sai lệch như thế, quá trình ĐTBD sẽ không thể đem lại kết quả tốt đẹp như mong đợi. Chính vì thế, ngay từ tư duy, nhận thức của viên chức cần được bồi dưỡng tư tưởng

đúng đắn về hoạt động ĐTBD, vai trò của hoạt động ĐTBD. Trước tiên cần để viên chức nhìn nhận đúng về vấn đề qua ĐTBD họ sẽ nâng cao năng lực chuyên môn, nâng cao chất lượng hiệu quả thực thi công vụ ra sao, được khẳng định bản thân tại Cơ sở thế nào và góp phần xây dựng Cơ sở vững mạnh, bền vững như thế nào… Khi họ được định hướng nhận thức cho cả bản thân, cả trách nhiệm nghề nghiệp sẽ là tiền đề để họ thêm chú trọng, coi cơ hội ĐTBD là quý báu, bổ ích. Lúc này các chương trình ĐTBD về kiến thức, nâng cao nghiệp vụ… của viên chức mới đạt hiệu quả cao.

Viên chức là người trực tiếp được tham gia các khóa ĐTBD, là người trực tiếp được nắm lấy cơ hội nâng cao hiểu biết của bản thân, vậy nên phải có thái độ nghiêm túc tham gia và nhận thức đúng đắn. Từ đó, nâng cao giá trị của bản thân để cống hiến cho công việc, tìm kiếm cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp và trước

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC TẠI CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY SỐ II, TỈNH HÒA BÌNH (Trang 67 - 109)